Người bệnh thường phải sống chung với bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu không kiểm soát lượng đường trong máu tốt, có thể gây nên các biến chứng trên da. Các biểu hiện thường gặp đó là những mảng tăng sắc tố da, hoặc đốm ở cẳng chân, bàn chân. Bài viết dưới đây, SHOP NHẬT BẢN sẽ giới thiệu đến bạn đọc 10 dấu hiệu tiểu đường trên da bạn nhất định phải biết.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da do tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt chủng tộc và giới tính. Thống kê cho thấy có khoảng hơn 50% bệnh nhân tiểu đường gặp các vấn đề về da. Theo thời gian, nếu người bệnh không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, tình trạng da có thể trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử.
Nguyên nhân bệnh về da do tiểu đường
-
Do tuần hoàn máu kém: Khi bệnh nhân chủ quan trong việc kiểm soát đường huyết, bệnh sẽ làm giảm lưu lượng máu cần thiết truyền dẫn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Về lâu dài, cơ thể mất khả năng tự chữa lành vết thương, từ đó xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
-
Do thần kinh và mạch máu bị tổn thương: Những mạch máu nhỏ trên cơ thể có chức năng nuôi dưỡng dây thần kinh có thể bị tổn thương do sự gia tăng lượng đường trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên các dấu hiệu tiểu đường trên da.
-
Do sự suy yếu của các tế bào bạch cầu: Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu vượt cao hơn mức bình thường, khiến cho các tế bào bạch cầu bị suy yếu, mất đi khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, sự xuất hiện của các dấu hiệu tiểu đường trên da là không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân xuất hiện bệnh về da
XEM NGAY :
Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1 hiệu quả
Tổng hợp lợi ích tuyệt vời của Yoga cho người tiểu đường
10 dấu hiệu tiểu đường trên da
Các bệnh về da thường có những biểu hiện rõ ràng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Chính vì thế, ngay khi thấy các triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám nhé, bởi đó có thể là các dấu hiệu tiểu đường trên da.
Bàn chân đái tháo đường

Căng cứng da, các ngón tay khó cử động
Đây là dấu hiệu tiểu đường trên da thường gặp, là các biến đổi da giống xơ cứng bì, thường gặp phải ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 lâu năm. Tình trạng này xảy ra không phân biệt theo giới tính, nguyên nhân là do sự gia tăng glycosylation làm collagen trở nên đặc quánh.
Xơ cứng da là tình trạng da trở nên căng cứng, dày như sáp, các ngón tay cứng lại, khó cử động. Da cứng và sưng phù có thể lan rộng tới cánh tay, cẳng tay, có thể xuất hiện đối xứng hai bên nhưng không đau. Ở một số bệnh nhân, xơ cứng da còn gặp ở khuỷu tay, đầu gối hay mắt cá chân, khiến người bệnh khó gấp duỗi chân và cánh tay. Một số vị trí khác như vai, cổ, vùng lưng trên, ngực, thậm chí là vùng mặt cũng có thể bị xơ cứng, tùy thuộc vào cơ địa từng bệnh nhân.
Căng cứng da, các ngón tay khó cử động
XEM NGAY :
[Giải đáp] Uống thuốc tiểu đường có hại gì?
Người tiểu đường có uống được mật ong không? Uống sao cho đúng cách?
Bóng nước
Bóng nước là dấu hiệu tiểu đường trên da hiếm gặp hơn các dấu hiệu trên, thường gặp ở các bệnh nhân đã sống chung với tiểu đường nhiều năm hoặc bệnh tiến triển nặng. Dấu hiệu này cũng hay gặp hơn ở người có bệnh biến chứng thần kinh hoặc võng mạc đái tháo đường.
Triệu chứng bóng nước phổ biến ở bệnh nhân nam nhiều hơn nữ với các đặc điểm sau:
- Bóng nước không gây ngứa, đau, có kích thước từ 0,5 – 17cm
- Bóng nước căng, không có quầng viêm xung quanh
- Dấu hiệu thường xuất hiện ở các vị trí trên tay và chân, ít khi thấy ở thân trên. Những vết bóng nước đột nhiên xuất hiện ở các ngón chân, ngón tay là biểu hiện dễ dàng nhận thấy đầu tiên của bệnh tiểu đường.
- Bóng nước trong thượng bì thường vô trùng, có dịch trong và có thể tự lành từ 2 – 5 tuần
- Bóng nước dưới thượng bì ít xuất hiện hơn, tuy nhiên có thể gây xuất huyết, khi lành thường để lại sẹo và teo da
Bóng nước trên da do tiểu đường
Triệu chứng bóng nước thường không cần can thiệp nhiều về y tế, hầu hết dấu hiệu có thể tự lành. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc như không được gãi, không làm vỡ bóng nước, tránh cọ xát, chăm sóc vết thương trên da cẩn thận.
Ngứa da
Ngứa da là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Ngứa da do tiểu đường do nhiều nguyên nhân như nhiễm nấm, bệnh lý thần kinh, da khô, hoặc do tuần hoàn máu kém. Nhiều bệnh nhân tiểu đường gặp phải triệu chứng này, đặc biệt là xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân trẻ mắc tiểu đường phụ thuộc vào insulin. Các chuyên gia chưa có câu trả lời chính xác về nguyên nhân của triệu chứng này, có thể do bệnh lý về mạch máu, sự gia tăng glycosylation, hoặc do tổn thương dính lớp sừng.
Ngứa da – dấu hiệu tiểu đường trên da
U lồi có cuống
Đây là dấu hiệu tiểu đường trên da thuộc dạng lành tính, u có màu nâu hoặc hồng, có cuống ngoài da, thường xuất hiện ở những vị trí có nếp gấp như nách, mí mắt, bẹn, cổ,… Nếu người bệnh thấy xuất hiện nhiều u lồi có thể là triệu chứng của sự gia tăng insulin trong máu, hoặc rối loạn biến dưỡng carbohydrat ở tiểu đường tuýp 2.
XEM NGAY :
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nhất định phải biết
Mách bạn 8 loại nước ép cho người tiểu đường tốt nhất
Chứng gai đen
Chứng gai đen là dấu hiệu tiểu đường trên da phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường đề kháng insulin. Tình trạng này hay gặp ở những bệnh nhân người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và một số vùng Đông Nam Á, có kèm theo hội chứng chuyển hóa, đặc biệt là béo phì.
Nguyên nhân triệu chứng này do sự gia tăng insulin trong máu, làm kích hoạt thụ thể insulin growth factor trên các tế bào sừng, làm các lớp thượng bì phát triển. Chứng gai đen khiến da có các biểu hiện như dày lên, sậm màu, tăng sắc tố da, và thường xuất hiện ở các vị trí có nếp gấp như nách, bẹn, cổ, rốn,…
Chứng gai đen do tiểu đường
U hạt vàng
U hạt vàng là dấu hiệu tiểu đường trên da đầu tiên ở những bệnh nhân lần đầu phát hiện mắc tiểu đường, có tăng triglyceride máu nặng. Biểu hiện điển hình là các vết sẩn có kích thước khoảng 1 – 4mm, có màu vàng xen đỏ. Các u hạt vàng thường xuất hiện thành mảng lớn và mọc lên theo đợt.
Phù cứng bì
Phù cứng bì ít gặp hơn ở các bệnh nhân tiểu đường, thường gặp phải ở người bệnh nam trên 40 tuổi mắc tiểu đường tuýp 2. Biểu hiện bệnh trên da nhận thấy đó là da bị phù cứng, có cảm giác đau, tổn thương lan tỏa, đa số xuất hiện ở vai, lưng, cổ, đôi khi lan lên mặt. Chủ yếu bệnh nhân có hiện tượng phù cứng bì khi bắt đầu phụ thuộc vào insulin, bệnh thường điều trị không dứt điểm và để lại nhiều biến chứng.
Phù cứng bì – dấu hiệu tiểu đường trên da
Bệnh Kyrle
Bệnh Kyrle biểu hiện trên da là những u hạt viêm mạn tính có màu hồng đỏ hoặc tăng sắc tố da, rất ngứa, mọc ở quanh nang lông, thường xuất hiện ở chân, tay, da đầu, da mặt hoặc trên thân. Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được nghiên cứu chính xác, có thể do tình trạng tăng ure máu gây viêm da thứ phát, lắng đọng acid uric hoặc do các vết trầy xước. Bệnh thường gặp ở các bệnh nhân tiểu đường có tiền sử suy thận mạn, xuất hiện khoảng từ 10 – 30 năm sau khi được chẩn đoán tiểu đường và sau nhiều tháng lọc thận.
XEM NGAY :
[Giải đáp] Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu một bữa là hợp lý?
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da là dấu hiệu tiểu đường trên da khá phổ biến, xuất hiện ở khoảng 20-50% bệnh nhân chưa kiểm soát được lượng đường trong máu, đa số ở tuýp 2 do tuần hoàn máu giảm, bạch cầu suy yếu và hiện tượng hóa ứng động chậm. Nhiễm trùng da do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, do viêm mô tế bào, nhiễm nấm, đặc biệt là nhiễm nấm Candida.
Nhiễm trùng da – dấu hiệu tiểu đường trên da
- Nhiễm trùng ngoài da phổ biến nhất là do vi nấm, đặc biệt là Candida. Nguyên nhân do sự suy yếu của các tế bào bạch cầu, khiến cơ thể không chống lại được các độc tố gây hại, hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Một số vị trí trên da thường nhiễm nấm như kẽ ngón chân, miệng, móng,…. và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết do nấm.
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường vô cùng phổ biến, đặc biệt là do các vi khuẩn gram âm. Nếu như các vết nhiễm trùng không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, vết thương hoại tử, bệnh nhân có thể phải đoạn chi.
Hướng điều trị các bệnh về da do tiểu đường
Các dấu hiệu tiểu đường trên da thường là những tổn thương lành tính, chủ yếu theo dõi và không cần can thiệp y tế nhiều. Tuy nhiên, đối với các triệu chứng nhiễm trùng do vi khuẩn và vi nấm, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh, kết hợp với theo dõi và chăm sóc vết thương, các dấu hiệu còn lại thường cơ thể có thể tự chữa lành nếu lượng đường huyết được kiểm soát tốt.
Điều trị dấu hiệu tiểu đường trên da
Biện pháp điều trị các dấu hiệu tiểu đường trên da hiệu quả nhất chính là kiểm soát tốt lượng đường trong máu, kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ngọt và các chất kích thích, sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật,…. Cùng với đó là thực hiện thói quen tập luyện mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, tăng tuần hoàn máu, khí huyết lưu thông. Các vùng da bị tổn thương nên được giữ gìn và chăm sóc cẩn thận, tránh cọ xát, gãi, gây tổn thương là bệnh nghiêm trọng hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Trên đây là những kiến thức về các dấu hiệu tiểu đường trên da, hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Hiện nay, Shop Nhật Bản nhập khẩu và cung cấp tới khách hàng sản phẩm Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên, giúp tăng sinh và cải thiện tình trạng kháng Insulin, ổn định đường huyết an toàn, ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng tiểu đường, không gây tác dụng phụ. Shop Nhật Bản cam kết mang tới khách hàng sản phẩm có hiệu quả tốt nhất cùng với giá thành hợp lý.
Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu
Thông tin liên hệ
Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội
Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn