Cơm trắng là thực phẩm có chỉ số đường huyết tương đối cao, ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây, SHOP NHẬT BẢN sẽ giới thiệu đến bạn đọc lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu một bữa là hợp lý, nên thay thế cơm trắng bằng loại thực phẩm nào.

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng không?

Tiểu đường là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu không kiểm soát kỹ chỉ số đường huyết sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, suy thận,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu, giúp kiểm soát và cải thiện lượng đường huyết. 
Cơm trắng là thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình, nhưng đây lại là thực phẩm được đánh giá có chỉ số đường huyết tương đối cao. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng bữa cơm cho người tiểu đường có nên ăn cơm trắng không.
lượng cơm cho người tiểu đường 01
Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm trắng không

Tuyến tụy của người bệnh tiểu đường thường không hoạt động tốt, khả năng tiết insulin kém hiệu quả, khi ăn cơm trắng, đường hấp thu vào máu nhanh hơn, khiến tuyến tụy phải làm việc nhiều hơn để điều chỉnh lượng đường tăng cao ấy. Chính vì thế, tình trạng sau bữa ăn chỉ số đường huyết tăng cao là thường gặp. 

Mặc dù cơm trắng có chỉ số đường huyết GI cao (GI=83), nhưng lại chứa lượng carbohydrate, một trong những hợp chất cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường không nên bỏ ăn cơm trắng hoàn toàn, thay vào đó là sử dụng với liều lượng thấp hơn người bình thường, kết hợp ăn cùng các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác có chỉ số đường huyết thấp hơn như các loại rau củ, ngũ cốc, yến mạch,… 

lượng cơm cho người tiểu đường 02

Bữa cơm cho người tiểu đường

XEM NGAY : Những lọai rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn

Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu một bữa là hợp lý?

Theo như sự phân tích ở bên trên, bữa cơm cho người tiểu đường cần được điều chỉnh hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Như vậy, câu hỏi đặt ra rằng lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý rằng, bữa cơm cho người tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 45 – 60g tinh bột, tương đương với khoảng một bát cơm trắng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng và nhu cầu của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn chính xác lượng cơm cho người tiểu đường. Sau khi đã nắm rõ được khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm phù hợp và số lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh nhân sống khỏe mỗi ngày.

lượng cơm cho người tiểu đường 03

Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu một bữa là hợp lý

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kết hợp ăn với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như các loại protein từ thực vật, chất béo tốt cho sức khỏe như cá thu, cá hồi,… Ăn rau trước khi ăn cơm cũng giúp làm giảm tốc độ đường hấp thu vào máu, có lợi cho quá trình điều trị bệnh.

Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu, từ đó điều chỉnh lượng cơm cho cơ thể hợp lý.

lượng cơm cho người tiểu đường 04

Lượng cơm cho người tiểu đường

XEM NGAY : [Giải đáp] Khi nào phải uống thuốc tiểu đường

Cách sử dụng cơm trắng hiệu quả cho người bệnh tiểu đường

Nhiệm vụ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng là điều chỉnh lượng cơm cho người tiểu đường phù hợp, đồng thời có kế hoạch sử dụng cơm trắng hiệu quả. Điều này giúp bình ổn chỉ số HbA1c, không tác động nhiều đến chỉ số đường huyết. Dưới đây là một số lời khuyên cho người bệnh tiểu đường khi dùng cơm trắng. 

  • Tính toán lượng thức ăn nạp vào: Lượng cơm cho người tiểu đường tùy thuộc vào tình trạng cũng như hoạt động hàng ngày. Nếu người bệnh là nữ, hoạt động nhẹ nhàng thì một bữa nên dùng một bát cơm trắng. Đối với nam giới, thường phải hoạt động nhiều hơn, có thể điều chỉnh lên 1,5 bát cơm trắng, nếu làm công việc nặng hơn thì có thể sử dụng 2 bát cơm.
  • Bổ sung theo nhu cầu cơ thể: Tính toán chính xác mức năng lượng cơ thể cần để duy trì cuộc sống hàng ngày là yêu cầu khó khăn và phức tạp. Có thể ước chừng lượng cơm cho người tiểu đường bằng cách đo đường huyết trước và sau mỗi bữa ăn để có sự điều chỉnh hợp lý, nếu sau ăn giá trị HbA1c đạt trên 10mmol/l thì lần sau cần giảm lượng cơm đi.
  • Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Một phương pháp hiệu quả giúp hạn chế làm tăng đường huyết chính là người bệnh nên ăn rau củ quả và sử dụng nước canh trước, sau đó mới ăn đến cơm và các món ăn khác. Theo cách này, lượng chất xơ có trong rau củ quả sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường trong tinh bột, tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn.

lượng cơm cho người tiểu đường 05

Cách sử dụng cơm trắng hiệu quả cho người bệnh tiểu đường

XEM NGAY : Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?

Như vậy, bạn đọc đã nắm được thêm thông tin về lượng cơm cho người tiểu đường qua tìm hiểu trên. Tuy nhiên, nhiều gia đình có mong muốn thay thế một phần cơm trắng bằng những loại thực phẩm khác có chỉ số đường huyết thấp hơn, bổ sung thêm vào bữa ăn, giúp hạn chế sự gia tăng đường huyết đột ngột, mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là 4 loại thực phẩm có thể thay thế cơm trắng. 

Gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo vẫn giữ được lớp cám bên ngoài, chứa chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Chính nhờ đó giúp người bệnh tiểu đường cảm giác no lâu hơn, hạn chế ăn vặt. 

Bên cạnh đó, gạo lứt cũng có khả năng làm chậm sự hấp thu đường vào máu, giúp chỉ số đường huyết không bị tăng đột ngột sau ăn. Không những thế, nghiên cứu cho thấy gạo lứt có chứa nguồn vitamin B1 dồi dào giúp ngăn ngừa biến chứng tê phù ở chi, và vitamin B12, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bệnh phải dùng metformin dài ngày.

lượng cơm cho người tiểu đường 06

Người tiểu đường nên ăn gạo lứt

Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm mang lại lợi ích sức khỏe to lớn cho người sử dụng, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng yến mạch cán mỏng hoặc nguyên hạt giúp mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao, vô cùng tốt cho quá trình kiểm soát chỉ số đường huyết. Yến mạch có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đa dạng nguyên liệu kết hợp như sữa chua, hoa quả ăn vào bữa sáng, hoặc nấu thành cháo, tạo cảm giác ngon miệng và thú vị cho người ăn.

lượng cơm cho người tiểu đường 07

Yến mạch tốt cho người tiểu đường

Hạt chia, hạt lanh

Hạt chia, hạt lanh là thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, sắt, phốt pho, omega 3, các loại vitamin,… Thực phẩm này giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, giảm huyết áp, cải thiện bệnh xương khớp,…

Hạt chia và hạt lanh có thể mua được trong siêu thị, pha với nước uống vào buổi sáng, trộn với yến mạch, sữa chua, sử dụng trong món trộn với rau.

lượng cơm cho người tiểu đường 08

Hạt chia, hạt lanh

Khoai lang

Từ lâu khoai lang đã là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, được nhiều gia đình sử dụng hàng ngày. Đối với người bệnh tiểu đường, tinh bột trong khoai lang là tinh bột kháng đường, lượng calo tương đối thấp, giúp chỉ số đường huyết sau bữa ăn không tăng đột ngột. 

Không những thế, khoai lang còn có tác dụng làm giảm lượng đường huyết, giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Khoai lang cũng chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp loại bỏ các chất thải tồn đọng bên trong dạ dày, đồng thời kích thích sản xuất dịch vị, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. 

lượng cơm cho người tiểu đường 09

Khoai lang – thay thế lượng cơm cho người tiểu đường

Ngoài ra, dinh dưỡng từ khoai lang được nghiên cứu là tương đối cao, bao gồm protein, các loại vitamin, khoáng chất và carbohydrates, giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể. Đây cũng là thực phẩm được ưa chuộng trong chế độ ăn kiêng, giảm cân, giảm béo bụng. 

Đậu đỗ

Đây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, người bệnh có thể sử dụng thay cho cơm để cải thiện bệnh tiểu đường. Đậu đỗ có thể kết hợp, trộn chung với đậu xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ, gạo lứt,… tạo thành món ăn có lợi cho sức khỏe.

lượng cơm cho người tiểu đường 10

Đậu đỗ

Trên đây là 4 loại thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn thay cơm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan niệm sai lầm rằng bỏ hoàn toàn cơm trắng khỏi các bữa ăn hàng ngày và thay thế bằng bún, phở, miến, bánh cuốn,… Đây đều là những nguyên liệu được chế biến từ gạo, sau khi nấu thành món ăn sẽ bị giảm chất xơ, không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, khiến cho mức đường huyết tăng cao sau khi ăn.  

XEM NGAY : Người bị bệnh tiểu đường uống nước cam được không?

Một số nguyên tắc ăn uống khác dành cho người bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc tính toán lượng cơm cho người tiểu đường, một số nguyên tắc ăn uống dưới đây cũng cần thiết đến đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. Mỗi lần ăn lượng vừa phải, không ăn quá nhiều, cũng không nên để bụng quá đói. Người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả: Người bệnh nên tham khảo một số loại trái cây cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất mà ít đường như việt quất, dâu tây, trái bơ,…
  • Ăn ít muối: Ăn mặn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ,… Do đó, người bệnh tiểu đường nên áp dụng chế độ ăn ít muối. 

lượng cơm cho người tiểu đường 11

Trái cây tốt cho người tiểu đường

Trên đây là những kiến thức về lượng cơm cho người tiểu đường nên áp dụng, hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Hiện nay, Shop Nhật Bản nhập khẩu và cung cấp tới khách hàng sản phẩm Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên, giúp tăng sinh và cải thiện tình trạng kháng Insulin, ổn định đường huyết an toàn, ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng tiểu đường, không gây tác dụng phụ. Shop Nhật Bản cam kết mang tới khách hàng sản phẩm có hiệu quả tốt nhất cùng với giá thành hợp lý.

lượng cơm cho người tiểu đường 12

Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu

Thông tin liên hệ

Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678

Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội

Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn

  • Ưu tiên chất béo không bão hòa: Một số loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng như dầu đậu nành, dầu oliu, vừng, dầu cá,…

 

  • Duy trì chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn, ngay cả khi lượng đường huyết đã ổn định.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *