Nhận biết sớm các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu đề phòng các biến chứng nguy hiểm như: Tiền sản giật, sinh non, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, thai lưu… Đây là một trong những điều quan trọng mà phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý. Cùng Shop Nhật Bản tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu ở phụ nữ mang thai tăng cao, đa phần xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ (tuần 24-28). Tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ mang thai nhưng trước đó chưa từng bị mắc tiểu đường. Bệnh sẽ tiến triển mạnh trong giai đoạn mang thai và thường sẽ hết sau khi sinh tuy nhiên, chúng lại có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ ước tính có khoảng 2-14% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ trong tổng số phụ nữ mang thai ở đất nước này. Con số khá cao, cho thấy đây là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai.
Tiểu đường thai kỳ có 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và 2, mỗi loại có những đặc điểm riêng về tình trạng bệnh và cách điều trị. Với tiểu đường thai kỳ loại 1, chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn, không cần sử dụng thuốc vẫn có thể kiểm soát được bệnh. Trong khi đó, tiểu đường thai kỳ loại 2 cần có Insulin và một số loại thuốc khác thì mới kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ được xác định là do cơ thể đề kháng với Insulin hoặc bị thiếu hụt insulin, dẫn đến việc đường trong thức ăn không được chuyển hóa mà tích tụ lại trong máu. Nguyên nhân của việc kháng insulin còn xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố hoặc do nhau thai tiết ra các hormon giúp thai nhi phát triển – một vài hormon này lại gây cản trở quá trình tiết insulin trong cơ thể người mẹ.
2. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Nhận biết các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ là điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Khi được phát hiện sớm thì thai phụ sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến cả mẹ và thai nhi. Tiểu đường thai kỳ thường tiến triển thầm lặng, đôi khi khiến phụ nữ mang thai nhầm lẫn với các triệu chứng ốm nghén nên nhiều người khá lơ là khi cơ thể có sự thay đổi nhỏ. Dưới đây là một số triệu chứng của tiểu đường thai kỳ mà bạn cần lưu ý:
- Vết thương lâu lành: Khi bị mắc tiểu đường thai kỳ nói riêng và tiểu đường nói chung, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do đường huyết tăng cao. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng tuần hoàn máu bị suy giảm, việc vận chuyển máu đến vết thương bị cản trở nên vết thương lâu lành hơn.
- Thị lực bị suy giảm: Khi lượng đường trong máu tăng bất thường, thủy tinh thể bị sưng, nếu kéo dài có thể khiến thai phụ mờ mắt, thị lực suy giảm. Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp ngoại lệ bị mờ mắt cho đến khi sinh xong.
- Vùng kín bị viêm nhiễm: Dù mẹ bầu vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày nhưng vẫn có thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm, điều này là do hệ miễn dịch suy giảm khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm, nấm ngứa…
- Hay khát nước: Thai phụ thường hay khát nước, nhất là ban đêm. Tình trạng này là bởi lượng đường trong máu quá cao, các tế bào phải phân tách nước để làm loãng máu, hạn chế tình trạng dư thừa quá nhiều glucose trong cơ thể. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể dễ bị khát nước để bù lại lượng nước đã mất.
- Mệt mỏi kéo dài: Đây là triệu chứng rất phổ biến ở phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là bởi việc chuyển hóa đường kém hiệu quả, các cơ không được cung cấp đủ lượng đường cần thiết, trong khi đó lại phải tách nước để hòa tan đường trong máu, điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, chân tay rã rời.
- Thường xuyên buồn tiểu, nước tiểu thu hút kiến: Đa phần phụ nữ mang thai đều xuất hiện tình trạng tiểu nhiều, nhất là khi thai nhi lớn gây chèn ép bàng quang. Đây cũng là lý do nhiều người mắc tiểu đường thai kỳ nhưng không được phát hiện sớm. Tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường cũng là triệu chứng của tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, nếu nước tiểu của bạn hay bị kiến kéo đến thì chứng tỏ lượng đường trong máu cao, một phần chúng cũng được cơ thể thải ra qua đường bài tiết.
3. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với người mẹ và thai nhi
Tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị đúng và hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số vấn đề có thể gặp phải khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ:
- Đối với người mẹ: Tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non, sảy thai tự nhiên, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai, nguy cơ phải sinh mổ vì thai nhi quá lớn…
- Đối với thai nhi: nguy cơ bị sinh non tăng cao, thai nhi sau khi sinh có thể mắc chứng khó thở nghiêm trong, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, tử vong ngay sau khi sinh, vàng da sơ sinh, nguy cơ béo phì và mắc tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên…
4. Chẩn đoán và cách điều trị khi bị tiểu đường thai kỳ
Để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, thai phụ sẽ được test đường huyết ở tuần 24- 32 với nghiệm pháp dung nạp glucose. Mỗi thai phụ sẽ được test với 75g đường, nếu chỉ số đã test cao hơn các ngưỡng dưới đây thì bệnh nhân được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ.
- Chỉ số đường huyết khi đói: 92 mg/dL (5,1mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau 1 giờ uống 75g đường: 180 mg/dL (10,0mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau 2 giờ uống đường 153 mg/dL (8,5mmol/l)
Đối với một số trường hợp có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ, nên xét nghiệm tiểu đường sớm ở lần khám thai đầu tiên. Cho dù kết quả âm tính vẫn cần xét nghiệm lại khi thai được 24-32 tuần. Cũng có một số trường hợp phải làm xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán và tiên lượng một số biến chứng của tiểu đường thai kỳ.
Ngoài các biện pháp điều trị y tế, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ cũng cần thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn hợp lý để kiểm soát và ổn định đường huyết. Một số trường hợp sẽ được kê đơn thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ thai nhi. Một số trường hợp có thể được cân nhắc biện pháp tiêm Insulin để kiểm soát bệnh.
5. Phòng ngừa hiệu quả chứng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi, do đó việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết, tránh những biến chứng nguy hiểm. Các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
- Vận động thường xuyên: Vận động đều đặn mỗi ngày với cường độ và thời gian hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vận động thường xuyên sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất ra Insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Thai phụ cũng nên thảo luận với bác sĩ về chế độ vận động, rèn luyện cơ thể để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý khi mang thai, tránh tăng cân quá nhanh và vượt khỏi mức kiểm soát vì thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ, bao gồm tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn có cân nặng vượt ngưỡng hợp lý và có kế hoạch sinh em bé thì nên giảm cân trước khi mang thai.
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường, tinh bột: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Các mẹ bầu nên hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột để hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất đường bột lành mạnh: các loại ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, khoai lang, các loại đậu, uống sữa không đường… Bên cạnh đó, nên tăng cường bổ sung các chất đạm để thai nhi phát triển, ổn định đường máu. Các loại chất béo lành mạnh, đặc biệt là Omega-3 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn: Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Một nghiên cứu do Thư viện Y khoa Mỹ cho biết rằng việc tăng tổng lượng chất xơ mỗi ngày lên 10g có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ lên đến 26%. Một số chất xơ lành mạnh mà mẹ bầu có thể lựa chọn như bột yến mạch, rau cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt…
- Chia nhỏ bữa ăn: Ngoài việc kiểm soát các chất dinh dưỡng trong bữa ăn, các mẹ bầu cũng nên chia nhỏ bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày để giúp kiểm soát đường máu hiệu quả hơn.
- Thăm khám định kỳ: Thăm khám định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết là điều các mẹ bầu nên làm để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.
Để điều trị tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng thêm viên hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu kết hợp với các phương pháp điều trị đang áp dụng. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bởi tình trạng bệnh của mỗi người sẽ khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp nhất với từng người.
Viên uống hỗ trợ tiểu đường Kikuimo Seikatsu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho những người có nguy cơ bị tiểu đường, người mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy.
Kikuimo Seikatsu được chiết xuất từ củ Cúc Vu Nhật Bản với thành phần quan trọng nhất là chất xơ Inulin, mang đến nhiều công dụng hữu ích với bệnh nhân tiểu đường dưới đây:
- Cải thiện môi trường đường ruột giúp áp chế bệnh viêm do tiểu đường tuýp 2 gây ra, đồng thời cải thiện tính kháng Insulin của cơ thể.
- Ức chế sự hấp thu đường và carbohydrate của cơ thể, ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn, ngăn ngừa tình trạng đường hóa.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể thay thế cho glucose mà không cần sử dụng đến Insulin, từ đó làm giảm gánh nặng tuyến tụy, hỗ trợ bệnh tiểu đường thuyên giảm nhanh chóng.
- Kích thích ruột non tiết ra hormone GLP-1 có tác dụng thúc đẩy tuyến tụy tiết ra hormone Insulin, từ đó phục hồi chức năng tuyến tụy.
- Ngoài ra, sản phẩm còn mang đến nhiều công dụng hữu ích khác như: giảm mỡ máu, ổn định huyết áp, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện khả năng hấp thu canxi và magie cho xương, thải độc, giảm cân, làm đẹp da, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ….
Hiện nay, viên uống hỗ trợ tiểu đường Kikuimo Seikatsu được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Shop Nhật Bản. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, có đủ các loại hóa đơn và cam kết chất lượng cần thiết, do đó khách hàng có thể yên tâm khi mua hàng.
Trên đây là một số thông tin mà Shop Nhật Bản đã tổng hợp, mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm về viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp theo cách thức dưới đây:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.
XEM NGAY :
- Triệu chứng tiểu đường tuýp 2 bạn nhất định phải biết
- Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, bình thường, nguy hiểm