Bệnh tiểu đường là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống, chúng khiến sức khỏe người bệnh suy giảm đồng thời gặp phải nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào, từ đó dẫn đến việc lơ là trong việc phòng và điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và những tác hại của bệnh, bạn có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết sau đây của Shop Nhật Bản.

1. Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh mãn tính không lây. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nên việc phòng tránh và điều trị bệnh cần được coi trọng.

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường, đây là bệnh lý nội tiết có liên quan đến chuyển hóa không đồng nhất, đặc điểm là sự gia tăng glucose huyết mãn tính do thiếu hụt Insulin, sự khiếm khuyết trong hoạt động của Insulin hoặc do cả hai. Việc tăng glucose huyết mãn tính trong thời gian dài gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa như chuyển hóa carbohydrate, chuyển hóa protide, pilide, khiến các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, nhất là ở tim, mạch máu, hệ thần kinh, mắt…

Bệnh tiểu đường được chia thành ba loại dưới đây:

  • Tiểu đường tuýp 1: Chiếm 5-10% trong tổng số những người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng chủ yếu là trẻ em, thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do cơ thể không thể sản xuất ra Insulin hoặc sản xuất ra rất ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Tiểu đường tuýp 2: Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở người trưởng thành. Tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% trong tổng số các trường hợp mắc tiểu đường. Nguyên nhân gây ra bệnh là do cơ thể không sử dụng hiệu quả lượng Insulin do tuyến tụy sản xuất ra, từ đó khiến đường huyết không được kiểm soát tốt.
  • Tiểu đường thai kỳ: Đây là dạng tiểu đường xảy ra trong thời kỳ mang thai.

Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó có hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng (34% biến chứng về tim mạch; 39.5% biến chứng về mắt và thần kinh; 24% biến chứng về thận). Điều này cho thấy bệnh tiểu đường đang là vấn đề sức khỏe cần đặc biệt quan tâm, không được lơ là để phòng chống những nguy cơ với sức khỏe.

2. Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gia tăng gánh nặng y tế quốc gia. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. 

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến các cơ quan trọng cơ thể, khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Khi bệnh tiểu đường không được phát hiện sớm hoặc việc điều trị không đạt hiệu quả thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào, bạn có thể theo dõi một số tác hại mà bệnh gây ra dưới đây.

3. Một số biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp

Một số biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào, từ đó có cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

3.1. Biến chứng cấp tính

Hạ đường huyết khi bị tiểu đường
Hạ đường huyết khi bị tiểu đường

Biến chứng cấp tính là tình trạng xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Một số biến chứng cấp tính mà bệnh nhân có thể gặp phải như:

  • Hạ đường huyết: Khi sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá liều, đường huyết bị hạ xuống đột ngột và dưới mức cho phép. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi, hồi hộp, tim đập nhanh. Trường hợp này nên bổ sung đường để người bệnh phục hồi trạng thái bình thường.
  • Ngất, hôn mê: Đây là tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột, quá mức cho phép và gây ra hôn mê, ngất xỉu. Khi gặp phải tình trạng này, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Nhiễm toan ceton: Insulin có nhiệm vụ chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên, nếu việc chuyển hóa này có vấn đề hoặc việc sử dụng insulin không thực sự hiệu quả thì cơ thể sẽ sử dụng chất béo để thay thế cho glucose. Quá trình sử dụng chất béo để tạo ra năng lượng có thể tạo ra một số sản phẩm phụ có hại như ceton và acid. Lượng ceton tích tụ quá hàm lượng cho phép trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton. Một số triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như: khát nước, đi tiểu nhiều, hơi thở có mùi trái cây, mệt mỏi, khó chịu…. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể khiến người bệnh mất ý thức, thậm chí là tử vong.

3.1. Biến chứng mãn tính

Biến chứng về bàn chân khi bị tiểu đường
Biến chứng về bàn chân khi bị tiểu đường

Các biến chứng của mãn tính của bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào. Các biến chứng mãn tính là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường khiến các bộ phận khác trong cơ thể bị suy giảm chức năng. Các biến chứng này hầu như không thể điều trị khỏi hẳn mà chỉ ở mức cầm chừng. Một số biến chứng mãn tính có thể kể đến dưới đây: 

  • Biến chứng ở hệ bài tiết: Tiểu đường có thể khiến thận bị tổn thương, từ đó khiến chức năng loại bỏ chất thải bị ảnh hưởng. Để xác định mức độ ảnh hưởng của thận do tiểu đường, bệnh nhân có thể xét nghiệm hàm lượng protein trong nước tiểu, nếu hàm lượng cao thì thận đang gặp vấn đề. Nếu không phát hiện sớm, các biến chứng ở thận có thể khiến thận bị tổn thương, khó có thể phục hồi và dẫn đến suy thận.
  • Tác hại đối với hệ tiêu hóa: Khi đường huyết tăng cao, khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày bị suy giảm, hay còn gọi là liệt dạ dày. Lúc này, thức ăn bị ứ đọng lại trong hệ tiêu hóa đồng thời đường huyết cũng tăng cao. Một số triệu chứng liệt dạ dày mà bạn có thể nhận biết như: đầy hơi, buồn nôn, nôn, ợ nóng…. Nếu không để ý thì những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tác hại đối với hệ da bì: Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng ở da như: nhiễm trùng da, mụn nhọt, viêm nang lông, da khô, nhiễm trùng móng tay…Bệnh nhân còn có thể bị nổi các mảng nâu trên da (hay còn gọi là nổi xanthoma), nếu bệnh được kiểm soát tốt thì các mảng nâu này sẽ mờ dần và hết hẳn.
  • Ảnh hưởng đến hệ sinh sản: Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến huyết áp tăng cao, gây ra tiền sản giật hoặc nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng bàng quang. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt, thai phụ có thể gặp phải một số tình trạng như tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, dị tật bẩm sinh ở trẻ, đa ối, khó sinh…
  • Biến chứng ở hệ nội tiết: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát hiệu quả thì có thể gây ra tình trạng nhiễm toan ceton hoặc hội chứng HHS. Hội chứng HHS còn gọi là hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường. Hội chứng HHS thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Đây là tình trạng lượng đường trong máu rất cao nhưng cơ thể không có dấu hiệu nhiễm toan ceton. Biểu hiện thường gặp là mất nước, mất ý thức. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân không được chẩn đoán để phát hiện bệnh hoặc những bệnh nhân không được kiểm soát bệnh tốt. Hậu quả của hội chứng HHS là nhiễm trùng, đau tim, đột quỵ dẫn đến tử vong.
  • Tác hại với hệ tuần hoàn: Tiểu đường có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch do chất béo bị tích tụ trong thành mạch. Khi xảy ra xơ vữa động mạch, huyết áp của bệnh nhân tăng cao đồng thời có thể gặp phải một số biến chứng tim mạch khác.Tuần hoàn kém khiến các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm tay và chân không nhận đủ lượng máu cần thiết. Bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như: đau ở bắp chân khi đi bộ, mất cảm giác ở chân, lở loét, không cảm nhận được cảm giác đau hay nhiệt độ…Nhiễm trùng ở bàn chân có thể lan rộng, vết thương khó lành, thậm chí nếu nặng có thể phải cắt cụt chi để đảm bảo an toàn cho các bộ phận khác.
  • Tác hại cho hệ thần kinh trung ương: Biến chứng ở hệ thần kinh trung ương cũng là một trong số những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Đường huyết tăng cao có thể khiến các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, khiến bệnh nhân không cảm nhận được nhiệt độ nóng lạnh, không cảm nhận được các cơn đau. Rối loạn cảm giác ở hệ thần kinh trung ương khiến bệnh nhân không kiểm soát được cảm giác ở các bộ phận trên cơ thể, điều này có thể khiến cho mức độ tổn thương ở những bộ phận này trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Biện pháp hạn chế các tác hại của bệnh tiểu đường

Biện pháp hạn chế các tác hại của bệnh tiểu đường
Biện pháp hạn chế các tác hại của bệnh tiểu đường

Với những thông tin trong phần trên đây, bạn có thể nắm rõ được bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến cơ thể. Chính vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị bệnh cần được quan tâm để hạn chế các tác hại của bệnh đến sức khỏe.

Phát biểu tại Lễ mít-tinh được tổ chức tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương vào Ngày thế giới phòng, chống bệnh đái tháo đường (14/11) và Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (2/11). Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ: “Bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể dự phòng được nếu như mọi người chúng ta chú ý và quan tâm hơn nữa đến khẩu phần ăn hàng ngày, thường xuyên tăng cường hoạt động thể lực.”

Hiện nay, cách điều trị tiểu đường và hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra thường được kết hợp giữa bộ ba biện pháp là: thuốc điều trị – chế độ dinh dưỡng hợp lý – tập luyện mỗi ngày, cụ thể:

  • Điều trị theo phác đồ của bác sĩ: Sau khi thăm khám và xác định mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần tuân thủ quy định của bác sĩ về cách điều trị bệnh như tiêm, uống thuốc, sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian để tăng cường hiệu quả của thuốc.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: Cụ thể là cắt giảm lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn, giảm thiểu chất béo động vật và hạn chế ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn. Tăng cường bổ sung rau củ quả, chất xơ để kiểm soát đường huyết.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà và thăm khám định kỳ theo lịch hẹn. Bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc, thay đổi liều lượng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường đề kháng, tăng cường tuần hoàn máy, củng cố sức khỏe tim mạch, huyết áp…
  • Không nên ngừng thuốc điều trị để sử dụng các biện pháp điều trị dân gian, không bỏ bữa, không ăn quá no. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để hạn chế đường huyết tăng đột ngột.

Ngoài các biện pháp điều trị tiểu đường trên đây, bạn có thể sử dụng thêm viên uống Kikuimo Seikatsu của Nhật Bản để tăng cường hiệu quả chữa bệnh tiểu đường. Viên uống được chiết xuất từ 100% thành phần hữu cơ tự nhiên, đặc biệt là củ Cúc Vu Nhật Bản, có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, hạn chế các biến chứng do tiểu đường gây ra, phòng ngừa nguy cơ béo phì, khắc phục những hạn chế của các nhóm thuốc điều trị tiểu đường khác.

Đặc biệt, viên uống Kikuimo Seikatsu có tác dụng phục hồi chức năng tuyến tụy – điều mà rất hiếm các sản phẩm trên thị trường có thể làm được. Với chức năng này, viên uống Kikuimo Seikatsu có thể kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin tự nhiên để kiểm soát đường huyết. Sau một thời gian sử dụng, bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt, tiến tới việc hạn chế lượng thuốc tây trước khi ngừng thuốc hoàn toàn.

Viên uống hỗ trợ tiểu đường Kikuimo Seikatsu có thể sử dụng cho người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, người mắc tiểu đường thai kỳ (tham khảo ý kiến bác sĩ), người mắc các bệnh lý về tuyến tụy.

Hiện nay, viên uống Kikuimo Seikatsu được nhập khẩu và phân phối chính hãng, không qua trung gian bởi Shop Nhật Bản thuộc Công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt. Sản phẩm có đủ các hóa đơn, chứng từ cần thiết nên khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng.

Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu
Shop Nhật Bản – Địa chỉ mua thuốc tiểu đường uy tín tại Hà Nội

Xem thêm

Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường, từ đó nghiêm túc và tích cực hơn trong việc điều trị bệnh. Mọi thắc mắc về viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu hoặc các sản phẩm nội địa Nhật khác, bạn vui lòng liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ theo thông tin dưới đây:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

XEM NGAY :

 

 

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *