Tiểu đường có ăn được ốc không là băn khoăn của rất nhiều người, nhất là những người thích ăn ốc. Để giải đáp được băn khoăn này, bạn cần có những kiến thức nhất định về các thành phần có trong ốc và nắm được liệu những thành phần này có làm cho đường huyết tăng cao không. Mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết của Shop Nhật Bản để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Bệnh tiểu đường ăn ốc được không?

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn không?
                                      Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn không?

Ốc là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường nên người bệnh có thể bổ sung loại thực phẩm này trong bữa ăn của mình. Một số nghiên cứu trên thế giới về ốc biển đã chỉ ra rằng, thành phần nọc độc của ốc là yếu tố có liên quan đến việc kiểm soát đường huyết giống như insulin trong cơ thể người.

Nọc độc của ốc có chứa một thành phần protein tự nhiên có tên là Co-Ins G1, chúng có khả năng hoạt động nhanh hơn so với insulin tự nhiên ở người. Loại nọc độc này còn có công dụng khởi động đường truyền tín hiệu của Insulin ở người, đồng thời liên kết với các thụ thể khác trong cơ thể.

Trong tự nhiên, nọc độc của ốc biển sẽ được sử dụng để đối phó trước tấn công của những loại khác. Ngoài ra, nọc độc cũng là một loại vũ khí để ốc biển săn mồi bằng cơ chế làm cho đường huyết của đối phương bị hạ xuống đột ngột và nhanh chóng, đối phương sẽ bị sốc và không có khả năng tấn công ngược lại.

Như vậy, với thắc mắc tiểu đường có ăn được ốc không thì câu trả lời là “Có”. Đặc biệt, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không thể tự sản xuất ra insulin, phải tiêm insulin định kỳ thì có thể ăn ốc để bổ sung insulin nhằm kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất.

2. Những đối tượng không nên ăn ốc

Những người không nên ăn ốc
                                                     Những người không nên ăn ốc

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ốc để giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ốc, một số trường hợp cần kiêng ăn ốc để tránh nguy hại đến sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Bà bầu: Theo quan niệm của ông cha, bà bầu ăn ốc có thể khiến cho trẻ khi sinh ra chảy nhiều nước dãi, tuy nhiên, điều này chưa có căn cứ khoa học cụ thể. Tuy nhiên, bà bầu cũng nên hạn chế ăn ốc vì trong ốc có chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng, nếu chế biến sai cách có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Người hay bị dị ứng: Những người bị dị ứng với ốc hay một số loại hải sản nên cẩn thận khi ăn ốc để tránh gây ra một số tình trạng như: nổi mẩn ngứa, phù mặt, nôn nao, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, khó thở… Trước khi ăn, bạn nên thử một lượng nhỏ để xem phản ứng của cơ thể.
  • Người mắc bệnh huyết áp cao: Ốc và một số loại hải sản có chứa nhiều Natri, trong khi đó các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận sẽ tiến triển nặng hơn khi lượng natri nạp vào cơ thể quá nhiều.
  • Người bị bệnh Gout, viêm khớp: Ăn ốc có thể khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra cảm giác đau nhức hơn so với trước khi chưa ăn ốc. Một số bệnh nhân đã ổn định bệnh nhưng khi ăn ốc có thể khiến cho bệnh phát tác trở lại.
  • Những người bị ho hay bệnh hen: Ăn ốc sẽ khiến cho tình trạng ho của người bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng đến việc điều trị.

3. Thực phẩm biển tốt cho bệnh tiểu đường

Những loại thực phẩm tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
                                  Những loại thực phẩm tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Do phải kiêng khem nhiều thứ nên những loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn được khá hạn chế. Tuy nhiên, tin mừng cho những bệnh nhân này là họ có thể ăn được hầu hết các loại hải sản, chúng không những không làm đường huyết tăng mà còn có tác dụng ổn định đường huyết, giúp bệnh nhân có thêm nhiều sức khỏe. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể ăn:

  • Ếch: Ếch, đặc biệt là da ếch có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra Insulin để hỗ trợ điều trị tiểu đường thông qua cơ chế ổn định đường huyết.
  • Rong biển: Ăn rong biển thường xuyên có thể giúp đường huyết lúc đói và đường huyết sau khi ăn giảm xuống một cách đáng kể.
  • Sứa: Sứa cung cấp nhiều chất béo, protein và natri cho cơ thể. Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về tiềm năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường của sứa, điều này là có căn cứ bởi sứa có khả năng sản xuất ra một loại protein huỳnh quang có màu xanh lá cây (GFP). GFP là loại protein gắn liền với các tế bào sản xuất ra insulin trong cơ thể, các nhà khoa học có thể thông qua điều này để hiểu rõ hơn về cơ chế tạo ra Insulin.
  • Cá, động vật thân mềm và động vật giáp xác: Các loại động vật thân mềm như ốc, trai… Các loại động vật giáp xác như tôm, cua, cá,… có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, do không làm đường huyết tăng. Thành phần axit béo Omega-3 có trong hải sản giúp cải thiện khả năng kháng Insulin của cơ thể. Ngoài ra, những loại hải sản này còn giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp.

4. Những lưu ý khi ăn hải sản đối với người tiểu đường

Những lưu ý khi ăn hải sản cần tránh
                                    Những lưu ý khi ăn hải sản cần tránh

Mặc dù không phải lo lắng về việc tiểu đường có ăn được ốc không nhưng người bệnh cũng cần lưu ý trong việc ăn ốc đúng cách, đối với các loại hải sản khác cũng vậy. Lượng natri cao trong ốc và các loại hải sản có thể làm bệnh tiểu đường cũng như một số loại bệnh khác như cao huyết áp, các bệnh liên quan đến thận trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn hải sản mà bệnh nhân tiểu đường nên nhớ:

  • Nên ăn hải sản tươi sống thay vì hải sản đông lạnh.
  • Sau khi chế biến, chỉ nên ăn hải sản trong ngày, không nên để qua đêm vì có thể sinh ra những chất độc rất nguy hiểm.
  • Riêng đối với tôm, nên ăn tôm còn tươi sống vì tôm sau khi chết sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị biến đổi nhanh chóng, gây độc hại cho cơ thể.
  • Chỉ nên ăn thịt cá trắng, không nên ăn thịt cá đỏ vì thường chứa nhiều thủy ngân, gây hại cho cơ thể đồng thời làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Hạn chế ăn các loại cá như cá mập, cá kiếm vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân thấp như cá da trơn, cá hồi, tôm, cua, ốc, ếch…

Bài viết trên đây tổng hợp những kiến thức hữu ích, giúp bạn giải đáp được băn khoăn tiểu đường có ăn được ốc không. Nhìn chung thì ốc là loại thực phẩm lành tính, nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho người bệnh tiểu đường, nếu bạn ăn ốc đúng cách thì bệnh sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tiểu đường, bạn cũng cần kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học với lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao đều đặn nhé!

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *