Tiểu đường ăn bánh mì được không? Bánh mì liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh? Những thắc mắc, băn khoăn này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Tiểu đường ăn bánh mì được không?
Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Đối với người bị mắc bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là một vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định đường huyết ở mức cao hay mức bình thường, sức khỏe của người bệnh tốt hay kém. Trong chế độ ăn, người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate để tránh làm tăng đường huyết. Vậy bánh mì thì sao? Tiểu đường ăn bánh mì được không, bánh mì có ảnh hưởng gì đến đường huyết không?

Bánh mì là món ăn phổ biến trên thế giới và có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình, nhất là bữa sáng. Với những loại bánh mì trắng thông thường, nguyên liệu chính dùng để làm bánh là bột mì đã được xay mịn, thêm vào đó là một số nguyên liệu như đường, bơ, trứng, sữa…. Trong khi đó, bột mì là một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, cần hạn chế sử dụng cho người bị mắc bệnh tiểu đường.

Bánh mì trắng là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng đường huyết sau khi ăn. Nếu ăn bánh mì trắng, bạn nên ăn với số lượng rất ít, kèm theo đó là ăn thêm rau xanh trước khi ăn bánh mì để làm chậm tiêu hóa, hạn chế sự hấp thu đường vào máu.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể chọn ăn bánh mì đen, bánh mì nguyên cám, bánh mì ngũ cốc, bánh mì có chứa hàm lượng chất xơ cao thay vì ăn bánh mì trắng. Những loại bánh này vừa chứa nhiều chất dinh dưỡng lại vừa có chỉ số đường huyết GI thấp, do đó không gây hại cho người mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, các loại bánh mì nguyên cám còn chứa một hàm lượng chất xơ lớn, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu Glucose vào máu tại niêm mạc ruột. Như vậy, đáp án cho câu hỏi tiểu đường ăn bánh mì được không là “có”. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn với lượng nhỏ hoặc tốt hơn hết là chọn các loại bánh mì nguyên cám, nguyên hạt để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao.

2. Các loại bánh mì tốt cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh mì trắng tinh chế. Thay vào đó, nên chọn những loại bánh mì có chứa nhiều chất xơ để giúp đường máu không tăng cao. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một số loại bánh mì dưới đây.

2.1. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì ngũ cốc là loại bánh có chứa một lượng lớn chất xơ, có tác dụng tạo cảm giác no lâu, làm chậm tiêu hóa nên giúp đường huyết không tăng cao sau khi ăn. Mặc dù vậy, bánh mì ngũ cốc vẫn chứa một lượng carbohydrate nhất định, do đó bệnh nhân tiểu đường vẫn phải ăn bánh với lượng hợp lý, tránh ăn quá nhiều.

  • Thành phần: Yến mạch, lúa mạch đen, cám lúa mì, hạt chia, hạt lanh, óc chó, đậu phộng, vừng, bột mì…
  • Lượng ăn: 80g mỗi ngày, ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ.

2.2. Bánh mì sandwich nhiều hạt

Bánh mì Sandwich cũng chứa khá nhiều lượng carbohydrate, tuy nhiên thành phần của chúng lại có thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa qua tinh chế, những loại hạt này giàu chất xơ, giàu đạm thực vật và ít tinh bột. Trong đó, chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế sự hấp thụ carbohydrate của cơ thể, do đó không làm đường huyết tăng cao. Ngoài ra, các loại hạt ngũ cốc này còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe.

  • Thành phần: Yến mạch, hạt quinoa, kiều mạch, lúa mì nguyên hạt, lúa mạch, cám, gạo lứt…
  • Lượng ăn: 80g mỗi ngày, ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ khác.

2.3. Bánh mì Ezekiel

Bánh mì Ezekiel
Bánh mì Ezekiel

Bánh mì Ezekiel cũng là một trong những loại bánh mà người tiểu đường có thể lựa chọn cho bữa sáng hoặc bữa phụ của mình. Bánh mì Ezekiel rất được làm từ nhiều loại ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt khác nhau. Loại bánh này có màu đen, ăn vào có vị ngọt và ngậy rất tự nhiên từ các loại hạt.

  • Thành phần: Lúa mạch, mầm lúa mì, lua mạch đen, yến mạch, gạo lứt, ngô…
  • Lượng ăn: Khoảng 80g mỗi ngày, tương đương với 2-3 lát bánh mì. Nên ăn bánh mì  Ezekiel vào bữa sáng là tốt nhất.

2.4. Bánh mì yến mạch

Bánh mì yến mạch có chỉ số GI thấp do chứa ít carbohydrate, có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường. Bên cạnh đó, yến mạch chứa nhiều axit béo thiết yếu có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, bánh mì yến mạch tạo cảm giác no lâu, giúp hạn chế sự thèm ăn và ăn vặt ở người tiểu đường.

  • Thành phần: Bột yến mạch, sữa, trứng.
  • Lượng ăn: 80-100g mỗi ngày, tương đương với từ 3-4 lát bánh mì. Nên ăn bánh mì yến mạch vào bữa sáng hoặc các bữa phụ, tránh ăn vào bữa chính.

2.5. Bánh mì đen

Bánh mì đen
Bánh mì đen

Bánh mì đen chứa một hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần so với bánh mì trắng. Còn lượng calo của bánh mì đen lại thấp hơn so với bánh mì trắng 20%.  Bánh mì đen có chỉ số đường huyết thấp, đồng thời bánh còn làm giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế đường huyết tăng cao. Ngoài ra, bánh mì đen rất phù hợp với những người bị dị ứng với protein có chứa trong các loại bánh mì trắng thông thường.

  • Thành phần: Làm từ 100% bột lúa mạch đen thiên nhiên
  • Lượng ăn: Mỗi ngày ăn khoảng 80-100g bánh mì đen, tương đương với 3-4 lát bánh. Nên ăn bánh mì đen vào bữa sáng hoặc các bữa phụ là tốt nhất.

3. Lưu ý khi sử dụng bánh mì cho người tiểu đường

Lưu ý khi sử dụng bánh mì cho người tiểu đường
Lưu ý khi sử dụng bánh mì cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh mì để kiểm soát đường huyết, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường khi ăn bánh mì nên ăn kèm những thực phẩm khác để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn có thể lựa chọn.

  • Trái cây: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi, tránh ăn các loại trái cây sấy hay trái cây làm siro, không ăn kèm trái cây với đường, sữa. Những loại trái cây phù hợp nhất là những loại có chứa ít đường như: cam, quýt, bưởi, cherry… Không nên chọn một số loại trái cây có chứa nhiều đường như: sầu riêng, mít, xoài chín, hồng chín…
  • Rau xanh: Rau xanh giàu vitamin và chất xơ nên rất có lợi cho người tiểu đường. Nếu ăn rau, bạn nên luộc, hấp, làm salad, hạn chế ăn rau xào vì có chứa nhiều mỡ. Bạn cũng nên chọn những loại rau củ tốt cho người tiểu đường, tránh chọn những loại có chứa nhiều carbohydrate không có lợi cho sức khỏe.
  • Thịt, cá: Các loại thịt, cá giúp bổ sung đạm để cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh có thể làm việc hiệu quả. Nên chọn thịt nạc, hạn chế ăn da và mỡ vì chúng nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe. Thịt, cá nên chế biến bằng cách luộc, hấp, hạn chế xào và chiên rán.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiểu đường ăn bánh mì được không. Nhìn chung thì người bệnh vẫn có thể ăn bánh mì, không cần kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, nên ăn với lượng vừa phải và nên chọn những loại bánh mì có chứa nhiều chất xơ, hạn chế ăn bánh mì trắng và ăn kết hợp với những loại thực phẩm khác nhé!

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *