Đau xương khớp ở tuổi dậy thì còn được gọi là đau tăng trưởng, khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là hiện tượng phát triển cơ thể phổ biến ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Ba mẹ cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương khớp của con mình do đâu để có phương án xử lý kịp thời.

1. Dấu hiệu đau xương khớp tuổi dậy thì

Dấu hiệu đau xương khớp ở tuổi dậy thì
Dấu hiệu đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Khi trẻ bước sang giai đoạn tuổi dậy thì, xương khớp phát triển rất nhanh nên việc đau xương khớp ở tuổi dậy thì là điều thường gặp. Theo thống kê có tới 10 – 20% trẻ em ở tuổi đi học và thiếu niên dậy thì có biểu hiện đau nhức xương khớp. Đây là tình trạng đau xương khớp lành tính, sẽ khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Một số dấu hiệu thường thấy như: 

  • Sưng nóng đỏ, đau cứng khớp gối: Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp dạng thấp ở thiếu niên, cần tích cực điều trị trong thời gian dài.
  • Đau chân: Cảm giác đau ở vị trí không rõ ràng, lúc ở chi dưới, đau sâu trong xương đùi, lúc ở mào xương chày, xương cẳng chân, đau không quá mức chịu đựng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ hết sau một vài ngày. Trẻ vẫn sinh hoạt bình thường, vẫn tập thể thao được. Nếu cho trẻ đi thăm khám sẽ không nhận thấy phát hiện bất thường nào. Y học định nghĩa đó là đau tăng trưởng do xương phát triển quá mức.
  • Đau lưng: Trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu đau vùng xương chậu, cột sống thắt lưng, ít khi gặp ở chi trên. Lý do trẻ đau cong vẹo cột sống chủ yếu do ngồi học sai tư thế trong thời gian dài, thói quen đi ngồi gù lưng, đeo balo nặng thường xuyên. Các cơn đau lưng sẽ nhanh chóng hết. Nhưng nếu cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt và tương lai của trẻ.
  • Đau khớp: Trẻ tuổi dậy thì chơi thể thao nhiều với cường độ cao, vận động mạnh mạnh hay những chấn thương nhỏ khi tập cũng là nguyên nhân gây lên tình trạng đau khớp. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng trẻ bị Osgood-Schlatter (viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối), đầu gối trẻ bị sưng đau lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Lúc này cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời và trị liệu.
  • Đau gót chân: Thường gặp ở trẻ trai hiếu động, vận động nhiều. Y học gọi là bệnh Sever (viêm xương sụn vô khuẩn gót chân). Nguyên nhân có thể do trẻ lớn quá nhanh, xương khớp cũng vì thế tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nhưng gân cơ – dây chằng thì lại chậm hơn. Chính vì vậy, khi trẻ vận động, hệ thống gân cơ – dây chằng vùng gót chân sẽ tạo áp lực lớn đè lên xương sụn gót chân và làm cho xương sụn bị tổn thương.

2. Nguyên nhân khiến đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân khiến đau xương khớp ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân khiến đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì cũng là lúc cơ thể phát triển với tốc độ nhanh và mạnh mẽ. Trẻ cao lớn nhanh nhưng tốc độ phát triển của cơ bắp không theo kịp, trẻ có thể gặp phải tình trạng đau khớp là điều dễ hiểu. Với bé gái, quá trình này thường rơi vào độ tuổi 8 – 13 tuổi. Với bé trai sẽ rơi vào khoảng 9 – 14 tuổi. Biết được nguyên nhân khiến con đau ở bộ phận nào, ba mẹ sẽ có cách xử lý kịp thời.

  • Thể đa khớp: Bệnh đau xương khớp xuất hiện khi trẻ dưới 16 tuổi. Các khớp bị phá hủy, tổn thương nặng, khả năng phải tháo khớp về sau. Trẻ cũng có nguy cơ mắc các bệnh kèm theo như viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi.
  • Thể viêm khớp vảy nến: viêm thường gặp ở những khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hoặc đầu gối, cột sống,…. Một số trường hợp tiến triển nặng, khớp có thể bị phá hủy và gây tàn phế. Ngoài ra, trẻ còn chịu những tổn thương ở ngoài da, móng và bệnh viêm mắt kèm theo.
  • Thể hệ thống: Triệu chứng viêm khớp có biểu hiện nhẹ, nhưng các tổn thương nội tạng thường nặng nề và lan tỏa mạnh, như nhiễm trùng huyết, viêm đa cơ, lupus ban đỏ hệ thống,… khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao.
  • Thể viêm cột sống dính khớp: Bệnh nhi thường là trẻ sau 6 tuổi và độ tuổi thiếu niên. Triệu chứng điển hình là những cơn đau từ đêm muộn đến sáng, sau đó xuất hiện tình trạng cứng khớp. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây biến dạng tư thế, tăng nguy cơ gãy xương, hạn chế khả năng vận động,…

3. Đau xương khớp ở tuổi dậy thì có đáng lo không?

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì có đáng lo không?
Đau xương khớp ở tuổi dậy thì có đáng lo không?

Trẻ đau xương khớp vẫn sinh hoạt, học tập và phát triển thể lực. Khi vận động khớp hoặc bẻ khớp (đặc biệt là các khớp ở ngón tay) có thể có các tiếng kêu lắc rắc nhưng không liên quan đến bệnh khớp. Tuy nhiên, không nên cố tình vận động và bẻ khớp để tạo tiếng kêu vì có thể ảnh hưởng đến sụn khớp.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau xương khớp ở tuổi dậy thì với tính chất đơn thuần, không có viêm khớp, không hạn chế vận động khớp, trẻ không sốt, các xét nghiệm máu và chụp Xquang xương khớp hoàn toàn bình thường thì không có gì đáng lo ngại.

Bạn không nên quá lo lắng về chứng đau này, càng không được lạm dụng kháng sinh hay corticoid để điều trị vì tình trạng này không phải là bệnh thấp khớp cấp. Có thể uống paracetamol (0,5-1g/ngày) vào bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Cần hướng dẫn trẻ tăng cường tập thể dục, vận động, bổ sung các thức ăn, đồ uống giàu canxi (sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản…).

4. Cần làm gì khi bị đau xương khớp ở tuổi dậy thì?

Cần làm gì khi bị đau xương khớp ở tuổi dậy thì?
Cần làm gì khi bị đau xương khớp ở tuổi dậy thì?

Trường hợp đau xương khớp ở tuổi dậy thì do ảnh hưởng của sự phát triển sinh lý, triệu chứng đau ở mức nhẹ, không tiến triển kéo dài, trẻ có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà như sau: 

  • Nghỉ ngơi: Trẻ cần dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh khi bị đau như chạy, đi bộ xa, leo trèo,…. 
  • Chườm giảm đau: Chườm nóng, chườm lạnh hoặc kết hợp cả hai, áp dụng xen kẽ. 
  • Duy trì chế độ vận động: Khuyến khích trẻ kiên trì tập thể dục, tối thiểu 30 phút/ngày. 
  • Phơi nắng: Cho trẻ phơi nắng vào lúc sáng sớm, tốt nhất là trước 8 giờ, khoảng 1 tiếng/ngày để cơ thể hấp thu vitamin D. 
  • Tránh mang giày cao: Trẻ không nên mang giày có độn gót nếu vị trí đau ở chân. Giúp trẻ điều chỉnh tư thế nếu bắt gặp trẻ ngồi cong, vẹo, lưng gù, đi dáng chân vịt,… 
  • Dinh dưỡng: Chú ý bổ sung đầy đủ, cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ. Bổ sung thêm sữa cũng là lựa chọn được nhiều ba mẹ tin tưởng.

Sữa Super Asumiru là sản phẩm bổ sung canxi và các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ trong độ tuổi dậy thì và sau dậy thì từ 11 – 18 tuổi đang được rất nhiều cha mẹ Nhật tin dùng cho quá trình trưởng thành của trẻ. Sữa chứa bộ ba canxi hữu cơ, bộ ba protein chất lượng cao kết hợp cùng các tổ hợp chất thúc đẩy tăng hấp thu canxi gồm Magie – Vitamin D – MK7 – CPP giúp tăng mật độ canxi, tăng chiều dài các mấu xương, kích thích cơ thể sản xuất các hormone và hồng cầu khỏe mạnh, thúc đẩy phát triển sụn tăng trưởng, nuôi dưỡng hệ thống xương, sụn khớp, cơ, gân và dây chằng từ đó giúp trẻ tránh gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp trong quá trình đang phát triển của xương. Đặc biệt, với công thức độc quyền  ZAP gồm 3 thành phần quan trọng là ZinC (kẽm), Arginine và Placenta giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất ra hormone tăng trưởng chiều cao. Ngoài ra, sữa Super Asumiru cung cấp đa dạng các vitamin và khoáng chất giúp bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ thỏa sức tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao.

Sữa tăng chiều cao Super Asumiru
Sữa tăng chiều cao Super Asumiru Nhật Bản

Nếu cơn đau trở nên dữ dội, không thuyên giảm sau nhiều tuần. Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Không nên tự mua thuốc cho trẻ để tránh những tác dụng không mong muốn.

Trường hợp trẻ được thăm khám và bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh lý, lúc này phụ huynh cần tham khảo, tuân theo ý kiến của bác sĩ về phác đồ điều trị. Ba mẹ không nên tự ý bổ sung thuốc hay ngừng thuốc trước thời gian yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ sẽ được hướng dẫn chế độ ăn uống, các bài tập trị liệu giúp phục hồi chức năng vận động.

Ngoài ra, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh lý ngay từ sớm. Việc bổ sung dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. 

Mong rằng những thông tin về đau xương khớp tuổi dậy thì trên đây của Shop Nhật Bản đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, cùng một số lời khuyên hữu ích trong việc chăm sóc trẻ. Nếu cần giải đáp về vấn đề có liên quan bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ theo thông tin sau:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *