Lập chế độ ăn uống cho người bị tim mạch là cách đơn giản nhất bạn có thể thực hiện để giúp kiểm soát, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh tim mạch gây ra. Vậy người bệnh tim mạch nên ăn gì, kiêng ăn gì để giữ được trái tim khỏe mạnh? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm:

1. Thực phẩm người bệnh tim mạch nên bổ sung

 

Bổ sung rau xanh cho người bị bệnh tim mạch
Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới vì những hệ lụy chúng gây ra khiến tỷ lệ tử vong của bệnh nhân mắc các bệnh này rất cao. Nguyên nhân chính là do lối sống ít vận động, chế độ ăn uống nhiều chất béo khiến cơ thể hấp thụ lượng mỡ cao và không thể đào thải hết, lượng mỡ dư bám vào thành mạch máu gây tắc nghẽn. Do vậy, cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống người bệnh tim mạch để đào thải hết lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, tránh nguy cơ dẫn đến bệnh tim. Vậy ăn gì tốt cho tim mạch?

1.1. Hoa quả

Rau xanh và trái cây luôn là những thực phẩm cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc điểm nổi trội của các thực phẩm này là ít năng lượng, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả, có thể giúp bạn cắt giảm thực phẩm có lượng calo cao hơn như thịt, phô mai hay đồ ăn nhanh. Một số loại hoa quả tốt cho bệnh tim mạch:
  • Dưa hấu: Dưa hấu có nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, lycopen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Loại trái cây này cũng cung cấp citrulline giúp cải thiện mạch máu, tốt cho người bị rối loạn cương dương và tiểu đường.
  • Bơ: Bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa dưới dạng đơn, kali giúp kiểm soát hiệu quả huyết áp. Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều vitamin C, chất xơ và carotenoid có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
  • Dâu tây: Dâu tây là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn có trái tim khỏe mạnh. Dâu tây làm tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, từ đó giúp giảm huyết áp. Theo chuyên gia, bạn nên ăn dâu tây hàng ngày vì nó có thể chống lại quá trình oxy hóa, viêm trong cơ thể. Dâu tây] cũng có polyphenol làm tăng mức oxit nitric, do đó giúp các mạch máu được mở rộng.
  • Dưa lưới: Dưa lưới chứa nhiều vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa chống lại các tế bào bị tổn thương, đồng thời bảo vệ tế bào khỏi các tác hại của gốc tự do. Ngoài ra, dưa lưới cũng chứa nhiều vitamin A, B, K, kali, folate, magie và chất xơ.

1.2. Đậu nành

Đậu nành giúp hỗ trợ giảm chậm các triệu chứng của tiền mãn kinh, hỗ trợ chống loãng xương, đặc biệt giảm nguy cơ cho bệnh tim mạch. Về cơ bản, đậu nành là một trong những nguồn protein đứng đầu về số lượng và chất lượng các loại protein có nguồn gốc thực vật.
Đậu nành không những cung cấp các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B, C), vitamin tan trong dầu, vitamin K tốt cho quá trình đông máu, mà còn cung cấp các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người bệnh tim mạch.

1.3. Các loại hạt

Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn có lợi cho tim bằng cách thay thế cho các sản phẩm ngũ cốc tinh chế. Một số loại ngũ cốc nên ăn như:
  • Yến mạch: Ngũ cốc nguyên hạt yến mạch giúp tim luôn khỏe mạnh, nó giúp bạn no lâu hơn, bạn sẽ không ăn vặt, không tăng cân. Ngoài ra, yến mạch còn giúp giảm nguy cơ bị tim mạch, đột quỵ.
  • Quả óc chó: Quả óc chó thúc đẩy các hoạt động của tim nhờ có axit béo omega 3 và các chất chống oxy hóa. Theo các chuyên gia, tiêu thụ khoảng 57g hạt óc chó mỗi ngày sẽ giúp cải thiện mạch máu ở những người bệnh tiểu đường, giúp họ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Diêm mạch: Diêm mạch là loại thực phẩm có nhiều tác dụng tuyệt vời, tốt cho tim mạch, thận và huyết áp vì chứa nhiều protein thực vật.Diêm mạch cũng không chứa gluten, chất có thể ảnh hưởng đến cơ quan như tim, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa,…
  • Hạnh nhân: Hạnh nhân là thực phẩm tốt trong chế độ ăn uống cho người bị tim mạch do chứa vitamin E, chất xơ và protein. Vitamin E giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Ở người bệnh tiểu đường type 2, chất xơ trong hạnh nhân giúp ổn định lượng đường trong máu. Bạn chỉ cần ăn vài hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ giúp giảm cholesterol LDL.
  • Đậu Hà Lan: Đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ, giúp duy trì cân nặng – yếu tố giúp tim mạch luôn khỏe mạnh. Hơn nữa, đậu Hà Lan cũng rất ít calo, nhiều chất dinh dưỡng, protein.

1.4. Rau xanh

Các loại rau xanh không chỉ chứa chất chống oxy hóa và khoáng chất mà còn chứa nhiều vitamin K, có tính bảo vệ động mạch, thúc đẩy quá trình đông máu diễn ra trong cơ thể. Một kết quả phân tích cho thấy, việc bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn giúp giảm 16% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

1.5. Cá

Cá là thực phẩm giàu chất đạm có lợi cho sức khỏe vì chúng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega-3. Omega-3 có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch nguy hiểm. Cá hồi là một trong số những thực phẩm tốt cho tim mạch giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch như cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính.

2. Người bệnh tim mạch kiêng và không nên ăn gì?

 

Thực phẩm người bị bệnh tim mạch nên tránhThực phẩm người bệnh tim mạch nên tránh
Đối với người bệnh tim mạch, chế độ ăn uống là một trong những vấn đề cần được lưu tâm bởi nó có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình thu hẹp động mạch của tim. Vậy người bệnh tim mạch không nên ăn gì? Hãy lưu lại những đồ ăn cần kiêng và không nên ăn để giữ trái tim khỏe hơn:

2.1. Thực phẩm chứa nhiều đường

Không nên nạp nhiều thức ăn ngọt như nước ngọt, các loại chè ngọt. Nếu nạp quá nhiều, lượng đường trong máu tăng, một thời gian dài sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường.

2.2. Thực phẩm chứa nhiều chất béo

Không ăn các loại thức ăn nhiều chất béo như lòng đỏ trứng gà, sữa, phô mai, gan lòng, da gà, da heo, sốt kem, bơ cacao, dầu cọ, dầu dừa, bơ sữa. Kiêng ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo không lành mạnh giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Theo khuyến cáo, hàng ngày bạn chỉ nên tiêu thụ chất béo không bão hòa nhỏ hơn 5-6% tổng lượng calo hoặc không quá 11-13g chất béo bão hòa nếu bạn thực hiện chế độ ăn 2.000 calo mỗi ngày.

2.3. Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp

Hạn chế xúc xích, đồ ăn nhanh, sản phẩm chế biến sẵn, thức ăn cay hoặc ướp gia vị. Không dùng các loại nước sốt đóng hộp bởi chúng tác động rất xấu đến hoạt động của tim. Bạn có thể thay bằng cháo, thịt nạc dạng luộc hoặc hầm.
Nếu ăn bánh mì, chỉ nên ăn 2-3 lát thôi nhé.

2.4. Rượu, bia và các chất kích thích

Người tim mạch không nên sử dụng rượu bia, nếu bắt buộc phải uống, nên uống lượng vừa phải, không uống liên tục. Với nam, lượng bia uống hàng ngày không quá 2 lon, không quá 300ml rượu vang, không quá 100ml rượu mạnh. Với nữ, chỉ nên uống lượng bằng ½ so với nam giới.

2.5. Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri

Khi bị bệnh tim mạch, sự chuyển hóa nước – muối bị gián đoạn. Trong cơ thể, các ion natri bị giữ lại, điều này dẫn đến tích tụ một lượng chất lỏng gây phù nề dẫn tới rối loạn hoạt động của tim. Ăn nhiều muối có thể gây ra cao huyết áp, nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch.
Do đó, theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, đối với người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên sử dụng không quá 2.300 mg muối mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê muối). Mức lý tưởng là dưới 1.500 mg mỗi ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bỏ hẳn dùng muối hay không, bệnh tim mạch kiêng ăn gì để tốt cho tim mạch.

3. Lưu ý về chế độ ăn uống của người bệnh tim mạch

Bổ sung nước theo nhu cầu của cơ thể

Bổ sung nước theo nhu cầu của cơ thể
Nếu bạn muốn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cho người bị tim mạch, hãy bắt đầu thực hiện theo các lưu ý dưới đây:

3.1. Lập thực đơn hàng ngày

Xác định những thực phẩm nào cần có trong chế độ ăn tốt cho tim, những loại nào nên hạn chế. Sau đó thay đổi menu cho các bữa ăn để thêm phần đa dạng, thú vị cho bữa ăn. Điều này giúp đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết.

3.2. Kiểm soát khẩu phần ăn

Lượng thức ăn nên tiêu thụ vào cơ thể bao nhiêu cũng rất quan trọng. Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn theo kiểu nhồi nhét đến khi bị căng tức bụng sẽ khiến dư thừa lượng calo hơn mức cần thiết.Hãy thường xuyên theo dõi số lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. Có thể ban đầu bạn chưa quen với việc thực hiện xác định khẩu phần ăn, hãy sử dụng cốc đo lường, thìa hoặc bát hoặc cân cho đến khi bạn cảm thấy tự tin với phán đoán của mình. Để tránh bị thừa cân, phòng ngừa bệnh tật. Mỗi người nên ăn vừa đủ no, không ăn nhiều, ăn cố.

3.3. Uống nước theo nhu cầu của cơ thể

Đối với người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài để giữ sự cân bằng trong cơ thể. Nhưng với người bệnh tim mạch, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây ra những triệu chứng khó thở, phù, thậm chí gây ra tình trạng “ngộ độc nước”, biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Do đó, người bệnh tiểu đường nên uống với lượng nước vừa phải mà cơ thể chấp nhận được.

Bệnh tim mạch để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, các can thiệp y tế, chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn cần thêm những kiến thức chia sẻ về bệnh tim mạch, sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cũng như dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch, hãy liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
PEP IQ UP sản phẩm tốt cho tim mạch, huyết áp, não bộ cao cáp Nhật Bản
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *