Đừng chủ quan với những cơn đau bụng dữ dội rồi lan ra sau lưng kèm sốt và nôn ói! Đó có thể là dấu hiệu của viêm tụy cấp – căn bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm, dễ gặp ở người uống nhiều rượu bia hoặc có sỏi mật. Vậy viêm tụy cấp là gì, làm sao để nhận biết và phòng tránh? Cùng tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

1. Viêm tụy cấp là bệnh gì?

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (có nghĩa là tuyến tụy bị viêm đột ngột trong một thời gian ngắn. Viêm tụy cấp có thể điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải các biến chứng nặng hoặc tử vong.

Hầu hết người viêm tụy cấp đều hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị đúng cách. Tùy từng bệnh nhân mà bệnh có thể nhẹ hay tiến triển nặng đến mức đe dọa tính mạng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, viêm tụy cấp có thể gây xuất huyết, tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng, u nang, gây hại cho các cơ quan quan trọng (tim, phổi, thận), suy đa tạng…

Viêm tụy cấp lặp đi lặp lại nhiều lần gây tổn thương tuyến tụy, có thể dẫn đến viêm tụy mạn tính và hình thành mô sẹo làm mất chức năng của tụy.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy cấp

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân viêm tụy cấp là do sỏi mật hoặc sử dụng rượu nặng.

Các nguyên nhân khác bao gồm thuốc, bệnh tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và phẫu thuật. Có tới 15% người bị viêm tụy cấp chưa tim được nguyên nhân.

  • Lạm dụng rượu bia

Rượu bia làm tăng sản xuất các chất gây tổn thương cho mô tụy. Do đó, uống rượu bia liên tục hoặc các loại đồ uống chứa cồn có thể tăng nguy cơ mắc viêm tụy cấp và viêm tụy mãn tính đáng kể.

  • Do tăng triglyceride máu

Nồng độ triglyceride trong máu tăng cao sẽ kích thích quá trình phân hủy tại tuyến tụy, tạo ra các axit béo tự do, gây ra tình trạng viêm tụy cấp.

  • Sỏi mật

Sỏi mật là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm tụy. Sỏi mật thường được hình thành do sự tích tụ của cholesterol trong dịch mật, khiến chúng tụ lại và bị kẹt trong ống mật khi túi mật co bóp. Sự tắc nghẽn này ngăn cản tuyến tụy tiết ra enzym vào ruột, gây ra tình trạng viêm.

  • Tiền sử phẫu thuật

Tiền sử phẫu thuật khu vực xung quanh tuyến tụy hoặc chấn thương có thể góp phần tăng nguy cơ viêm tuỵ cấp.

  • Di truyền

Tiền sử gia đình có người bị viêm tụy hoặc các rối loạn di truyền như xơ nang, viêm tụy di truyền, hoặc thiếu alpha 1-antitrypsin.

  • Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng

Virus: Quai bị, Coxsackie B, CMV, EBV, HSV, HIV, viêm gan siêu vi B, C gây tổn thương trực tiếp tế bào tụy hoặc qua phản ứng miễn dịch.

Vi khuẩn Salmonella, Leptospira, Mycoplasma pneumoniae, Campylobacter, Brucella, Clostridium perfringens có thể gây nhiễm trùng lan rộng hoặc hoại tử tụy.

Ký sinh trùng Giun đũa (Ascaris lumbricoides), sán lá gan (Clonorchis sinensis, Fasciola hepatica), Toxoplasma, Echinococcus, thường gây tắc ống tụy hoặc kích thích viêm.

  • Ung thư tuyến tụy

Đau bụng do ung thư tuyến tụy thường phát triển dần dần và trở nên nặng hơn theo thời gian, tuy nhiên, cũng có trường hợp cơn đau đột ngột xuất hiện với cường độ mạnh mẽ. Nguyên nhân có thể là do khối u phát triển quá lớn, gây tắc nghẽn ống tụy dẫn đến viêm tụy cấp.

Nếu không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp, thì trường hợp này được gọi là viêm tụy vô căn.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tụy cấp

Các triệu chứng được xem là dấu hiệu nhận biết của viêm tụy cấp mọi người nên biết để có thể xử lý khi bệnh xảy ra đột ngột, bao gồm: 

  • Đau bụng cấp tính ở vùng thượng vị có thể lan ra sau lưng – là một triệu chứng phổ biến, có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đớn đến mức phải nằm co ro và bụng cứng. Đau có thể liên tục, dữ dội và tăng dần theo thời gian.

Lúc này nếu người bệnh nằm nghiêng hoặc gập người về phía trước có thể đỡ đau.

Cơn đau bụng có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng và protein, sau đó lan rộng ra phía sau lưng và hai bên dưới sườn. 

  • Nôn và buồn nôn cũng là các triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp, thường đi kèm với đau bụng. Người bệnh có thể nôn ra dịch nhầy hoặc thậm chí máu loãng trong trường hợp nghiêm trọng. 
  • Cảm giác chướng bụng, táo bón, giảm nhu động ruột cũng là những triệu chứng thường gặp.
  • Sốt: Sốt là một trong những biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân và cũng là dấu hiệu tiên lượng nặng. Đôi khi sốt là do nhiễm trùng trong ổ bụng với tác nhân là vi khuẩn gram âm đường ruột có độc tính cao. Bệnh nhân có thể sốt rét run từng cơn và bị nhiễm trùng – nhiễm độc nặng.
  • Đối với những người bị viêm tụy cấp nặng, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Nhiễm trùng, nhiễm độc, vẻ mặt mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, lưỡi bẩn, tay chân lạnh, huyết áp thấp, mạch nhanh, SpO2 giảm,…

Tùy thuộc vào từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt, nhịp tim tăng, vàng mắt, vàng da hoặc rối loạn ý thức.

4. Biến chứng của bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp được coi là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh này có thể phát triển nhanh, phức tạp và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác như suy giảm chức năng thận, suy tim mạch, hoặc xuất huyết từ tuyến tụy, dẫn đến tình trạng tử vong nhanh chóng từ những ngày đầu phát bệnh.

Các biến chứng của bệnh viêm tụy cấp:

  • Sốc

Biến chứng này thường xảy ra rất sớm, ngay từ ngày đầu của bệnh. Nguyên nhân có thể là do xuất huyết hoặc nhiễm trùng nặng.

Nếu sốc do nhiễm khuẩn nặng trong mô tụy thì thường phát hiện muộn hơn (khoảng vào tuần thứ 3) kể từ khi dấu hiệu viêm biểu hiện ra ngoài.

  • Nhiễm trùng tuyến tụy

Thường xuất hiện ở cuối tuần đầu hoặc tuần thứ hai của bệnh và tiên lượng thường rất nặng.

Tình trạng này sau đó sẽ gây áp xe ở tuyến tụy, biến chứng viêm phúc mạc toàn thể, gây hoại tử mô.

  • Xuất huyết

Có thể xảy ra trong tuần đầu tiên phát bệnh, máu có thể chảy ra từ tuyến tụy, ống tiêu hóa, trong bụng gây tổn thương cho mạch máu.

Tương tự như biến chứng nhiễm trùng tuyến tụy, hầu hết người bệnh bị xuất huyết đều có tiên lượng nặng.

  • Nang giả tụy

Đây là biến chứng xuất hiện vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh.

Trong nang giả tụy có thể chứa chất dịch, enzyme tuyến tụy và mảnh vỡ của mô tuyến tụy.

Sau 4-6 tuần, các nang này có thể co lại hoặc tự đi vào ống tụy dần dần biến mất.

  • Viêm tụy mạn tính

Viêm tụy mạn tính có thể phát triển khi viêm tụy cấp tái phát nhiều lần. Tình trạng này có thể gây hại cho các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy, dẫn đến bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

  • Suy hô hấp cấp: Nguy cơ tử vong cao.

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp

Để chẩn đoán viêm tụy cấp, bác sĩ dựa vào sự kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu, và chẩn đoán hình ảnh. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán chính:

Chẩn đoán dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng

Theo Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (ACG), chẩn đoán viêm tụy cấp được xác định khi có tiêu chuẩn sau:

  • Đau bụng: Triệu chứng này 95% bệnh nhân viêm tụy cấp hay gặp, tùy theo nguyên nhân mà tính chất đau bụng thể hiện khác nhau. Nếu viêm tụy cấp do sỏi thì đột ngột đau bụng vùng thượng vị như dao đâm, đau lan ra sau lưng. Viêm tụy cấp do chuyển hóa, do rượu thì đau thường không đột ngột, không khu trú dữ dội như trong trường hợp do sỏi.
  • Nôn, buồn nôn có thể gặp trong 85% bệnh nhân bị viêm tụy cấp. Tuy nhiên, khi bệnh nhân nôn thì triệu chứng đau bụng vẫn không thuyên giảm.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm amylase hoặc lipase máu: tăng > 3 lần là có giá trị chẩn đoán (amylase trở về bình thường trước lipase).

Xét nghiệmÝ nghĩa
AmylaseTăng sớm trong 12–24h đầu, không đặc hiệu (có thể tăng trong bệnh khác).
LipaseTăng cao và đặc hiệu hơn Amylase. Vẫn tăng sau 72–96h.
CRP (C-reactive protein)Đánh giá mức độ viêm và tiên lượng (CRP >150 mg/L sau 48h → viêm tụy nặng).
Bilirubin, ALT, ASTĐánh giá nguyên nhân do sỏi mật hoặc tổn thương gan kèm theo.
BUN, CreatinineĐánh giá chức năng thận, tiên lượng nặng.
HematocritTăng trong giai đoạn đầu do cô đặc máu.
Calci huyết thanhGiảm trong viêm tụy nặng (do xà phòng hóa mỡ).

Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm bụng

Đây là phương tiện tốt và thường dùng đầu tiên, dễ tiếp cận để chẩn đoán viêm tụy cấp, mức độ viêm tụy, cũng như là loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác như viêm tụy cấp do sỏi mật.

Siêu âm phát hiện tụy to, phù nề, dịch quanh tụy, sỏi mật (nếu có).

Tuy nhiên, hạn chế trong trường hợp này là có hơi trong ruột che khuất tụy.

  • Chụp CT Scan bụng có cản quang

Phương pháp này có giá trị cao hơn trong chẩn đoán, khắc phục được yếu điểm của siêu âm, đồng thời cho phép đánh giá kỹ hơn về tổn thương ở tụy cũng như biến chứng của viêm tụy cấp như đánh giá bờ tụy, tổn thương nhu mô, mức độ hoại tử, đám dịch quanh tụy.

Phương pháp này thường thực hiện sau 48-72h để đánh giá chính xác hơn.

  • MRI hoặc MRCP

Rất hữu ích nếu nghi ngờ nguyên nhân do sỏi nhỏ hoặc tổn thương ống tụy. Sử dụng để đánh giá tụy và ống mật chủ không xâm lấn.

  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

Tuy không có vai trò trong chẩn đoán viêm tụy cấp nhưng có vai trò trong chẩn đoán phân biệt ở trường hợp viêm tụy cấp do tụy phân đôi (pancreas divisum) hoặc bệnh lý cơ Oddi, và điều trị cấp cứu viêm tụy cấp do sỏi, giun.

Phương pháp được chỉ định nếu có tắc ống mật do sỏi, kèm vàng da. Có thể kết hợp điều trị lấy sỏi mật.

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm tụy cấp có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu từng bị viêm tụy cấp và có dấu hiệu tái phát, hãy đi khám ngay để ngăn ngừa diễn tiến nặng hơn.

Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu nghi ngờ viêm tụy cấp. Không tự ý dùng thuốc giảm đau, kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là khi có các triệu chứng sau thì cần gặp bác sĩ ngay.

  • Đau bụng dữ dội, đột ngột. Đặc biệt là đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng, không giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau thường khác với đau dạ dày thông thường, có thể kèm nôn không giảm đau.
  • Sốt, nôn ói liên tục Không ăn uống được, nôn ra dịch xanh vàng, có thể mất nước nhanh chóng.
  • Bụng chướng, đầy hơi, bí trung tiện. Có thể là dấu hiệu liệt ruột hoặc viêm tụy nặng, nguy cơ biến chứng.
  • Khó thở, mệt mỏi, da xanh tái. Có thể liên quan đến tràn dịch màng phổi, sốc tụy, cần cấp cứu.
  • Vàng da, nước tiểu sẫm màu. Nếu viêm tụy do sỏi mật gây tắc ống mật chủ.
  • Bệnh nền kèm theo (như tiểu đường, tim mạch, béo phì…). Cần đặc biệt cẩn trọng vì dễ chuyển sang viêm tụy hoại tử, viêm tụy nhiễm trùng.

7. Phương pháp điều trị viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp cần được điều trị tại cơ sở y tế, vì bệnh có thể diễn tiến nặng rất nhanh. Dưới đây là các phương pháp điều trị chính, chia theo mức độ và tình trạng của bệnh:

7.1.Điều trị hỗ trợ (Nền tảng cho mọi trường hợp)

Đây là phương pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp viêm tụy cấp nhẹ đến vừa:

  • Nhịn ăn: Bệnh nhân không ăn uống cho tới khi triệu chứng đau giảm, sôi bụng trở lại. Mục đích giúp tụy nghỉ ngơi, không tiết men tiêu hóa.
  • Đặt ống thông tá tràng: Hút dịch, lưu ống thông cho đến khi bệnh nhân đỡ nôn, giảm trướng bụng.
  • Chăm sóc theo dõi chặt các chỉ số sống, độ bão hoà oxy, nếu có các dấu hiệu nước tiểu ít, rối loạn huyết động, giảm độ bão hoà oxy máu chuyển đơn vị điều trị tích cực.
  • Truyền dịch tĩnh mạch đảm bảo đủ nước, điện giải và năng lượng. Tốc độ truyền dịch tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có biểu hiện tụt huyết áp thì truyền tốc độ nhanh đến khi đảm bảo được huyết động ổn định, duy trì tốc độ truyền 250-500ml/ giờ.
  • Dùng thuốc giảm đau: Dùng thuốc từ paracetamol (đối với trường hợp đau nhẹ và vừa); với trường hợp thuốc giảm đau thông thường không đỡ thì có thể dùng morphine.
  • Kiểm soát các rối loạn chuyển hóa giúp sớm cải thiện triệu chứng lâm sàng, hạn chế biến chứng của viêm tụy cấp.

7.2.Điều trị theo nguyên nhân xác định được

  • Nếu do sỏi mật: Có thể chỉ định nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) để lấy sỏi nếu gây tắc nghẽn. Sau giai đoạn cấp: phẫu thuật cắt túi mật để phòng tái phát.
  • Nếu do rượu: Cần ngưng rượu hoàn toàn và điều trị cai nghiện nếu cần.
  • Nếu do thuốc, nhiễm trùng, tăng triglyceride máu. Ngưng thuốc gây viêm tụy, điều trị nguyên nhân tương ứng.

7.3.Điều trị tụy cấp nặng hoặc có biến chứng

Nếu bệnh tình diễn tiến nặng hơn thì ưu tiên điều trị theo biến chứng:

Biến chứngPhương pháp điều trị
Suy hô hấpThở oxy, thở máy nếu cần
Suy thậnLọc máu liên tục CRRT
Nhiễm trùng tụy, hoại tử tụyKháng sinh, dẫn lưu ổ áp xe, phẫu thuật cắt bỏ tụy hoại tử
Tràn dịch màng phổi, ổ bụngDẫn lưu dịch
Tắc mật do sỏiERCP hoặc mổ lấy sỏi (nếu cần)

8. Phương pháp phòng ngừa viêm tụy cấp

Phòng ngừa viêm tụy cấp là ngăn chặn các yếu tố nguy cơduy trì lối sống lành mạnh để không kích thích tụy bị tổn thương. Để phòng ngừa viêm tụy, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau: 

  • Hạn chế tiêu thụ rượu, bia và không hút thuốc lá. 

Rượu là nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp, đặc biệt ở người uống thường xuyên, kéo dài. Ngay cả người từng bị viêm tụy nhẹ cũng dễ bị tái phát và nặng hơn nếu tiếp tục uống rượu. 

Cách phòng ngừa tốt nhất: ngưng hoàn toàn rượu bia.

  • Ăn uống lành mạnh và vệ sinh, tránh nhiễm ký sinh trùng. Kết hợp tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước để kiểm soát cân nặng, mỡ máu giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ tụy.

  • Hạn chế ăn mặn, đồ ăn nhanh và các thực phẩm giàu chất béo. 
  • Nếu mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu hoặc sỏi mật, mọi người cần quản lý tốt các bệnh nền và thực hiện khám định kỳ để phòng tránh biến chứng viêm tụy.

Tuyến tụy là cơ quan chính sản xuất insulin – hormone kiểm soát lượng đường máu. Nếu tụy gặp vấn đề, nguy cơ tiểu đường tăng lên rõ rệt. Tế bào beta tụy bị tấn công tự miễn có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 1. Nhưng nếu tụy vẫn tiết insulin nhưng không đủ hoặc tế bào kháng insulin có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Tuyến tụy là trung tâm kiểm soát đường huyết. Nếu tụy khỏe – bạn ít lo tiểu đường. Nếu tụy tổn thương – tiểu đường có thể đến rất nhanh.

Vì thế, ngoài các biện pháp phòng ngừa viêm tụy cấp kể trên, bạn có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu (Nhật Bản). Đây là sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường, tuyến tụy cao cấp Nhật Bản với lịch sử gần 40 năm được tin dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam với hơn 100 triệu khách hàng đã sử dụng.

Kikuimo Seikatsu có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng,

Inulin cô đặc từ củ Cúc vu Nhật Bản là thành phần tạo nên những công dụng vượt trội của viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu, đặc biệt là giảm gánh nặng cho tuyến tụy. Inulin vào được tế bào và tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể người thay thế cho đường glucose mà không cần đến vai trò của insulin. Phục hồi chức năng tuyến tụy: Inulin khi đi tới ruột non sẽ thúc đẩy tăng sinh hormone GLP-1, hormone này giúp tuyến tụy tiết insulin tự nhiên từ đó hồi phục chức năng tuyến tụy.

Viêm tụy cấp là một bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm, tiến triển nhanh, có thể gây biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, sốt, vàng da và nhanh chóng đến cơ sở y tế là điều cực kỳ quan trọng. Bảo vệ tuyến tụy hôm nay chính là bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể lâu dài.

Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm thông tin gì về bệnh viêm tụy cấp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *