Điều trị đái tháo đường bằng insulin là phương pháp phổ biến được bác sĩ khuyến nghị kèm theo chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Chọn vị trí tiêm insulin như thế nào cho phù hợp, kỹ thuật tiêm đúng chuẩn ra sao giúp insulin phát huy hiệu quả tốt nhất sẽ được thông tin trong bài viết dưới đây!
Xem thêm:

1. Các vị trí tiêm insulin

Vị trí tiêm InsulinVị trí tiêm Insulin

Insulin là hormone giúp quản lý bệnh tiểu đường khi được tiêm vào cơ thể. Vì thế, tiêm Insulin là phương pháp hiệu quả để điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường. Lúc này insulin có tác dụng thúc đẩy sự vận chuyển Glucose qua màng tế bào.

Hiện có nhiều loại insulin khác nhau, tùy từng loại mà có thời gian tiêm khác nhau. Trước khi tiêm, cần làm sạch vị trí tiêm để insulin được hấp thụ tốt nhất, Insulin được tiêm vào lớp mỡ ngay dưới da, còn được gọi là tổ chức dưới da. Thuốc được tiêm bằng một kim nhỏ hoặc một thiết bị trông giống như bút. Các vị trí tiêm là: 
  • Vị trí bụng: Đây là vị trí tiêm insulin được nhiều bác sĩ khuyến cáo tiêm nhất. Nguyên nhân vì insulin được hấp thu khác nhau ở mỗi vị trí tiêm khác nhau. Bụng là nơi insulin đi vào máu nhanh nhất, cũng là vị trí dễ tiếp cận, ít gây khó chịu. Để tiêm vào bụng, hãy véo mô mỡ từ bên cạnh giữa eo và xương hông, nên cách rốn khoảng 5cm là đẹp.
  • Vị trí cánh tay: Tiêm insulin ở vị trí này, tốc độ hấp thu insulin vừa phải, không nhanh như ở bụng. Khi tiêm ở cánh tay, kim phải được đặt ở mặt sau cánh tay (vùng cơ tam đầu, bắp tay sau), khoảng giữa vai và khuỷu tay. Vị trí tiêm này thường gây khó khăn trong việc tự tiêm, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của y tá hoặc người thân nhé.
  • Vị trí đùi: Đây là vị trí hấp thụ insulin chậm nhất nhưng là vị trí tiêm thuận lợi cho người bệnh có thể tự tiêm. Khi tiêm đùi, cần đâm kim vào phía trước của đùi, đoạn giữa đầu gối và háng, hơi lệch về phía ngoài chân. Độ sâu tiêm thuốc  vào nếp véo da ít nhất 2,5-5cm.
  • Lưng hoặc hông: Ở vị trí tiêm insulin này tốc độ hấp thụ thuốc cũng khá chậm, nhưng thuận lợi cho người bệnh tự tiêm. Tiêm ở thắt lưng hoặc hông thì nên vẽ một đường tưởng tượng qua đỉnh của mông nối hai bên hông. Đặt kim trên đường này nhưng bên dưới khoảng cách cột sốt và nách giữa.

2. Nguyên tắc cần nhớ khi tiêm insulin

Nguyên tắc tiêm InsulinNguyên tắc tiêm Insulin

Để hạn chế các biến chứng khi tiêm insulin, người bệnh cần nhớ những nguyên tắc tiêm tại vị trí tiêm insulin dưới đây:
  • Chọn cùng một vùng tiêm trong nhiều ngày nhưng không tiêm nhiều lần trên cùng một vị trí tiêm nhất định. Không tiêm gần rốn hoặc tiêm gần các vết sẹo, nốt ruồi.
  • Mỗi mũi tiêm nên cách nhau từ 2-4cm, tránh cho vùng da nơi tiêm bị chai sần, tổn thương da dẫn đến kém hấp thu insulin và đau sau khi tiêm.
  • Nếu vùng dự định tiêm phải vận động nhiều nên chuyển sang vùng khác. Ví dụ: nếu tiêm vùng đùi nhưng sau tiêm phải đạp xe nhiều thì nên chọn vị trí cánh tay để ưu tiên tiêm.
  • Không tiêm vào vùng da bẩn chưa được vệ sinh sạch sẽ vì khả năng hấp thu insulin tại đây sẽ bị giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng sau tiêm.
  • Nên rửa tay với xà phòng và nước ấm trước khi tiêm, sát khuẩn sạch da bằng bông đã tẩm cồn, sau đó đợi 20 giây để da khô trước khi tiêm tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Không tiêm insulin quá sâu, đợi hơn 15 phút mới ăn sau khi tiêm insulin. Cố gắng không hoảng loạn nếu nhận thấy đã lỡ tiêm quá ít hoặc quá nhiều insulin.

3. Biến chứng khi tiêm insulin

Biến chứng khi tiêm Insulin

Biến chứng khi tiêm Insulin
Trong trường hợp bắt buộc dùng insulin, các bác sĩ chuyên khoa nội tiết sẽ luôn giải thích cho bạn những nguy cơ, biến chứng có thể gặp phải để bạn biết cách xử lý trong từng tình huống cụ thể.
  • Hạ đường huyết:
    • Đây là biến chứng phổ biến nhất người bệnh gặp phải sau khi tiêm insulin.
    • Nguyên nhân là do dùng quá liều insulin, làm thay đổi tình trạng bệnh nhân trong một thời gian ngắn, từ nồng độ glucose máu rất cao chuyển sang tình trạng hạ đường huyết.
    • Biểu hiện bệnh nhân: mệt mỏi, run, tăng tiết mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác đói, tê môi, nhức đầu, lơ mơ, hôn mê.
    • Cách xử lý: Trường hợp hạ đường huyết nhẹ có thể uống cốc nước đường hoặc glucose. Trường hợp nặng, tiêm tĩnh mạch 20-40ml dung dịch glucose 20% hoặc 1-2mg glucagon và đưa vào viện cấp cứu.
  • Nhiễm trùng nơi tiêm
    • Nguyên nhân do từ đầu, người bệnh không thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh vị trí tiêm insulin.
    • Cách xử lý: Gặp và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm Insulin:
    • Biến chứng nặng khi điều trị bằng insulin. Chính là teo tổ chức mỡ dưới da chỗ tiêm do rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học, lý sinh, nhiệt và kỹ thuật tiêm.
    • Biểu hiện: Sau 1-6 tháng, tại vị trí tiêm insulin xuất hiện vùng da lõm xuống, nặng hơn có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da mở diện tích rộng tại vị trí tiêm.
    • Cách xử lý: Thay đổi luân phiên chỗ tiêm hoặc điện phân tại chỗ bằng lipase.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tiêm insulin là một trong những biện pháp hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi lựa chọn vị trí tiêm insulin, thời điểm tiêm cũng như liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần hết sức quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có thể sử dụng thêm một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt như Kikuimo.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *