Có nhiều người thắc mắc không biết uống thuốc sau khi uống rượu có sao không vì lo lắng thuốc sẽ tương tác với rượu, gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Thực tế thì có nhiều khía cạnh khác nhau, một số trường hợp uống thuốc sau khi uống bia rượu không ảnh hưởng gì, một số trường hợp lại gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tham khảo bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Tác hại nếu uống thuốc sau khi uống rượu

Uống rượu bia gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và các cơ quan khác của cơ thể. Bên cạnh đó, rượu bia còn có thể mang đến những tương tác có hại đối với một số loại thuốc. Chính vì vậy, đa phần các bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân không nên uống thuốc sau khi uống rượu để tránh một số tác hại sau đây:
- Gây ra các triệu chứng khó chịu: Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khi uống thuốc sau uống rượu như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, huyết áp thay đổi, ngất xỉu, khả năng phối hợp giữa các bộ phận kém, có những hành vi không bình thường…
- Biến chứng nguy hiểm: Trong một số trường hợp, rượu tương tác với các thành phần của thuốc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết nội, ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, suy hô hấp, gan bị tổn thương, trầm cảm…
- Té ngã hoặc chấn thương: Trường hợp này có thể xảy ra với tất cả mọi người khi uống rượu nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Hậu quả của té ngã là làm tổn thương cơ thể, một số trường hợp có thể dẫn đến thương tật, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
- Tác dụng của thuốc bị giảm: Rượu có thể tương tác và làm giảm tác dụng của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Thậm chí, một số trường hợp uống thuốc sau khi uống rượu còn có thể gây ra tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm.
2. 7 loại thuốc uống cùng rượu sẽ gây nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết bạn nên tránh sử dụng thuốc ngay sau khi uống rượu. Đặc biệt, nếu bạn đang điều trị bằng một trong số 7 loại thuốc dưới đây thì cần lưu ý hơn:
- Thuốc hạ huyết áp: Rượu có thể tương tác với thuốc khiến huyết áp đột ngột thay đổi, khiến nhịp tim nhanh hơn. Một số loại thuốc hạ huyết áp như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc đối kháng calci có thể khiến huyết áp giảm mạnh khi dùng dung với rượu bia, gây ra tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu. Một số trường hợp cũng có thể khiến cho nhịp tim tăng đi kèm với huyết áp tăng. Với các thuốc giảm cholesterol để giảm huyết áp, thuốc được chuyển hóa tại gan nên có thể gây ra xuất huyết gan, gan bị tổn thương.
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh kê đơn như metronidazole, tinidazole, cephalosporin và trimethoprim – sulfamethoxazole khi kết hợp với rượu bia có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng thường thấy là đỏ bừng mặt, buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh… Trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh này, bạn không nên sử dụng rượu bia, trong một số trường hợp bất khả kháng thì có thể uống rượu sau 72 giờ uống thuốc.
- Thuốc giảm đau paracetamol: Thuốc giảm đau paracetamol có hại cho gan, hay còn gọi là nhiễm độc gan do paracetamol, nếu nghiêm trọng có thể gây ra suy gan cấp tính. Uống rượu cũng khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để thải độc, kết hợp cùng với paracetamol sẽ làm cho gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Thuốc cảm cúm và cảm lạnh: Đa phần các loại thuốc cảm cúm, cảm lạnh, thuốc thông mũi có chứa pseudoephedrine, chúng khiến người dùng cảm thấy chóng mặt và buồn ngủ. Các loại thuốc này nếu sử dụng cùng lúc với rượu sẽ làm tình trạng chóng mặt, buồn ngủ nghiêm trọng hơn.
- Thuốc điều trị đái tháo đường type 2: Một số loại thuốc sử dụng để điều trị đái tháo đường tuýp 2 như metformin, glibenclamid, glimepirid, glipizid… nếu dùng thêm rượu có thể khiến đường huyết giảm đột ngột, dẫn đến hôn mê, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Thuốc điều trị trầm cảm: Dùng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tình trạng mơ màng, chóng mặt, nếu dùng thuốc sau khi đã uống rượu thì tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn, gây ra nhiều rủi ro như té ngã, tai nạn… Rượu còn có thể làm tác dụng của thuốc trầm cảm bị suy giảm, khiến bệnh nặng hơn. Nếu sử dụng nhóm thuốc trầm cảm có chất ức chế IMAO (monoamine oxidase) có thể gây ra một số tình trạng như tăng huyết áp, nhịp tim tăng cao…
- Nhóm thuốc kháng histamin hoặc (promethazin,, clorpheniramin, alimemazin): Bản thân các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn là gây buồn ngủ, nếu kết hợp với rượu có thể khiến cơn buồn ngủ trầm trọng hơn.
3. Những điều cần tránh sau khi uống rượu, say rượu

Ngoài việc không nên uống thuốc sau khi uống rượu, bạn cũng nên tránh một số điều dưới đây sau khi dùng rượu bia để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Tắm: Không nên tắm ngay sau khi uống rượu, cho dù tắm nước nóng đi chăng nữa. Điều này có thể khiến đường huyết giảm đột ngột, gây ra ngất xỉu, hôn mê. Một số trường hợp khác có thể bị cảm lạnh, ốm sốt, thân nhiệt tăng hoặc giảm bất thường. Trong trường hợp bạn bị bệnh tim mạch vành hoặc huyết áp cao thì cần đặc biệt lưu tâm, bởi tắm lúc này có thể gây ra nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
- Uống trà, cafe: Trà và cà phê có thể khiến tình trạng khát nước, mất nước trở nên trầm trọng hơn vì đây là hai loại nước lợi tiểu. Bên cạnh đó, trà đặc có thể khiến tim hưng phấn quá độ, đập nhanh hơn khiến gan, thận bị ảnh hưởng, trong khi đó hai cơ quan này đang phải làm việc với cường độ cao để thải cồn ra khỏi cơ thể.
- Uống đồ có gas: Khí gas trong đồ uống kết hợp với rượu có thể làm cho cho tốc độ lan tỏa cồn trong cơ thể nhanh chóng, khiến gan phải làm việc quá sức. Bên cạnh đó, sự kết hợp này còn sản sinh ra khí CO2 gây hại cho thận, gan, đường ruột và dạ dày; một số trường hợp có thể xảy ra tình trạng chảy máu dạ dày, chảy máu đường ruột…
- Đắp chăn điện: Uống rượu quá say khiến chức năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể bị rối loạn, cơ thể mất nhiệt nhiều hơn nên dễ gây ra cảm giác ớn lạnh. Đắp chăn điện có thể khiến bạn cảm thấy ấm áp hơn nhưng lại có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên quá mức, làm mạch máu giãn nở, nhịp tim tăng cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực rất nguy hiểm.
- Vận động mạnh: Vận động mạnh sau khi uống rượu có thể khiến bạn bị mất nước, các cơ quan cũng phải hoạt động mạnh hơn, từ đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn. Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn sau khi uống rượu để cơ thể tỉnh táo, uống nhiều nước để tăng tốc độ thải cồn của cơ thể.
- Bật điều hòa quá lạnh: Khi say rượu, nồng độ cồn trong máu cao khiến mạch máu giãn nở, lỗ chân lông mở rộng, do đó rất dễ bị trúng gió, cảm lạnh. Người say không đủ tỉnh táo, ngủ quá say nên không thể điều chỉnh nhiệt độ cao lên, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Sau khi say rượu, bạn có thể sử dụng viên giải độc gan, tăng cường chức năng gan Shugo Densetsu Premium để bảo vệ cơ thể tốt hơn. Viên uống có sự kết hợp hoàn hảo giữa 4 loại nghệ là nghệ hoàng kim, nghệ vàng, nghệ tím, nghệ trắng cùng với các loại thảo dược như lá ổi, lá dây thìa canh, lá húng chanh, tinh chất Shijimi chiết xuất từ nghêu nước ngọt của Nhật, mang đến công dụng giải rượu, bảo vệ gan và dạ dày, ổn định đường huyết, tăng cường chức năng gan.
Viên giải rượu, bảo vệ gan và dạ dày Shugo Densetsu Premium giúp đẩy nhanh quá trình đào thải cồn ra cơ thể, hạn chế tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi say, giúp người uống nhanh tỉnh táo hơn. Sản phẩm hiện đang được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Shop Nhật Bản, có đủ tem mác và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm được những tác hại của việc uống thuốc sau khi uống rượu, từ đó có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu muốn mua viên giải rượu, bảo vệ gan Shugo Densetsu Premium và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nội địa Nhật, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.