Tết là thời điểm lý tưởng để thực hiện các chuyến du xuân cùng người thân và gia đình. Tuy nhiên, với người bệnh huyết áp cao thì cần lưu ý đem theo thuốc để xử lý những rối loạn nhẹ mắc phải hoặc phòng trường hợp huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ.
Trong các ngày du xuân, sự thay đổi môi trường, khí hậu, nhịp sống, thậm chí là thay đổi về thức ăn, đồ uống hàng ngày, làm cơ thể bị rối loạn, dễ mắc một số bệnh cấp tính như cảm sốt, nhức đầu, ho, rối loạn tiêu hóa, dị ứng hoặc nguy cơ huyết áp tăng cao, đột quỵ… Vì thế với người bệnh huyết áp cao, cần lưu ý mang theo một số loại thuốc bao gồm thuốc trị bệnh mạn tính và thuốc trị các rối loạn nhẹ.
Bệnh cấp tính: Mua ở nhà thuốc mang theo
– Cảm sốt: Biểu hiện chung là sốt và đau đầu. Thuốc để giảm triệu chứng này là aspirin và paracetamol. Dù giảm đau và hạ sốt nhanh nhưng aspirin gây nhiều tác dụng phụ hơn nên lựa chọn tốt nhất vẫn là paracetamol.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc trị cảm sốt. Nếu dùng paracetamol liều cao trên 4.000 mg/ngày (trên 8 viên 500 mg/ngày) ở người lớn có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan.
Nên mang theo thuốc cảm sốt trong chuyến du xuân
– Khó tiêu, đầy bụng: Nếu kèm theo đau gọi là đau dạ dày, nên dùng một thuốc kháng axít: maalox plus, simelox, phosphalugel, gasvicon, pepsan. Nếu chỉ khó tiêu, đầy bụng thì nên dùng thuốc là men tiêu hóa: neopeptine. Cũng có thể dùng gừng giã nhỏ lấy nước hòa với nước âm ấm uống để làm giảm chứng khó tiêu.
– Tiêu chảy: Thường gặp là chứng tiêu chảy cấp. Người lớn bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Khi đó, người lớn có thể dùng các thuốc như loperamid (biệt dược imodium, trẻ quá nhỏ không dùng).
– Táo bón: Thường gặp do khẩu phần ăn ngày Tết thường thiếu chất xơ. Có thể cải thiện bằng cách ăn nhiều chất xơ, ăn các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Nếu tình trạng không giảm, có thể dùng các thuốc trị táo bón tạo khối như igol, metamucil hoặc dùng thuốc trị táo bón thẩm thấu sorbitol, forlax, lactulose.
– Nôn ói: Thường do say tàu xe, có thể dùng một thuốc chống nôn như: promethazine (phenergan), diphenhydramine (nautamine), dimenhydrinate (dramamine), cinnarizine (stugeron)… hoặc dùng dạng thuốc dán vào da sau tai là scopolamine (trẻ dưới 8 tuổi không được sử dụng).
– Ho: Khi đi chơi xa, người già dễ bị ho do nhiễm lạnh. Có thể dùng kháng histamin trị dị ứng nhưng có tác dụng làm dịu và giảm ho như phenergan, théralène hoặc thuốc trị ho atussin, toplexil, pulmofar…
– Dị ứng, nổi mẩn ngứa: Có thể do dị ứng thức ăn hoặc dị ứng do thời tiết, côn trùng cắn, đốt. Nếu ở mức độ nhẹ, chỉ nên dùng các kem bôi ngoài da, chống ngứa chứa tinh dầu như menthol… Trẻ có thể dùng sirô phenergan, xirô theralene; người lớn dùng thuốc viên fexofenadine, cetirizine…
Lưu ý: Các thuốc nêu trên có thể nhờ dược sĩ ở nhà thuốc hướng dẫn mua trữ và chỉ cách sử dụng. Chú ý chỉ dùng thuốc trị rối loạn nhẹ từ 5 đến 7 ngày, nếu triệu chứng không đỡ thì phải đến bác sĩ.
Bệnh huyết áp cao: Mang thuốc theo đơn bác sĩ
Mức huyết áp sẽ thay đổi theo sự hoạt động của cơ thể và thời gian trong ngày. Dù đi chơi xa cũng không nên bỏ thói quen đo huyết áp hằng ngày. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ thuốc cho suốt hành trình du lịch. Tốt nhất, bạn hãy mang dư thuốc, hộp chia thuốc để đề phòng trường hợp quên thuốc, thuốc bị rơi, bị mất.
Bạn cần uống thuốc đúng giờ, đúng liều, nếu bữa ăn cách xa nhau, bạn có thể ăn nhẹ thêm bữa phụ bằng đồ ăn mang theo để uống thuốc. Ngoài ra, bạn có thể mang theo sổ khám để phòng các trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể biết được tình trạng bệnh của bạn.
Cần theo dõi để uống thuốc đúng giờ trong chuyến du xuân
Ngoài ra, trong các chuyến du lịch, thói quen sinh hoạt hàng ngày về ăn uống, vận động, đi lại tác động làm huyết áp tăng giảm thất thường. Vì vậy, vật bất ly thân của người huyết áp cao khi đi du lịch đó là “máy đo huyết áp”.
Để không bị quên, bạn hãy đặt lịch đo huyết áp cố định trong ngày (ví dụ đầu giờ sáng hoặc buổi tối …) để không ảnh hưởng đến lịch trình đi. Điều này sẽ giúp bạn luôn nắm được chỉ số huyết áp của mình đang ở mức bình thường hay ở mức cao, thấp để điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và dùng thuốc hợp lý trong suốt chuyến đi.
Ngoài ra, người bệnh huyết áp cao có thể tham khảo thêm sản phẩm VIÊN GIẢM HUYẾT ÁP PEPTIDE CÁ TRÍCH NHẬT BẢN để làm người bạn đồng hành trong chuyến du xuân.
Dòng sản phẩm được chiết xuất từ 100% là cơ, thịt của cá trích, sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản có các tác dụng:
✔️Tăng độ đàn hồi thành mạch, giúp ổn định huyết áp đặc biệt sản phẩm không có tác dụng phụ đối với cơ thể. ✔️Sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, giúp tăng cường sức khỏe não bộ của bạn.Điều chỉnh huyết áp, có tác dụng tích cực đối với những bệnh nhân tim mạch. ✔️Đóng vai trò phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, góp phần cho sự phát triển hoàn hảo cho hệ thần kinh. ✔️Giảm hàm lượng cholesterol toàn phần, hàm lượng triglyceride máu, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) gây vữa xơ động mạnh là căn nguyên của bệnh nhồi máu cơ tim. NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN