Đa số chúng ta đều cho rằng tiểu đường là bệnh chỉ gặp ở người lớn mà không hề biết rằng tiểu đường cũng có thể gặp ở trẻ em. Điều này dẫn đến việc bệnh không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Vậy thực chất trẻ em có bị tiểu đường không, nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết thế nào và cách phòng tránh ra sao? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản để có được câu trả lời cho những băn khoăn này nhé.

1. Trẻ em có bị tiểu đường không?

Trẻ em có bị tiểu đường không? Câu trả lời là có thể. Không phải chỉ người lớn mới bị tiểu đường mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tiểu đường có 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, cả hai loại đều có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả người trưởng thành lẫn trẻ em.

Trẻ em có bị tiểu đường không?

Theo nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ thì trẻ em và thanh thiếu niên là cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 1 như người lớn. Trẻ em bị tiểu đường tuýp 1 có từ 10-20% là do di truyền từ cha mẹ. Bệnh thường không được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, chỉ khi các triệu chứng được thể hiện rõ ràng thì người bệnh mới đi khám và biết mình mắc bệnh. Trong khi đói, trẻ em bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu do nguyên nhân thừa cân, béo phì hoặc chế độ ăn uống thiếu khoa học gây ra. Do đó, cha mẹ cần theo dõi con một cách sát sao, hướng dẫn con ăn uống khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh một cách hiệu quả nhất.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ em có thể mắc tiểu đường

Tiểu đường ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nắm được những nguyên nhân này sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn khi trẻ bị mắc bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tiểu đường ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo.

– Nguyên nhân di truyền

Di truyền là yếu tố có ảnh hưởng từ 10-20% nguy cơ trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Điều này có nghĩa là trẻ có bố mẹ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ có bố mẹ không bị mắc bệnh. Từ khi sinh ra, trẻ đã có sự bất thường trong việc sản xuất insulin hoặc cơ thể kháng insulin, dẫn đến việc đường huyết không được kiểm soát tốt và gây ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, cũng không loại trừ trẻ bị mắc bệnh tiểu đường do người mẹ bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai. Do đó, trong quá trình mang thai, người mẹ cần chú ý chăm sóc cơ thể, theo dõi đường huyết và kiểm soát chế độ ăn của mình, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp bị mắc tiểu đường thai kỳ, nên trao đổi với bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở thai nhi, trong đó bao gồm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng. Trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt có ga, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate….sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao và dẫn theo nhiều nguy cơ về sức khỏe khác. Ăn uống một cách thiếu khoa học, quá dư thừa chất sẽ khiến trẻ bị thừa cân, béo phì – đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn uống không hợp lý – Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh tiểu đường

– Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Ăn uống không khoa học kết hợp với chế độ nghỉ ngơi không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ em. Khi trẻ ngủ nhiều quá nhiều nhưng ít vận động thể dục thể thao sẽ bị tăng cân, béo phì, kèm theo đó là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiểu đường

Như đã đề cập trên đây, trẻ bị mắc bệnh tiểu đường không thể hiện triệu chứng rõ ràng khi mới mắc bệnh, chỉ khi bệnh đã tiến triển nặng thì biểu hiệu nhiều triệu chứng phổ biến dưới đây.

2.1. Hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, liên tục

Đây là dấu hiệu rất phổ biến ở bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh, lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến thận phải làm việc với cường độ cao để lọc và hấp thụ đường bị dư thừa. Khi thận không còn đủ khả năng để đảm nhiệm công việc này thì lượng đường trong máu sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường bài tiết, khi đó trẻ rất dễ bị khát nước, đi tiểu thường xuyên và liên tục.

2.2. Dễ bị đói dù mới ăn xong

Một triệu chứng dễ gặp khác ở trẻ em bị bệnh tiểu đường là có thể xuất hiện những cơn đói thường xuyên, kéo dài, thậm chí ngay khi mới ăn xong. Nguyên nhân là bởi cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, khiến đường không được vận chuyển đến các mô, khiến cho cơ thể bị cạn kiệt năng lượng.

2.3. Mệt mỏi, uể oải

Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải cũng là một trong những biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường. Đường bị dư thừa trong máu nhưng lại không vận chuyển được đến các cơ quan, tế bào cần thiết nên tế bào bị cạn kiệt năng lượng, từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động của cơ thể.

2.4. Sút cân bất thường

Khi đường bị đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu, trẻ sẽ bị mất năng lượng nên cảm thấy đói. Tuy nhiên, dù trẻ ăn nhiều hơn bình thường nhưng các mô trong cơ thể vẫn không nhận được năng lượng từ đường có trong thức ăn mà trẻ ăn. Khi cơ thể đã cạn kiệt năng lượng, cơ thể sẽ dùng năng lượng từ các mô mỡ đã được tích lũy trước đó để sử dụng và gây ra tình trạng sút cân ở trẻ. Bởi vậy, nếu thấy trẻ có dấu hiệu sút cân bất thường, cha mẹ cần để ý con vì có thể đây là dấu hiệu của tiểu đường. 

2.5. Mắt bị mờ

Mắt là một trong những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất khi trẻ bị tiểu đường. Lượng đường máu tăng cao sẽ rút dịch từ các mô trong cơ thể, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt, khi đó khả năng điều chỉnh tiêu cự của mắt sẽ bị ảnh hưởng, gây là tình trạng mắt bị mờ. Ở giai đoạn đầu, bệnh tiểu đường chưa làm ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu không điều trị kịp thời, thị lực của trẻ sẽ bị suy giảm, thậm chí là mù lòa do các mạch máu ở võng mạc bị tổn thương. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nhìn mờ, cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để có cách can thiệp kịp thời.

2.6. Triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng nêu trên đây, trẻ bị tiểu đường còn có thể có những triệu chứng khác như: thở nhanh, đau bụng, mất tri giác, co giật, hôn mê…. Đây là những triệu chứng khi bệnh đã trở nặng, lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nhanh nhất có thể để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

4. Cách phòng tránh tiểu đường ở trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy cha mẹ nên theo dõi và hướng dẫn trẻ làm thế nào để phòng bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Từ những nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ tìm được cách phòng ngừa bệnh dưới đây:

  • Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ: Tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ăn nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn, nên nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ: Cha mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế đồ ăn có chứa nhiều đường, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn có quá nhiều tinh bột, nước ngọt có ga…. Nên tăng cường ăn rau xanh để bổ sung chất xơ, từ đó làm chậm quá trình hấp thụ đường vào cơ thể. Khi chế độ ăn uống được kiểm soát nghiêm ngặt có thể giúp kiểm soát cân nặng của con, hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể: Cha mẹ nên theo dõi và khuyến khích các con vận động, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường. Vận động thường xuyên sẽ giúp trẻ không bị thừa cân, béo phì, làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Vận động còn có tác dụng làm tăng độ nhạy của insulin, từ đó giúp việc vận chuyển đường đến các cơ quan trong cơ thể hiệu quả hơn.
  • Thăm khám định kỳ: Trẻ cần được thăm khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nguy cơ mắc bệnh, nhất là khi trẻ bị thừa cân, béo phì.

Trong trường hợp xấu không may trẻ bị mắc bệnh tiểu đường, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động của trẻ để giúp việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy theo nguyên nhân mắc bệnh và tình trạng riêng từng trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp như sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để đưa lượng đường huyết về mức bình thường, ổn định.

Cha mẹ cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu của Nhật Bản để giúp trẻ phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả hơn. 

Viên uống Kikuimo Seikatsu có tác dụng cải thiện tính kháng insulin của cơ thể, ức chế quá trình hấp thu đường và carbohydrate của cơ thể, hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn, từ đó đề phòng tình trạng đường hóa là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, Alzheimer…Thành phần inulin có trong viên uống Kikuimo Seikatsu có thể đi vào tế bào, tham gia quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng mà không cần dùng đến đường glucose và vai trò của insulin. Chức năng này có tác dụng làm giảm gánh nặng cho tuyến tụy, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, viên uống Kikuimo Seikatsu là một trong số cực kỳ ít các sản phẩm hỗ trợ tiểu đường trên thị trường có tác dụng giúp phục hồi chức năng tuyến tụy. Sản phẩm có thể kích thích ruột non tiết ra hormone GLP-1, có tác dụng thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin tự nhiên, từ đó giúp phục hồi chức năng tuyến tụy một cách hiệu quả nhất.

Bệnh nhân tiểu đường sử dụng viên uống Kikuimo Seikatsu với liệu trình tối thiểu 2-3 tháng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giảm hẳn các biến chứng thường gặp như tê khớp bàn tay, bàn chân, huyết áp… Sau một thời gian sử dụng, đường huyết được giữ ở mức ổn định, tiến tới việc giảm dần và bỏ hoàn toàn thuốc tây đã sử dụng.

=>>> Tìm hiểu thêm: Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu (450viên/ hộp)

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ em có bị tiểu đường không, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. Để được tư vấn thêm về viên uống hỗ trợ tiểu đường và các sản phẩm nội địa Nhật khác, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ 

Hotline: 0904.400.500 

Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội 

Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *