Không riêng gì người lớn, trẻ em cũng có khả năng bị tiểu đường. Bởi vậy, việc theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh tiểu đường ở trẻ em là điều mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm, nhất là đối với những trẻ thừa cân, béo phì. Vậy trẻ béo phì có bị tiểu đường không, dấu hiệu mắc bệnh là gì, cách điều trị như thế nào…? Mời bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản nhé.
1. Tiểu đường – bệnh không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc
Tiểu đường là bệnh có liên quan đến nội tiết tố, là quá trình chuyển hóa đường trong máu bị rối loạn khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng về thận, huyết áp, các bệnh tim mạch và nhiều bệnh lý khác.
Tiểu đường không chỉ là bệnh xảy ra ở người lớn mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải. Trong đó, tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Nguyên nhân trẻ em mắc bệnh tiểu đường có thể do yếu tố di truyền từ 10-20%. Đa phần các biểu hiện của tiểu đường tuýp 1 trên trẻ không quá rõ ràng nên bệnh không được phát hiện sớm, chỉ khi các biểu hiện bệnh rõ ràng thì mới có thể phát hiện bệnh. Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ Insulin để phục vụ nhu cầu cơ thể. Trẻ trong ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc tiểu đường tuýp 1, kể cả khi mới sinh nhưng phổ biến nhất là từ 6-13 tuổi.
Trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 thường gặp chủ yếu ở trẻ bị thừa cân, béo phì, trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Đây là tình trạng tuyến tụy có khả năng sản xuất đủ Insulin nhưng Insulin lại hoạt động không hiệu quả.
Theo thống kê, trước những năm 90, khoảng trên 95% trẻ em mắc bệnh tiểu đường là loại tiểu đường tuýp 1. Hiện nay, số lượng trẻ em, nhất là trẻ thanh thiếu niên mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng. Có đến 10-50% trẻ em được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến tiền sử gia đình và tình trạng béo phì, thừa cân.
2. Những dấu hiệu mắc tiểu đường ở trẻ em
Trẻ em có thể mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Giống như nhiều bệnh lý khác, ban đầu các biểu hiện của bệnh tiểu đường ở trẻ em không quá rõ rệt, do đó nếu phát hiện trẻ có một số dấu hiệu dưới đây thì nên cho trẻ thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
– Hay khát nước và đi tiểu nhiều
Khát nước và đi tiểu nhiều là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường ở trẻ em. Khi đó, trẻ sẽ nhanh khát nước, uống nước liên tục và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do đường tích tụ nhiều trong máu nên thận phải làm việc nhiều hơn nhằm lọc và hấp thụ lượng đường bị dư. Khi thận bị quá tải, lượng đường dư thừa trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài cùng nước tiểu, biểu hiện là nước tiểu của trẻ có thể có màu hoặc dịch tế bào.
Trẻ mắc bệnh tiểu đường sẽ đi tiểu thường xuyên nên có khả năng bị mất nước. Khi mất nước, trẻ có xu hướng uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất, sau đó lại tiếp tục đi tiểu, tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ.
– Thường cảm thấy đói
Tiểu đường ở trẻ em có thể khiến trẻ nhanh bị đói, cơn đói dữ dội và kéo dài, thậm chí ngay khi mới ăn xong trẻ vẫn cảm thấy đói. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hụt Insulin trong cơ thể sẽ khiến lượng đường trong các mô suy giảm, cơ thể bị thiếu năng lượng nên cảm thấy nhanh đói.
– Trẻ thường xuyên uể oải, mệt mỏi
Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi, mất sức có rất nhiều nhưng đây cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Khi đi tiểu nhiều và liên tục khiến các tế bào bị cạn kiệt năng lượng, cơ thể sẽ bị mất sức, khả năng hoạt động kém hơn so với thông thường.
– Sụt cân bất thường
Trẻ em bị tiểu đường có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường nhưng các mô trong cơ thể lại không nhận được năng lượng từ đường có trong thực phẩm nạp vào. Khi đó, các mô sẽ lấy năng lượng được tích trữ trước đó trong các mô mỡ và gây ra tình trạng sụt cân bất thường.
– Thị lực giảm
Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ kéo theo tình trạng rút dịch từ các mô, bao gồm mô thủy tinh thể ở mắt. Khi đó, khả năng điều chỉnh tiêu cự của mắt bị suy giảm. Khi tiểu đường không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến sự hình thành các mạch máu mới ở võng mạc và khiến các mạch máu trước đó bị tổn thương. Ban đầu, tiểu đường chưa làm thị lực bị suy giảm nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể làm mất thị lực, thậm chí là mù lòa.
– Các triệu chứng khác
Ngoài những biểu hiện trên đây, trẻ mắc bệnh tiểu đường còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: thở nhanh, lơ mơ, co giật, nhiễm trùng, đau bụng, mất cảm giác… Đây là những biểu hiện khi bệnh đã chuyển nặng nên cần đưa đến cơ sở ý tế để điều trị kịp thời.
3. Trẻ béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường hay không?
Trẻ béo phì có bị tiểu đường không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những bậc phụ huynh có trẻ bị béo phì, thừa cân. Theo các nghiên cứu về bệnh, béo phì và tiểu đường tuýp 2 là hai tình trạng bệnh lý có liên quan mật thiết với nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
BS.Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh viện đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhi tiểu đường dưới 15 tuổi nhưng đã chung sống với bệnh từ 5-6 năm. Đa phần những bệnh nhi này đều bị thừa cân, béo phì.
Nghiên cứu được thực hiện trên trẻ em béo phì cho thấy, những trẻ thuộc đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 4 lần so với những trẻ có chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức bình thường. Trong đó, chủ yếu là nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em béo phì, thừa cân là do thói quen ăn uống không lành mạnh, chế độ ăn nhiều chất béo, chất đạm, các chất dinh dưỡng không cân đối, kèm theo đó là ít vận động khiến trẻ bị béo phì, thừa cân. Khi bị béo phì, trẻ có thể mắc phải nhiều chứng bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa như: béo trung tâm, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đề kháng Insulin và rối loạn dung nạp đường glucose. Trẻ bị béo phì thường gặp phải hiện tượng đề kháng Insulin, tức là tình trạng tuyến tụy vẫn sản xuất ra nhiều Insulin nhưng các tế bào lại không thể hấp thụ được đường trong máu.
Ở giai đoạn đầu của trẻ bị béo phì, việc sản xuất Insulin vẫn diễn ra bình thường nhưng do chất kháng Insulin được sinh ra nên chức năng của Insulin sẽ bị suy giảm theo thời gian. Khi đó, tuyến tụy sẽ phải làm việc nhiều hơn để sản xuất Insulin, về sau thì Insulin không đủ để phục vụ quá trình chuyển hóa đường và gây ra bệnh tiểu đường.
4. Những phương pháp điều trị tiểu đường ở trẻ em
Trẻ béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn so với những trẻ em có cân nặng bình thường. Khi trẻ mắc bệnh tiểu đường, cha mẹ nên cho con đến cơ sở y tế để thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Điều trị tiểu đường ở trẻ cần thực hiện sớm để tránh gây ra những bệnh lý chuyển hóa về sau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Phương pháp điều trị tiểu đường ở trẻ em là giúp trẻ có cơ thể cân đối, trong đó hiệu quả nhất là phối hợp 4 yếu tố dưới đây để đạt mục tiêu giảm tốc độ tăng cân nhưng vẫn đảm bảo sự phát triển bình thường:
– Tăng cường vận động: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế tăng cân. Mỗi ngày, trẻ nên vận động ít nhất 30 phút để tăng sức đề kháng, duy trì đường huyết ở mức ổn định.
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý để tránh cân nặng tăng cao: Nên hạn chế ăn các đồ ăn nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt đóng chai, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp… Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, đồ ăn chứa nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao.
– Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Không sử dụng rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe. Trẻ nên đi ngủ và thức giấc đúng giờ, không ngủ quá muộn. Loại bỏ thói quen lười vận động để giúp cân nặng được kiểm soát tốt hơn.
– Tăng cường các mối quan hệ giao tiếp lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để trẻ tự tin hơn, có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, từ đó tự điều chỉnh lối sống của mình một cách lành mạnh hơn, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Trong y học, việc điều trị tiểu đường cho trẻ cần đảm bảo hai yếu tố dưới đây:
– Duy trì đường huyết ở mức tối ưu
– Đảm bảo trẻ vẫn phát triển bình thường
Ở giai đoạn đầu điều trị, trẻ phải thử máu và tiêm thuốc nhiều lần trong ngày để kiểm tra đường huyết. Một số trẻ phải uống thuốc, cũng có một số trẻ phải tiêm Insulin tùy vào tình trạng bệnh từng trẻ. Về lâu dài, muốn điều trị hiệu quả thì cần làm xét nghiệm phân tích gen để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, nhất là với những trẻ có nguyên nhân mắc bệnh do yếu tố tiền sử gia đình.
Ngoài các biện pháp trên đây, cha mẹ có thể tham khảo và sử dụng thêm các sản phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hiện nay, viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu của Nhật Bản là sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu trong phòng và điều trị tiểu đường. Sản phẩm được chiết xuất từ 100% các thành phần tự nhiên từ Nhật Bản, trong đó chủ yếu là củ Cúc Vu Nhật Bản với hàm lượng Inulin cao – một loại chất xơ hòa tan có hoạt tính dược lý tốt, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Viên uống Kikuimo Seikatsu mang đến nhiều lợi ích dưới đây cho bệnh nhân tiểu đường:
– Giúp đường huyết giảm và ổn định sau một thời gian sử dụng
– Phục hồi chức năng tuyến tụy – điều mà rất ít sản phẩm điều trị tiểu đường trên thị trường có thể làm được
– Giảm thiểu các tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị tiểu đường.
– Ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng tiểu đường thường gặp như: biến chứng bàn chân, đục thủy tinh thể, tê khớp bàn tay, huyết áp, tim mạch, biến chứng thận…
– Sau khi đường huyết ổn định nhờ sử dụng viên uống Kikuimo Seikatsu, bệnh nhân có thể giảm dần lượng thuốc tây uống và điều trị (cần tham khảo ý kiến bác sĩ).
Viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Shop Nhật Bản thuộc Công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ các giấy tờ liên quan và được kiểm định chặt chẽ nên khách hàng có thể yên tâm.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề trẻ béo phì có bị tiểu đường không. Béo phì và tiểu đường có liên quan mật thiết với nhau, trong đó chủ yếu là tiểu đường tuýp 2, do đó cha mẹ nên theo dõi và kiểm soát cân nặng của con, đề phòng trẻ mắc bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu muốn được tư vấn về viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu, bạn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được Shop Nhật Bản hỗ trợ tận tình:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.