Tiểu đường ăn yến mạch được không, sử dụng yến mạch trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường theo liều lượng như thế nào để giúp hạ và ổn định đường huyết có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất, lành tính bậc nhất.

Xem thêm:

1. Chỉ số đường huyết của yến mạch

Chỉ số đường huyết của yến mạch

Chỉ số đường huyết của yến mạch

Yến mạch có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Sở dĩ vì yến mạch chứa Beta Glucan – một loại chất xơ hòa tan có thể hấp thụ trong ruột, tạo thành chất dẻo dày giống gel. Điều này giúp làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu Carbs, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Thực phẩm nào có chỉ số GI cao sẽ làm tăng lượng đường huyết nhiều hơn so với thực phẩm có chỉ số GI trung bình hoặc thấp. Cụ thể chỉ số GI của yến mạch như sau:

  • Bột yến mạch (cắt hoặc cán), cám yến mạch, muesli có GI ≤ 55
  • Yến mạch nhanh có GI khoảng 56-69
  • Bột yến mạch ăn liền có GI trên 70

Như vậy có thể phần nào hé lộ câu trả lời tiểu đường ăn yến mạch được không. Để minh chứng cụ thể hơn, bạn đọc có thể đọc tiếp thông tin sau đây.

2. Tiểu đường ăn yến mạch được không?

Tiểu đường ăn yến mạch được không?

Tiểu đường ăn yến mạch được không?
Thực tế, yến mạch là món ăn được nhiều người ưa thích, có thể chế biến thành món ăn sáng lành mạnh với nhiều chất xơ, calo. Đối với người cần kiểm soát cân nặng, yến mạch chính là gợi ý hoàn hảo. Tuy vậy, đối với bệnh nhân tiểu đường vẫn có một nỗi lo lắng rằng tiểu đường ăn yến mạch được không vì thành phần của chúng cũng chứa nhiều Carbs.
Nhưng, theo các bác sĩ chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng yến mạch, nhất là yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, có thể áp dụng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua làm bữa sáng hoặc nấu cháo.

3. Tác dụng của yến mạch với người mắc tiểu đường

Tác dụng của yến mạch với người mắc tiểu đường

Tác dụng của yến mạch với người mắc tiểu đường

Yến mạch có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với người bị bệnh tiểu đường như cải thiện và kiểm soát đường huyết, bổ sung chất xơ, tốt cho cân nặng cũng như mệnh tim mạch:

  • Bổ sung chất xơ giảm đường huyết: Chất xơ giúp làm chậm tốc độ hấp thu Carbs, hạn chế tăng đường huyết. Mà trong yến mạch lại chứa rất nhiều chất xơ tốt cho người bệnh tiểu đường. Hàm lượng Carbs trong yến mạch có chỉ số GI thấp, được hấp thu chậm hơn, có lợi cho người bệnh tiểu đường, cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi mà không làm tăng lượng đường trong máu.
  • Cải thiện và kiểm soát đường huyết: Yến mạch chứa Beta Glucan, một loại chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước trong hệ tiêu hóa, tạo thành chất dẻo dạng gel giúp chỉ số đường huyết ổn định hơn. Beta Glucan giúp tăng đề kháng insulin, tốt với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm lượng đường trong máu, kiểm soát đường huyết tốt hơn đấy.
  • Tốt cho cân nặng và tim mạch: Các chất dinh dưỡng trong yến mạch giúp người bệnh tiểu đường có cảm giác no lâu hơn. Người mắc tiểu đường ăn yến mạch có thể kiểm soát cân nặng, tốt cho người béo phì, tác động tích cực đến hệ tim mạch. Chế biến yến mạch thành các món ăn bổ dưỡng còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, tốt cho tim mạch.

4. Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường

Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường

Cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường
Cách nấu cháo yến mạch cho người bệnh tiểu đường có vai trò quan trọng trong việc quyết định món ăn có thích hợp hay không. Việc gia giảm các loại gia vị như muối, đường, dầu mỡ sẽ trở thành nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng đường huyết. Để có cách nấu phù hợp với người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo 3 cách nấu sau:

Cách 1: Cháo yến mạch và sữa tươi

Cháu yến mạch và sữa tươi có tác dụng lớn trong việc chống bệnh tiểu đường cũng như kiểm soát đường huyết rất tốt.
– Chuẩn bị:
  • Yến mạch: 1 chén vừa ăn
  • Sữa tươi: 500ml. Nên chọn loại sữa tươi không đường, tách béo, hoặc ít béo). 
– Cách thực hiện
  • Ngâm yến mạch trong sữa hoặc nước 10 phút
  • Nấu nhỏ lửa và khuấy sơ để cháo không dính vào đáy nồi
Lưu ý: Trong quá trình nấu cháo yến mạch sữa tươi không thêm gia vị đường hoặc sữa đặc vì bệnh nhân tiểu đường phải kiêng thực phẩm nhiều đường. Bạn cũng nên canh tỷ lệ nước và yến mạch sao cho tương ứng 5:1 là vừa tới, không bị sệt cứng, không quá loãng.

Cách 2: Cháo yến mạch rau củ

Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng phục vụ hoạt động trong ngày, thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người cao tuổi.
– Chuẩn bị:
  • Yến mạch: 1 chén vừa ăn
  • Cà rốt: 1 củ hoặc ½ củ
  • Súp lơ: 3 bông
– Cách thực hiện
  • Ngâm yến mạch trong nước khoảng 15 phút sau đó nấu với lửa vừa
  • Cà rốt, súp lơ làm sạch, thắt hạt lựu vừa ăn.
  • Khi cháo sôi, cho các loại rau củ vào nấu chung, dùng thìa khuấy đều đến khi yến mạch không dính vào đáy nồi.
  • Nêm gia vị vừa ăn.

Cách 3: Cháo yến mạch hàu

Hàu và yến mạch đều là những nguyên liệu có lợi cho bệnh tiểu đường. Món cháo hàu yến mạch có thể làm bữa ăn sáng bổ dưỡng cho cả gia đình, giúp hồi phục sức khỏe, tăng sức đề kháng.
– Chuẩn bị
  • Yến mạch: 1 chén vừa ăn
  • Hàu sữa: 50gr
  • Hạt sen: 20gr
  • Nấm: 30gr
  • Hành tím, rau thơm ăn kèm
– Cách thực hiện:
  • Ngâm yến mạch trong nước khoảng 15 phút sau đó cho yến mạch nấu cùng hạt sen với lửa vừa.
  • Nấm ngâm nước muối, thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu. Hành tím thái lát, băm nhuyễn. Hàu rửa sạch để ráo nước.
  • Bắc chảo lên bếp phi thơm hành tím. Cho hành cùng nấm vào xào, nêm gia vị vừa ăn
  • Khi cháo nở đều, cho hàu, nấm đã chuẩn bị vào nấu cho đến khi sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho cháo ra tô, cho thêm rau thơm và thưởng thức.

5. Lưu ý bổ sung yến mạch khi bị bệnh tiểu đường

Lưu ý bổ sung yến mạch khi bị bệnh tiểu đường

Lưu ý bổ sung yến mạch khi bị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, cần sử dụng thuốc điều trị lâu dài, vì thế, bệnh nhân cần kết hợp các bài thuốc thiên nhiên, các thực phẩm chức năng và chế độ sinh hoạt lành mạnh mới giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả. Để duy trì những lợi ích sức khỏe từ bột yến mạch cho người bệnh tiểu đường, cần lựa chọn đúng loại yến mạch và cần lưu ý những vấn đề sau: 
  • Không nên ăn cùng các thực phẩm ngọt: Các chất tạo ngọt như đường mật ong, siro vì có thể làm giảm tác dụng của bột yến mạch. Không nên sử dụng kem trong các món ăn cho người bệnh tiểu đường, lượng chất béo cao làm tăng cholesterol.
  • Ăn yến mạch với lượng phù hợp, tránh lạm dụng: Một chén yến mạch nấu chín chứa khoảng 30gr carbs, rất phù hợp với chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường.
  • Yến mạch nên được làm chín sẵn: Không nên dùng bột yến mạch đóng gói sẵn, ăn liền và có hương vị vì thường có nhiều đường, muối bổ sung, ít chất xơ không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Nếu cần thêm bất cứ thông tin gì về tiểu đường ăn yến mạch được không, sản phẩm nào hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được giải đáp cụ thể nhé.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *