Táo có chứa đường, có chứa carbohydrate, có chứa chất xơ thì bệnh tiểu đường ăn táo được không? Có thể ăn bao nhiêu quả mỗi ngày để không làm tăng quá nhanh lượng đường trong máu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường hiểu hơn về trái táo khi sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả táo

Thành phần dinh dưỡng có trong quả táo

Thành phần dinh dưỡng có trong quả táo
Táo là loại trái cây tươi, giòn, thơm, bổ dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm giá trị dinh dưỡng có trong trái táo để biết được hàm lượng chất của táo để có phương án bổ sung loại trái cây này hàng ngày cho phù hợp mà không ảnh hưởng quá nhiều tới lượng đường trong máu nhé. Thành phần trong quả táo:
  • Vitamin C, chất xơ, một số chất oxy hóa khác.
  • Lượng nước và chất xơ trong táo khá dồi dào, rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
  • Táo có chứa đường, nhưng là đường fructose, ít ảnh hưởng tới lượng đường trong máu
  • Một quả táo có chứa khoảng 25g carbohydrate và 14% vitamin C hàng ngày. Mặc dù hàm lượng carbs cao nhưng 4,4g trong đó là chất xơ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thụ canxi nên không làm tăng lượng đường trong máu nhanh.

2. Người bị bệnh tiểu đường ăn táo được không?

Người bị bệnh tiểu đường ăn táo được không?

Người bị bệnh tiểu đường ăn táo được không?

Thực tế các giá trị dinh dưỡng trong quả táo có tác động tới lượng đường trong máu nhưng rất nhỏ, không có khả năng gây đột biến lượng đường, ngay cả ở bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí có thể nói, táo là một loại trái cây tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn hàng ngày của người tiểu đường. Vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa, làm làm tăng lượng đường nhiều:

  • Táo giúp làm giảm sự đề kháng insulin: Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Người bệnh không sản xuất đủ insulin (loại hormone giúp vận chuyển đường từ máu đến các tế bào thành năng lượng để hoạt động) Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Cơ thể lại sản xuất quá nhiều insulin, thậm chí dư thừa nhưng các tế bào lại đề kháng lại insulin, vì thế insulin tác dụng không hiệu quả dẫn đến đường máu vẫn ở mức cao. Khi ăn táo thường xuyên, chất polyphenol trong vỏ táo có thể giúp kích thích tuyến tụy tiết ra insulin, giúp tế bào cơ thể hấp thụ đường, làm giảm tình trạng kháng insulin.
  • Đường trong táo chủ yếu là đường fructose:Táo có vị ngọt, đó là của đường fructose trong trái táo. Loại đường fructose thay thế glucose hoặc sucrose có thể làm lượng đường trong máu sau ăn tăng ít hơn. Táo có các chỉ số GI và GL (chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết dùng để đánh giá sự ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu) rất thấp, nên ăn táo có thể làm tăng lượng đường máu sau ăn ở mức tối thiểu nhất so với các loại trái cây khác.
  • Chất xơ trong táo giúp ổn định đường huyết: Đối với người bệnh tiểu đường, khi nạp mọi loại đồ ăn thức uống đều phải chú trọng tới lượng carbohydrate vì chúng ảnh hưởng lớn tới đường huyết sau khi ăn. Tuy nhiên, trong 25g carbs có trong táo có tới 4,4g là chất xơ, có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thu các dạng đường trong táo, giúp đường máu tăng chậm, đồng thời làm ổn định đường huyết trong máu sau ăn.
  • Chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh: Đối với những người không bị tiểu đường, ăn táo là một cách “khôn ngoan” để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh mạn tính trong đó có bệnh tiểu đường. Các chất chống oxy hóa có trong táo dồi dào như quercetin, axit chlorogenic, phlorizin,… giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường. Theo kết quả của một nghiên cứu, phụ nữ ăn táo mỗi ngày có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 thấp hơn 28% so với phụ nữ không ăn táo.

3. Tiểu đường nên ăn táo xanh hay táo đỏ tốt hơn?

Tiểu đường nên ăn táo xanh hay táo đỏ tốt hơn?

Tiểu đường nên ăn táo xanh hay táo đỏ tốt hơn?

Tiểu đường nên ăn táo xanh hay táo đỏ thì tốt hơn, không làm tăng lượng đường sau ăn quá nhiều là những băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu khi đây là một loại quả khá ngọt. Thực tế, cả hai loại táo đều rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, người bệnh tiểu đường được khuyên nên ăn táo xanh vì táo xanh chứa nhiều chất xơ hơn, không khiến lượng đường tăng cao.

Chỉ số GI của táo xanh là 39, thuộc top thực phẩm ít đường, với 20g carbs cung cấp cho bạn lượng đường từ tự nhiên. Táo đỏ chứa hàm lượng chất xơ ít hơn, ít chất béo bão hòa hơn, cholesterol và natri tốt cho tim mạch nhưng chứa nhiều đường hơn, lượng calo cao hơn nên người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

4. Hướng dẫn người bị tiểu đường ăn táo đúng cách

Hướng dẫn người bị tiểu đường ăn táo đúng cách

Hướng dẫn người bị tiểu đường ăn táo đúng cách

Táo có thể dùng cho người bệnh tiểu đường nhưng ăn bao nhiêu là đủ, ăn thế nào cho đúng cách thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn.

  • Ăn toàn bộ quả táo: Đừng bỏ vỏ táo vì phần lớn các chất dinh dưỡng có trong vỏ táo. Vì thế, để nhận được tất cả các lợi ích cho sức khỏe, hãy làm sạch toàn bộ quả táo và thưởng thức hết nhé.
  • Tránh nước ép táo: Người bệnh tiểu đường cần chất xơ nhiều hơn cần đường. Vì thế, khi bạn ép nước táo để uống vô tình đã bỏ đi phần chất xơ dồi dào của táo, giữ lại phần đường nhiều hơn. Điều này thật không phải giải pháp tối ưu dành cho người tiểu đường.
  • Giới hạn khẩu phần: Trái táo càng to thì lượng đường càng lớn. Do đó, dù người bệnh tiểu đường có được ăn táo thì bạn cũng nên chọn ăn quả táo vừa với khẩu phần để không làm tăng tải lượng đường huyết nhé.
  • Phân bổ thời gian: Phân bố thời gian ăn trái cây trong ngày hợp lý, không ăn trong cùng một thời điểm quá nhiều sẽ khiến lượng đường đột ngột tăng cao nhé. Bạn có thể cho vào bữa ăn phụ chiều hoặc ăn trước bữa ăn.

Trong quá trình sử dụng trái táo, bạn cũng cần theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày, khi có bất cứ dấu hiệu tăng vọt lượng đường cần thông báo với bác sĩ và có giải pháp ổn định ngay lập tức. Khi bạn dùng táo mà lo lắng tới lượng đường trong máu hoặc cần hỏi thêm bất cứ thông tin gì để ổn định đường huyết, người tiểu đường có ăn được táo không bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Trên thị trường hiện nay có sản phẩm viên uống hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường chiết xuất từ cây Cúc vu (loại cây có chứa hợp chất insulin lên tới 20%, có thể giảm gánh nặng của tuyến tụy và cơ thể trong việc tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể người thay thế đường glucose.

Sản phẩm Kikuimo Seikatsu được đánh giá là sản phẩm giúp tăng sinh insulin, ổn định đường huyết an toàn, không gây tác dụng phụ. Chỉ cần uống đều đặn 15 viên/ ngày, uống trước bữa ăn theo liệu trình 3 tháng có thể nhận thấy đường huyết đã trở về mức ổn định hơn. Chi tiết sản phẩm bạn có thể tham khảo tại đây: http://nhatban.vn/san-pham/tra-ho-tro-tieu-duong-kikuimo/

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN