Ổi là một loại hoa quả đặc sản của Việt Nam được rất nhiều người yêu thích. Nhiều người lo lắng rằng vị ngọt của ổi có thể ảnh hưởng đến người bị tiểu đường. Liệu những ý kiến này là đúng hay sai. Đọc ngay bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản để có câu trả lời bạn nhé.

1. Tiểu đường ăn ổi được không?

Tiểu đường có ăn ổi được không
Tiểu đường có ăn ổi được không?

Theo các chuyên gia về sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết GI và tải lượng đường huyết GL thấp để đảm bảo sức khỏe, tránh làm đường huyết tăng cao. Theo đó, 2 chỉ chỉ số này của ổi cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết GI: 12-14 (thấp)
  • Chỉ số tải lượng đường huyết GL: 1,3 – 5 (thấp).

Như vậy, cả hai chỉ số GI và GL của ổi đều nằm trong mức thấp, nên không gây ảnh hưởng đến đường huyết. Chính vì vậy, với câu hỏi “tiểu đường ăn ổi được không” thì câu trả lời là “có” nhé. Thậm chí, nhiều bác sĩ, chuyên gia sức khỏe còn khuyến khích bệnh nhân của mình bổ sung ổi vào thực đơn hằng ngày thay vì các loại hoa quả có vị ngọt khác.

2. Lợi ích của ổi đối với người tiểu đường

Lợi ích của ổi đối với người tiểu đường
Lợi ích của ổi đối với người tiểu đường

Không chỉ có chỉ số đường huyết thấp, có lợi cho người tiểu đường, trong thành phần của ổi còn chứa rất nhiều Vitamin, khoáng chất và nhiều thành phần khác có tác động tích cực đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số lợi ích của quả ổi đối với bệnh nhân tiểu đường mà có thể bạn chưa biết đến.

  • Ổn định và kiểm soát đường huyết: Trong thành phần của ổi có chứa một lượng chất xơ lớn, có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, hạn chế khả năng hấp thụ đường vào máu tại niêm mạc dạ dày, nhờ vậy mà có thể giúp ổn định và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Chống oxy hóa: Quả ổi có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa Lycopene, có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh. Chất xơ trong ổi có công dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu, tăng lượng Cholesterol tốt nên rất tác dụng phòng tránh xơ vữa động mạnh, tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng: Ổi có chứa một lượng nhỏ calo, ước tính chỉ khoảng 68 calo trong 100g ổi nên không gây ra tình trạng tích trữ quá nhiều năng lượng dư thừa. Bên cạnh đó, chất xơ có trong ổi cũng giúp tăng cảm giác no, hạn chế tình trạng bệnh nhân ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân.
  • Phòng ngừa biến chứng mạch máu: Thành phần carotenoid và polyphenol có trong quả ổi là hai chất oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, hạn chế các biến chứng về mạch máu của người bệnh tiểu đường.
  • Giảm kháng Insulin ở người tiểu đường: Chỉ số mỡ máu Triglycerid là một trong những yếu tố gây ra tình trạng kháng Insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Quả ổi có công dụng làm giảm mỡ máu, nhờ vậy mà có thể giảm thiểu tình trạng kháng Insulin khá phổ biến ở người bệnh tiểu đường.
  • Những lợi ích khác: Trong thành phần của quả ổi có chứa nhiều vitamin C cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như: Kali, Mangan, Canxi… nhờ vậy mà có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp đẩy kuif bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

3. Lượng ổi nên ăn khi bị tiểu đường (quả/ngày)

Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường
                                          Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Ổi có nhiều tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ăn càng nhiều ổi thì càng tốt. Dù có chỉ số GI và GL thấp nhưng trong ổi vẫn chứa một hàm lượng đường nhất định (khoảng 10g đường trong mỗi 100g ổi).

Chính vì vậy, nếu ăn quá nhiều ổi trong một ngày thì vẫn có thể xảy ra nguy cơ làm đường huyết tăng cao. Theo đó, lượng ổi tối đa mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn chỉ trong mức dưới 280g mỗi ngày (tương đương với 4 quả ổi nhỏ), chia thành 2 – 3 bữa, tránh ăn một lúc sẽ làm cho đường huyết tăng.

4. Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường
Thời điểm ăn ổi tốt cho bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có ăn ổi được không? Câu trả lời là có nhưng bạn cần ăn đúng thời điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời điểm tốt nhất để bạn ăn ổi là ăn trước bữa ăn khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn. Ăn ổi ở hai thời điểm này sẽ không khiến cho đường huyết tăng, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng cao hơn nên sẽ có lợi cho người bệnh.

Bạn chỉ nên dùng ổi để làm thức ăn bổ sung trong các bữa ăn nhẹ, không dùng ổi làm bữa chính. Khoảng cách giữa hai bữa ăn nhẹ từ ổi là 6 tiếng, đây là khoảng thời gian hợp lý để không xảy ra tình trạng tích tụ đường khiến đường huyết tăng cao.

5. Các bài thuốc trị tiểu đường từ lá ổi

Các bài thuốc trị tiểu đường từ lá ổi
                                      Các bài thuốc trị tiểu đường từ lá ổi
Như đã nói ở đầu bài, lá uống nước từ lá ổi có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường đối với người bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, lá ổi có khả năng làm ức chế hoạt động của enzym alpha-glucosidase, là loại enzym có chức năng biến đổi thức ăn thành đường trong máu. Nhờ vậy mà lá ổi có thể làm giảm lượng đường trong máu, giúp bệnh tình ổn định. Để hỗ trợ điều trị tiểu đường, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ lá ổi dưới đây:
Bài thuốc 1: Sắc lá ổi non làm nước uống để kiểm soát đường huyết.
  • Lấy 100gr lá ổi non rửa sạch và đun sôi với nước trong vòng 5 phút.
  • Chắt lấy nước và uống hằng ngày sau bữa ăn.
  • Nếu dùng lá ổi già hơn, lá ổi bánh tẻ thì nên dùng khoảng 30gr lá để sắc nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Lá ổi non + sa kê + đậu bắp tươi sắc nước uống hằng ngày.
  • Lấy 50gr lá ổi non, 100gr lá sa kê, 100gr đậu bắp tươi. Đem các nguyên liệu rửa sạch và đun với nước để uống.
  • Nên sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc 3: Lá ổn non + bạch quả + râu ngô.
  • Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, giúp bệnh ổn định.
  • Bạn chỉ cần dùng 15gr lá ổn non, 15gr bạch quả, 30gr râu ngô đem rửa sạch và đun nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc 4: Lá ổi non + dây thìa canh
  • Dùng 15gr lá ổi non cùng 15gr dây thìa canh đun sôi với nước.
  • Uống hằng ngày nhằm hỗ trợ điều trị tiểu đường.

6. Một số lưu ý ăn ổi khi bị bệnh tiểu đường

Một số lưu ý ăn ổi khi bị bệnh tiểu đường
                             Một số lưu ý ăn ổi khi bị bệnh tiểu đường
Tuy là thực phẩm được các bác sĩ chỉ định có thể ăn nhưng có một số lưu ý người bệnh cần phải quan tâm khi ăn ổi để tránh trường sử dụng sai cách bị phản tác dụng:
  • Gọt vỏ ổi trước khi ăn: Trong vỏ ổi có chứa chất tanin có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại gây ra táo bón. Những người tiểu đường nên gọt vỏ ổi trước khi ăn để tránh bị táo bón. Nếu không bị, bạn có thể ăn cả vỏ ổi để ngăn chặn biến chứng tim mạch.
  • Không nên uống nước ép ổi: Nước ép ổi được ép từ ổi nhưng lại loại bỏ mất phần bã, do đó không chứa chất xơ nên có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Nếu ăn ổi nguyên miếng, chất xơ sẽ có tác dụng cân bằng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, ngăn chặn xơ vữa động mạch nên rất có lợi cho người bị tiểu đường.
  • Không nên ăn ổi quá nhiều: Mỗi lần ăn chỉ nên ăn 140g ổi chín, tương đương với khoảng 2 quả ổi nhỏ, không nên ăn quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Ăn ổi từ 1-2 giờ trước bữa ăn: Những thời điểm này sẽ giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ ổi, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn được nạp vào.
  • Phân chia thời gian ăn hợp lý: Người bệnh nên chia nhỏ thành các bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn cách nhau 6 tiếng. Mỗi ngày chỉ nên ăn 2 lần ổi, không ăn quá nhiều.
  • Chọn ổi đúng cách: Để tận dụng và phát huy hết các tác dụng của quả ổi đối với người bệnh tiểu dường, bạn nên chọn những quả chín, không bị dập. Không nên chọn ăn ổi xanh sẽ gây ra táo bón.
  • Kết hợp với chế độ luyện tập: Ổi chỉ là thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Do đó, để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài việc ăn ổi, người bệnh cần phải kết hợp việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Người bị tiểu đường thai kỳ: Cần hạn chế ăn ổi, tần suất ít hơn so với tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Một tuần người bệnh chỉ nên ăn 3 lần/tuần kết hợp với tập luyện thường xuyên. Đặc biệt, nên ngừng ngay khi có triệu chứng.

Với những thông tin trên đây, có thể khẳng định rằng trái ổi là an toàn với bệnh nhân tiểu đường, do đó bạn không cần băn khoăn về việc bị tiểu đường có nên ăn ổi không. Tuy nhiên, nên tuân thủ những lưu ý khi ăn ổi như lượng ăn, thời điểm ăn, khoảng cách giữa các lần ăn…để bảo vệ tốt cho sức khỏe nhé.

Kikuimo Seikatsu – Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Nhật Bản
                               Kikuimo Seikatsu – Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Nhật Bản
Trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hiện tại Shop Nhật Bản đang cung cấp sản phẩm Viên uống Kikuimo Seikatsu có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, phục hồi chức năng tuyến tụy, ngăn ngừa cao huyết áp, hoàn toàn không có tác dụng phụ so với các sản phẩm trên thị trường bạn có thể tham khảo.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *