Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn những loại trái cấy có hàm lượng đường cao. Vậy nho thì sao? Tiểu đường có ăn nho được không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Shop Nhật Bản nhé!
1. Tiểu đường ăn nho được không?

Tiểu đường ăn nho được không? Câu trả lời là có thể ăn được nhưng ăn với một liều lượng vừa phải. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc năm 2013, ăn nho giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đương tuýp 2. Nguyên nhân là do thành phần resveratrol có trong nho có khả năng làm tăng độ nhạy của Insulin, từ đó giúp cân bằng và kiểm soát đường huyết hiệu quả, hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột:
- Khoa học giải thích giữa quả nho và bệnh tiểu đường
Thông thường, để ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường thường được khuyến cáo nên cắt giảm trái cây, đặc biệt là trái cây có chứa nhiều đường (chỉ số GI cao) trong khẩn phần ăn của mình, kết hợp với đó là tăng cường luyện tập, bổ sung chất xơ, cắt giảm chất béo, hạn chế tinh bột và đồ ăn ngọt.
Theo nghiên cứu, nho có chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp: nho Mỹ (GI=43), nho Ý (GI= 49) và nho đen Úc (GI-59). Do đó bạn có thể ăn nho với liều lượng hợp lý để đường huyết không tăng cao đột ngột.
- Lượng quả ăn phù hợp đối với người tiểu đường
Các chuyên gia và các bác sĩ chỉ ra rằng, mỗi bữa ăn, người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ từ 45-60g carbohydrate. Trong khi đó, trong mỗi 10 quả nho có chứa khoảng 8,8g carbohydrate.
Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 10 quả nho mỗi ngày kết hợp với đó là giảm lượng carbihydrate trong các loại thực phẩm khác. Mỗi lần ăn nho cách nhau khoảng vài ngày để không làm đường huyết tăng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế nho bằng các loại hoa quả khác như: bưởi, cam,…
- Lưu ý khi ăn nho khô đối với bệnh nhân tiểu đường
So với nho tươi thì nho khô có hàm lượng đường cao hơn do chúng đã được loại bỏ nước và đường được cô đặc. Chỉ số đường huyết (GI) của nho khô trong khoảng 64 ± 11, đây là mức chỉ số đường huyết cao nên cần hạn chế ăn. Nếu ăn quá nhiều nho khô, đường huyết sẽ tăng và khó kiểm soát, từ đó khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.
2. Tiểu đường thai kỳ ăn nho được không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian người phụ nữ mang thai, trước đó không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường thai kỳ ăn nho được không, nếu ăn có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sức khỏe?
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn nho để tránh đường huyết tăng cao. Nếu muốn ăn, bạn chỉ nên ăn khoảng 10 quả/1 lần ăn và tối đa 2 lần/tuần. Bên cạnh đó, nên chọn nho tươi thay vì nho khô vì hàm lượng đường trong nho khô ở mức cao, sẽ làm tăng đường huyết.
3. Trái cây người tiểu đường không nên và nên ăn

Trái cây rất tươi ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên, để tránh đường huyết tăng cao, bệnh nhân tiểu đường cần cân nhắc kĩ về hàm lượng đường của chúng trước khi ăn. Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên ăn những loại trái cây giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết GI thấp, tránh những loại trái cây có chỉ số đường huyết GI cao. Cụ thể đó là những loại trái cây nào bạn có thể theo dõi dưới đây:
Những loại quả người bị tiểu đường không nên ăn
- Sầu riêng, mít: Sầu riêng có chỉ số GI là 70 và chỉ số GI của quả mít trong khoảng từ 50-60. Theo đó, hai loại quả này có chỉ số GI ở mức cao và nên hạn chế sử dụng cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn 3 múi sầu riêng tương đương với ăn 1 bát cơm trắng hoặc uống 1 lon coca. Nếu muốn ăn mít và sầu riêng thì bạn nên ăn với một ượng nhỏ kết hợp với cắt giảm carbohydrate ở những thực phẩm khác.
- Dứa chín: Chỉ số GI của quả dứa dao động trong khoảng từ 51-73 tùy theo từng chủng loại dứa. Do đó, bạn có thể ăn dứa nhưng chỉ ăn một lượng nhỏ. Bạn có thể cắt dứa thành từng miếng nhỏ và ăn giới hạn trong khoảng 1 chén nhỏ dứa đã cắt.
- Xoài chín: Xoài xanh có chứa nhiều Insulin nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, xoài chín thì ngược lại vì hàm lượng đường trong chúng rất cao. Chỉ số GI của quả xoài xanh là 51 nhưng quả xoài chín có thể cao hơn nên bạn cần hạn chế ăn, nếu ăn thì chỉ ăn tối đa ½ quả.
- Chuối chín: Chỉ số GI của chuối chín là 51. Quả chuối cũng ngọt hơn nhiều so với nhiều loại trái cây khác nên lượng đường chứa trong chuối cao, có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Mỗi lần ăn chuối, bạn chỉ nên ăn tối đa ½ quả.
- Nhãn, vải: Nhãn và vải là những loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa nhiều đường. Theo nghiên cứu, khi ăn khoảng 300g nhãn tương đương với việc bạn ăn một bát cơm đầy. Vì vậy, nhãn và vải chúng không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Bạn chỉ nên ăn tối đa mỗi lần từ 1-2 quả nhãn, vải sau bữa chính hoặc sau bữa phụ 2-3 tiếng.
Những loại quả người bị tiểu đường nên ăn
Những trái cây mà người tiểu đường nên ăn là những loại quả có chỉ số GI ở mức thấp, không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn.
- Quả bưởi: Bưởi có chỉ số GI là 25, thuộc mức thấp nên có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, nước ép bưởi còn chứa nhiều Insulin, giúp kiểm soát và cân bằng đường huyết hiệu quả. Ngoài bưởi thì các loại quả như cam, quýt cũng rất tốt cho người tiểu đường.
- Dâu tây: Dâu tây thuộc nhóm quả mọng có chứa nhiều chất xơ nên có khả năng hạn chế sự hấp thu đường vào máu tại niêm mạc ruột. Chỉ số GI của quả dâu tây là 41 nên người bệnh tiểu đường có thể ăn loại trái cây này mà không lo đường huyết tăng cao.
- Quả lựu: Chỉ số đường huyết GI của quả lựu là 18, thuộc mức thấp nên an toàn cho người bệnh tiểu đường, giúp điều hòa lượng đường máu hiệu quả.
- Quả lê: Thành phần chủ yếu của quả lê là nước (80%), lê cũng rất giàu chất xơ nên giúp phòng ngừa tình trạng đường huyết tăng cao. Chỉ số GI của lê ở mức thấp (38) nên có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 quả lê để làm giảm cảm giác thèm ngọt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Quả bơ: Quả bơ có chỉ số GI là 15 thuộc mức thấp nên an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, bơ còn giàu chất béo và kali, tốt cho sức khỏe của người bệnh. Ăn bơ còn góp phần làm giảm chất béo trung tính và làm giảm cholesterol xấu, góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc tiểu đường ăn nho được không. Nhìn chung, người bệnh tiểu đường có thể ăn nho nhưng ăn với liều lượng vừa phải, kết hợp với đó là cắt giảm carbohydrate ở các loại thực phẩm khác, tránh đường huyết tăng cao, ảnh hưởng đến sức khẻo người bệnh nhé.