Khoai lang có vị ngọt, dễ ăn, được xem là một loại lương thực ngon của người Việt. Vậy tiểu đường ăn khoai lang được không? Ăn bao nhiêu củ/ ngày thì kiểm soát được lượng đường huyết tốt nhất?
1. Thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang

Khoai lang là một trong những lương thực thiết yếu của mọi gia đình. Đây là loại củ có hương vị thơm ngon, dễ ăn, chế biến được nhiều món ăn khác nhau, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Để biết chi tiết các thành phần “trọng yếu” của khoai lang có tác dụng gì, hàm lượng ra sao, bạn có thể tham khảo bảng thành phần dưới đây:
Thành phần dinh dưỡng | Chỉ số | Tác dụng |
Năng lượng | 119 Kcal | |
Chất xơ | 1,3g |
|
Canxi | 34mg |
|
Magie | 200mg |
|
Kali | 210mg |
|
Mangan | 0,39mg |
|
Vitamin C | 23mg |
|
Beta-Caroten | 150μg |
|
Protein | 0,8g |
|
Chỉ số GI (khoai lang luộc) | 44 (thấp) |
|
2. Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Theo lý thuyết, người bệnh tiểu đường nên dung nạp các thực phẩm có chỉ số GI thấp. Khoai lang khi luộc có tinh bột nhưng có chỉ số GI=44 (thấp) nên câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không thì đáp án là CÓ. Có thể nhận thấy lượng tinh bột trong khoai lang thấp nên rất thân thiện với người bị bệnh tiểu đường. Khoai lang còn chứa chất xơ giúp no lâu, người bệnh tiểu đường không thấy thèm ăn, giảm tối đa lượng thức ăn nạp vào.
- Giảm cân: Trong thực đơn của người ăn kiêng hoặc giảm cân hoặc ăn eat clean đều có sự xuất hiện của khoai lang. Vì trong 100g khoai lang có 86 calo, hoàn toàn có thể thay thế cơm, khoai tây, bánh mì,.. nên có thể giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, không nạp thêm đồ ăn vặt, duy trì cân nặng hợp lý.
- Giàu chất xơ: Trong 100g khoai lang chứa 1,3g chất xơ, nhiều hơn nhiều so với các thực phẩm tinh bột khác. Trong các chất xơ, có tới 15-23% là chất xơ hòa tan dạng pectin, dễ hấp thụ, tạo cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn, lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.
- Chống oxy hóa: Loại bỏ được gốc tự do gây hại sẽ giúp chống oxy hóa tốt, giảm các biến chứng nguy hiểm như tai biến, đột quỵ. Trong khoai lang lại chứa beta-carotene, vitamin C có khả năng chống oxy hóa cao, an toàn với người bệnh tiểu đường.
- Chỉ số GI thấp: Theo quy định về thực phẩm có chỉ số GI cao hay thấp, nếu GI < 55 thì được cho vào danh sách thực phẩm có GI thấp, người tiểu đường có thể sử dụng an toàn và đều đặn. Thật may, khoai lang là một trong số thực phẩm có GI thấp, làm mức đường huyết tăng từ từ, đều đặn, nguồn năng lượng được giữ ổn định, phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
- Có chứa Caiapo: Caiapo có trong khoai lang trắng, có tác dụng kiểm soát đường huyết khi đói, làm chậm hấp thu đường sau ăn, cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
- Cải thiện tiêu hóa: Chất xơ có trong khoai lang giúp loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày, làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón ở người bệnh tiểu đường. Chất chống oxy hóa trong khoai lang tím có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
- Giảm kháng Insulin: Chất Carotenoids với tác dụng hạn chế kháng insulin, giúp máu đi vào các tế bào tốt hơn, thuận lợi hơn. Từ đây, lượng đường lưu giữ trong máu được giảm đi đáng kể.
3. Chỉ số đường huyết của khoai lang khi chế biến
Chỉ số đường huyết được ký hiệu là GI. Chỉ số GI càng thấp càng tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo quy định về chỉ số GI, những thực phẩm có GI từ 1-55 được cho là thấp. từ 56-69 là trung bình, Từ 70 trở lên được đánh giá là cao. Người bệnh tiểu đường không nên nạp những thực phẩm có GI cao, cần hạn chế tối đa để không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.
Có thể bạn không biết, cách chế biến khoai lang cũng là yếu tố làm thay đổi chỉ số GI. Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc sẽ thấp hơn chỉ số đường huyết của khoai lang chế biến dạng chiên, nướng. Để biết chỉ số GI cụ thể khi chế biến khoai lang, bạn có thể xem bảng dưới đây:
Cách chế biến khoai lang | Chỉ số GI | Đánh giá |
Luộc cả vỏ | 44 | GI thấp, nên ăn |
Bỏ vỏ, cắt khúc để luộc | 46 | GI thấp, nên ăn |
Nướng cả vỏ | 82 | Rất cao, hạn chế ăn |
Chiên | 75 | Cao, hạn chế ăn |
Dựa vào bảng chỉ số GI của các dạng chế biến khoai lang, các bác sĩ khuyến cáo, dạng chế biến khoai lang tốt nhất cho người bệnh tiểu đường là ở dạng luộc. Khi nước sôi, khi nóng làm mềm tinh bột, ăn vào dễ tiêu hóa hơn.
Luộc càng lâu chỉ số GI càng thấp. Ví dụ, nếu luộc khoai trong 30 phút thì GI là khoảng 46, nhưng chỉ luộc 10 phút thì GI lại ở mức trung bình tầm 60. Chỉ số đường huyết của khoai lang nướng rất cao, người bệnh tiểu đường ăn xong sẽ làm tăng lượng đường huyết rất nhanh. Khoai lang nướng hoặc chiên rán có thể làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng tốt, lại làm tăng GI.
4. Loại khoai lang phù hợp với người bị tiểu đường
Sau khi biết tiểu đường ăn khoai lang được không, bạn cần chọn lọc loại khoai lang tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Vì khoai lang có rất nhiều loại khác nhau, không phải loại nào cũng tốt cho người bệnh tiểu đường:
Loại khoai | Màu vỏ | Chỉ số đường huyết | Thành phần |
Khoai lang cam | Lớp vỏ màu nâu đỏ, thịt khoai có màu cam | 44,1 | Chất xơ trong khoai lang cam là cao nhất, cao hơn cả khoai lang trắng. |
Khoai lang tím | Lớp vỏ ngoài và thịt khoai bên trong đều có màu tím rất đẹp. Ăn khoai lang tím cho vị ngọt mát, mùi thơm. | Thấp hơn 44,1 | Chất Anthocyanin trong khoai lang tím có tác dụng tăng độ nhạy insulin, giảm hấp thu carbohydrate ở ruột. |
Khoai lang Nhật Bản | Lớp vỏ màu tím, thịt khoai màu vàng. Vị gần giống khoai lang mật nhưng chắc và bở hơn. | Thấp | Chất Caiapo là nhiều nhất trong loại khoai này, có tác dụng làm hạn chế cảm giác thèm ăn, giảm cholesterol rất có lợi cho người bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. |
5. Những trường hợp nên hạn chế ăn khoai lang
Tuy nhiên, một số trường hợp nên hạn chế ăn khoai lang để đảm bảo bảo vệ hệ tiêu hóa, không làm xấu đi bệnh tình đái tháo đường.
- Người đang đói: Nếu người bình thường đói ăn khoai lang có thể giúp no bụng hơn nhưng người bệnh tiểu đường ăn khoai lang khi đói sẽ gây chứng đầy bụng, tăng tiết dịch vị.
- Người có hệ tiêu hóa kém: Ăn khoai trị táo bón, đó là với người bình thường. Với người bệnh tiểu đường có tiền sử tiêu hóa kém thì không nên ăn khoai lang thường xuyên sẽ gây chứng đầy bụng.
- Người bị tiểu đường có bệnh thận: Những người thuộc nhóm này thì khả năng đào thải kali của thận kém. Mà hàm lượng kali trong khoai lang lại khá cao. Nếu người bệnh tiểu đường đang bị kèm bệnh thận thì không nên ăn khoai lang thường xuyên, sẽ làm cho lượng kali trong máu bị dư thừa, ảnh hưởng không tốt tới bệnh huyết áp, bệnh tim mạch.
6. Cách chế biến khoai lang cho người tiểu đường

Để gợi ý cho người bệnh tiểu đường những món ăn từ khoai lang tốt nhất, hạn chế tối đa sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau ăn, bạn có thể tham khảo 3 món ăn “kinh điển” dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
- Khoai lang luộc/hấp: Khi luộc hoặc hấp khoai lang thì chỉ số GI là thấp nhất. Lý do bởi hơi nước nóng sẽ làm cho tinh bột mềm ra, dễ tiêu hóa hơn. Nếu để cả củ luộc sẽ tốt hơn là cạo vỏ cắt khúc mới luộc nên bạn hãy lưu ý khi chế biến cho người bệnh tiểu đường.
- Salad khoai lang: Một bát salad rau củ buổi sáng sẽ giúp bổ sung protein, năng lượng tích cực để bạn bắt đầu ngày mới. Bạn cần chuẩn bị ½ quả chuối, sữa chua không đường, ⅓ củ khoai lang luộc cắt miếng nhỏ vừa ăn. Đây là món ăn dễ thực hiện, bạn có thể làm cho cả gia đình thưởng thức cũng rất bổ dưỡng và thơm ngon.
- Khoai lang nghiền: Để cắt giảm lượng đường nạp vào cơ thể, bạn có thể phá vỡ những cấu trúc tinh bột trong khoai bằng cách nghiền nhỏ khoai lang, thêm gia vị như quế, gừng. Những món ăn gợi ý trên đây giúp bạn trả lời câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không. Hãy chế biến những món ăn ngon để tốt cho bệnh của mình.
7. Hướng dẫn người tiểu đường ăn khoai lang đúng cách

Người tiểu đường ăn khoai lang lúc nào cũng được, ăn bao nhiêu cũng được vì có chỉ số GI thấp. Đây là quan điểm chưa chính xác.
- Thời điểm: Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cao cho cơ thể trong một ngày. Vào bữa trưa, đặc biệt là buổi tối thì không nên dùng khoai lang quá nhiều, nên thay thế bằng những thực phẩm khác để bổ sung thêm chất đạm và vitamin.
- Liều lượng: Dù chế biến khoai lang đúng cách để đảm bảo chỉ số GI là thấp nhất nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo từ bác sĩ, bạn chỉ nên dùng 40-50g carb trong bữa chính. Mà lượng carb trong khoai lang chiếm 28.5g trong 100g. Do đó, trong bữa chính bạn chỉ nên ăn khoảng 2 lạng khoai lang.
8. Những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn khoai lang

Ăn khoai lang tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều lưu ý trong khi ăn và kết hợp các thực phẩm khác trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường.
- Hạn chế ăn rau lang: Trong rau lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận cho người bệnh tiểu đường. Vì thế, bạn có thể ăn khoai lang nhưng không nên ăn rau lang.
- Không ăn thường xuyên: Dù chỉ số GI của khoai lang thấp nhưng lượng tinh bột lại khá cao. Khi ăn nhiều, ăn quá thường xuyên thì không nên. Bạn nên ăn đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên ăn khoai lang sống: Khoai lang sống có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của người bệnh tiểu đường. Hơn nữa, lượng đường trong khoai lang sống cao hơn nhiều so với khoai lang luộc chín nên rất dễ tăng đường huyết sau ăn.
- Ăn thêm rau xanh và trái cây: Bổ sung đa dạng các loại trái cây để cung cấp đủ vitamin, chất xơ để giảm bớt lượng đường trong máu. So với việc chỉ ăn khoai lang chứa nhiều carb thì người bệnh tiểu đường ăn thêm rau xanh, trái cây sẽ tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Hạn chế tinh bột từ thực phẩm khác: Lượng tinh bột trong khoai lang đã khá cao, nếu trong bữa ăn bạn đã nạp nhiều tinh bột thì không cần sử dụng thêm tinh bột từ các thực phẩm khác để bảo đảm lượng tinh bột cơ thể cần không vượt quá mức giới hạn cho phép.
Trên đây là những thông tin về vấn đề tiểu đường ăn khoai lang có được không. Hy vọng những thông tin của Shop Nhật Bản được chia sẻ trong bài viết dưới đây hữu ích với bạn. Khoai lang là thực phẩm an lành, hãy sử dụng đúng cách để khoai lang trở thành thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.