Chỉ số đường huyết là căn cứ quan trọng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh, tình trạng bệnh của người tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, Shop Nhật Bản sẽ giúp bạn trả lời cho băn khoăn chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, điều trị bệnh trong trường hợp này như thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
1. Chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
Để đánh giá chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, bạn cần nắm được chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu. Tại thời điểm bất kỳ, ngưỡng đường huyết bình thường của mỗi người có chỉ số khoảng 7.0 mmol/l. Như vậy, chỉ số 7.2 là cao hơn một chút so với ngưỡng bình thường, tình trạng bệnh không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, bạn nên áp dụng các biện pháp để điều trị, tránh để đường huyết ở mức 7.2 trong một thời gian dài vì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Đường huyết cao trong một thời gian dài mà không được điều trị có thể gây tổn thương cho cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, mạch máu, tim, thận, dạ dày, răng nướu, các chi…
Bạn cần điều trị để đưa đường huyết xuống mức từ 5.6 – 6.9, đây là mức tiền tiểu đường, sau đó tiếp tục đưa chỉ số xuống mức an toàn là dưới 5.6. Hiện tại, nếu chỉ số đường huyết của bạn là 7.2 thì đây là thời điểm thích hợp để bạn điều trị bệnh, đường huyết sẽ dễ trở về mức bình thường, sức khỏe của bạn cũng được phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Chỉ số đường huyết của người bình thường
Chỉ số đường huyết là một căn cứ quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường. Bạn có thể căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết dưới đây để đánh giá bệnh tình của mình đang ở mức nào, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
BẢNG CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
HbA1c (%) – Đường huyết bất kỳ | Đường huyết lúc đói | Đường huyết bất kỳ | Nghiệm pháp dung nạp glucose | ||||
mg/dl | mmol/l | mg/dl | mmol/l | mg/dl | mmol/l | ||
Tiểu đường | ≥ 6.5 | ≥ 126 (ít nhất 2 lần thử) | ≥ 7 | ≥ 200 (ít nhất 2 lần thử) | ≥ 11,1 | ≥ 200 | ≥ 11,1 |
Tiền tiểu đường | 5.7 – 6.4 | 100 – 125 | 5.6 – 6.9 | 140 – 200 | 7.8 – 11.1 | 140 – 200 | 7.8 – 11.1 |
Bình thường | <5.7 | <100 | <5.6 | <140 | <7.8 | <140 | <7.9 |
3. Cách điều trị chỉ số tiểu đường 7.2
Sau khi đã nắm được chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, bạn cần điều trị tình trạng này ngay, tránh để chỉ số 7.2 kéo dài trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách điều trị tiểu đường đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng, giúp thư giãn mạch máu, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả. Nên ngủ sớm, không thức khuya, không ngủ nhiều vào ban ngày để tránh làm cho cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Chế độ ăn uống: Nên chọn những thức ăn có hàm lượng chất xơ hòa tan cao như rau xanh, yến mạch, gạo lứt…. Ăn nhiều loại trái cây có múi, ít đường như bưởi, cam. Trong chế độ ăn, nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường bột như: cơm, bún miến, bánh ngọt, các loại trái cây có chứa nhiều đường như vải, nhãn, mít, sầu riêng… Về khẩu phần ăn, nên phân chia nhóm các thực phẩm nên ăn mỗi ngày theo tỉ lệ sau: glucid 50- 60%, protid 15 – 20%, lipid 20 – 30%. Khi ăn, nên ăn rau xanh và uống nước canh trước để làm giảm cảm giác thèm ăn và làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
- Duy trì vận động: Vận động giúp duy trì sức khỏe của người bệnh, tăng việc sử dụng đường của các mô cơ nên sẽ giúp cho đường huyết giảm, tình trạng bệnh được cải thiện. Luyện tập thể dục thể thao, vận động mỗi ngày giúp hạn chế tình trạng insulin của cơ thể, giúp việc điều trị tiểu đường hiệu quả hơn. Người bệnh có thể lựa chọn một số bài tập vận động như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, chống đẩy, tập yoga, thái cực quyền… đây là phương pháp vận động với cường độ vừa phải, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
- Bổ sung nước đầy đủ: Nếu cơ thể bị mất nước, đường huyết sẽ dễ dàng tăng cao hơn. Bù nước nhằm ngăn không cho đường huyết tăng đồng thời giúp loại bỏ độc tố do thuốc điều trị lâu ngày gây nên. Ngoài nước, bạn cũng có thể uống các loại trà có tác dụng an thần như trà hoa sen, trà hoa cúc.
- Thăm khám định kỳ: Thăm khám định kỳ với bác sĩ để kiểm tra chỉ số đường huyết, từ đó xác định tình trạng bệnh và có những can thiệp kịp thời, tránh để bệnh tình diễn tiến nặng hơn. Nếu cần điều trị bằng cách uống thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định và bạn nên nghiêm chỉnh thực hiện. Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng máy đo đường huyết để sử dụng tại nhà khi cần thiết.
Một số thông tin trên đây giúp bạn giải đáp được băn khoăn tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không, điều trị như thế nào khi chỉ số đường huyết ở mức này. Bạn cũng nên chủ động tìm kiếm thông tin, nâng cao hiểu biết để đối phó với bệnh tiểu đường một cách tốt nhất nhé.