Tiền tiểu đường là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, bệnh có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường hoặc không, điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chế độ ăn uống là một trong những vấn đề mà người bệnh cần quan tâm hàng đầu để kiểm soát đường huyết, giảm thiểu tối đa nguy cơ tiến triển của bệnh. Vậy tiền tiểu đường nên ăn gì, uống gì thì hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bị tiền tiểu đường có một chế độ ăn phù hợp để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
1. Tiền tiểu đường là gì?
Tiền tiểu đường là gì? Tiền tiểu đường là giai đoạn trung gian giữa khỏe mạnh và bệnh tiểu đường tuýp 2. Ở người bị tiền tiểu đường, lượng đường huyết của người bệnh cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Để xác định bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm đường huyết lúc đói (nhịn ăn tối thiểu 8 giờ), kết quả xét nghiệm được xác định như sau:
– Chỉ số đường huyết bình thường: 70-100mg/dL (3.9-6.4mmol/L)
– Tiền tiểu đường: Chỉ số từ 100-125mg/dL (5.6-6.9 mmol/L)
– Tiểu đường: Chỉ số trên 126mg/dL (trên 7.2mmol/L)
Tiền tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose lúc đói, điều này là do quá trình rối loạn sản sinh insulin và giảm độ nhạy của insulin trong cơ thể. Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tiền tiểu đường, tuy nhiên hai yếu tố chính được xác định có liên quan đến tiền tiểu đường là yếu tố di truyền và tiền sử gia đình.
Ở người bình thường, khi thức ăn được đưa vào cơ thể thì glucose sẽ được đưa vào máu và tiếp tục đi đến tế bào, lúc này lượng glucose trong máu sẽ giảm xuống. Điều này là nhờ quá trình sản sinh ra insulin từ tuyến tụy vào máu để kiểm soát đường huyết. Với người bị tiền tiểu đường, quá trình này sẽ không diễn ra như bình thường, thay vì đi vào tế bào để cung cấp năng lượng cho tế bào thì glucose sẽ bị tích tụ lại máu và gây ra tình trạng đường huyết tăng cao so với bình thường. Nguyên nhân của tình trạng này là do hai yếu tố dưới đây:
– Tuyến tụy không sản xuất đủ glucose để đáp ứng nhu cầu của cơ thể
– Tế bào trong cơ thể đề kháng với insulin nên không đáp ứng với tác dụng của insulin.
Đa số bệnh nhân tiền tiểu đường đều không có dấu hiệu rõ rệt, một số út có các biểu hiện như: da bị sẫm màu ở một số vùng trên cơ thể, phổ biến nhất là nách, cổ, bẹn; thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, thị lực kém, mệt mỏi, khả năng tập trung kém…
2. Người bị tiền tiểu đường nên ăn gì?
Tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Quá trình này có xảy ra hay không còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, người bị tiền tiểu đường nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt thì có khoảng 37% sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau 4 năm. Ngược lại, những người thay đổi chế độ ăn uống, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh thì có thể đẩy lùi hoàn toàn nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 hoặc kéo dài thời gian từ 10 năm trở lên.
Vậy tiền tiểu đường nên ăn gì, uống gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm có lợi cho người bệnh tiền tiểu đường mà bạn có thể tham khảo.
2.1. Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp
Chỉ số đường huyết GI của thực phẩm là yếu tố quan trọng mà người bệnh nên tìm hiểu khi điều trị tiền tiểu đường. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp để hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn. Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến lượng đường máu tăng cao, làm tăng các nguy cơ về sức khỏe cho người bệnh. Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp thường là các loại thực phẩm giàu chất xơ. Trong khi đó, những thực phẩm đã được chế biến, nấu chín, thức ăn đóng hộp thường có chỉ số GI cao. Người bị tiền tiểu đường có thể chọn một số các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe dưới đây:
- Bánh mì gạo lứt, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám, yến mạch
- Các loại rau củ quả không chứa tinh bột như rau cải, súp lơ, cà rốt, các loại rau xanh lá…
- Ngô, chuối chín tới (không ăn chuối chín quá nhừ vì có nhiều đường)..
- Sữa chua không đường cung cấp canxi, protein, bổ sung năng lượng đồng thời giúp tăng lợi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt điều, hạnh nhân cũng có chỉ số GI thấp, cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể mà vẫn giúp duy trì đường huyết ổn định.
2.2. Tiền tiểu đường nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ thường là những loại có chỉ số GI thấp, do đó chúng rất phù hợp để sử dụng cho những người bị tiền tiểu đường. Chất xơ có tác dụng tạo cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn. Chất xơ đi vào cơ thể sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu tại niêm mạc ruột, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao ngay sau khi ăn. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bạn có thể tham khảo như:
- Các loại rau củ: Một số loại rau củ như: rau cải, rau bina, rau cải xanh, rau cải xoăn là những loại rau giàu chất xơ nhưng lại rất giàu vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Ngoài hạn chế tình trạng tăng đường huyết, chất xơ cũng có lợi cho sức khỏe đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, bánh mì nguyên cám, bánh mì đen… giúp cung cấp nguồn chất xơ lành mạnh cho cơ thể, giúp đường huyết ổn định, không bị tăng vọt sau khi ăn.
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu xanh cũng cung cấp nhiều chất xơ và protein thực vật có lợi người bệnh.
2.3. Ăn thịt nạc, hạn chế thịt mỡ hoặc các loại thịt có da dày
Thịt nạc là một trong những loại thực phẩm vô cùng quan trọng đối với người bị tiền tiểu đường. Do đó nếu bạn đang thắc mắc tiền tiểu đường nên ăn gì thì bạn nên bổ sung thịt nạc trong khẩu phần ăn hằng ngày nhé. Thịt nạc cung cấp protein giúp duy trì và phát triển cơ bắp, cung cấp năng lượng, hạn chế cảm giác thèm ăn. Một số loại thịt nạc tốt cho cơ thể mà bạn nên bổ sung như:
- Thịt ức gà không da: Thịt ức gà là lựa chọn tốt cho người bị tiền tiểu đường. Thịt ức gà chứa nhiều protein, ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe.
- Thịt thăn, thịt nạc vai: Thịt lợn nạc cung cấp protein cho cơ thể, giúp người bị tiền tiểu đường có đủ năng lượng để làm việc, sinh hoạt mỗi ngày một cách bình thường.
- Các loại thịt cá: Cá chứa nhiều protein lành mạnh đồng thời còn chứa nhiều axit béo Omega-3 rất tốt cho tim mạch. Một số loại cá được khuyến khích sử dụng có thể kể đến như: cá hồi, cá ngừ, cá thu…Ăn cá giúp kiểm soát đường huyết và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
2.4. Uống đủ nước lọc
Nước lọc cần thiết với mọi người, người bị tiền tiểu đường cũng vậy. Bổ sung nước giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể, đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Nước còn giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp người bị tiền tiểu đường hạn chế nguy cơ tăng cân.
3. Người bị tiền tiểu đường nên uống gì và kiêng gì?
Ngoài thắc mắc tiền tiểu đường nên ăn gì, uống gì, nhiều người cũng có băn khoăn về việc tiền tiểu đường nên kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân nên tránh khi được chẩn đoán bị tiền tiểu đường.
3.1. Thực phẩm có chỉ số GI cao
Các loại thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng vọt sau khi ăn, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người bị tiền tiểu đường. Bạn nên tránh một số loại thực phẩm có chỉ số GI cao dưới đây:
- Cơm trắng, bánh mì trắng, bún, phở, miến, bột sắn dây, các loại củ có chứa nhiều tinh bột bởi tinh bột là một trong những yếu tố khiến đường huyết tăng lên rất nhanh ngay sau khi ăn.
- Các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol như: kem tươi, kem lạnh, sữa bò, sữa tươi nguyên kem, mỡ động vật, bơ động vật, mayonnaise… cũng nên hạn chế sử dụng cho người bị tiền tiểu đường. Những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng.
- Bánh ngọt, bánh quy, bánh rán, bánh nướng và các loại bánh khác có chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, tinh bột nên không có lợi cho người bị tiền tiểu đường. Bên cạnh đó, các loại bánh này còn chứa nhiều calo, khiến người bệnh tăng cân nhanh chóng, từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch…
- Đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp: Những loại thực phẩm này có chứa nhiều chất béo bão hòa, chúng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh tim mạch và ung thư nên cần hạn chế sử dụng…
- Hoa quả sấy, mứt: Sau khi được sấy khô, lượng đường trong hoa quả tăng gấp nhiều lần so với trái cây tươi. Hoa quả sấy, mứt hoa quả sẽ làm đường huyết tăng cao và ảnh hưởng đến sức khỏe người bị tiền tiểu đường.
3.2. Nước ngọt, đồ uống có đường
Các loại nước ngọt, đồ uống có đường, nước trái cây công nghiệp chứa rất nhiều đường tinh luyện, có thể khiến đường huyết tăng cao sau khi sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nước ngọt, đồ uống có đường sẽ đẩy nhanh quá trình tiến triển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường tuýp 2.
3.3. Không nên uống rượu, bia
Uống nhiều rượu bia, đồ uống có chứa cồn sẽ khiến gan không kịp xử lý, dẫn đến tình trạng lượng cồn dư thừa nhiều trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy hoặc giảm độ nhạy của insulin, kháng insulin, điều này dẫn đến nguy cơ cao tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
4. Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị tiền tiểu đường
Ngoài vấn đề tiền tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh cũng nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2:
- Kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày: Người bị tiền tiểu đường cần kiểm soát khẩu phần ăn của mình một cách hợp lý, không ăn quá no mà chỉ ăn một lượng thức ăn vừa phải. Dù đã chọn các loại thực phẩm lành mạnh, có chỉ số GI thấp nhưng nếu ăn quá nhiều cũng có thể khiến đường huyết tăng vọt sau ăn. Tùy vào từng loại thực phẩm, bạn có thể tính toán lượng dinh dưỡng cần nạp vào mỗi bữa sao cho phù hợp.
- Ăn rau trước khi ăn các loại thức ăn khác: Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn, giúp đường huyết không bị tăng nhanh sau khi ăn.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe đồng thời giảm thiểu nguy cơ tiến triển từ tiền tiểu đường thành tiểu đường tuýp 2. Quá trình tập luyện sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều insulin, làm tăng độ nhạy của insulin, từ đó giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả hơn. Bạn nên chọn các hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe như: đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi lội, bóng bàn, cầu lông…
- Theo dõi chỉ số đường huyết trước và sau ăn để nắm được sự tác động của các loại thực phẩm đến đường huyết, sau đó bạn sẽ điều chỉnh các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn sao cho phù hợp.
- Thăm khám định kỳ để xử lý kịp thời để kiểm soát đường huyết, xử lý và điều trị kịp thời khi xuất hiện các vấn đề sức khỏe bất thường.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa, điều trị tiểu đường: Các sản phẩm chuyên dụng giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh. Với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, những sản phẩm này sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, ổn định đường huyết và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Hiện nay, viên uống hỗ trợ tiểu đường, phục hồi tuyến tụy Kikuimo Seikatsu là sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuông tại Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất từ 100% các thành phần hữu cơ, có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh, giúp ổn định đường huyết và hạn chế những biến chứng của tiểu đường.
Thành phần chính trong viên uống Kikuimo Seikatsu là Inulin được cô đặc từ củ Cúc Vu Nhật Bản. Inulin là một chất xơ hòa tan có hoạt tính dược lý rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm có tác dụng giúp cải thiện tính kháng insulin, ức chế quá trình hấp thu đường và carbohydrate tại niêm mạc dạ dày, hạn chế tình trạng sự gia tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Inulin trong sản phẩm còn giúp làm giảm gánh nặng cho tuyến tụy nhờ việc tham gia vào quá trình chuyển hóa mà không cần sử dụng đến vai trò của Insulin. Đặc biệt, viên uống Kikuimo Seikatsu là một trong số rất ít sản phẩm trên thị trường có tác dụng kích thích ruột non tiết ra hormone GLP-1 có chức năng thúc đẩy tuyến tụy sản sinh ra Insulin tự nhiên, từ đó giúp phục hồi chức năng tuyến tụy.
Hiện tại, Shop Nhật Bản thuộc Công ty TNHH Các giải pháp liên Nhật Việt (VNJP Solutions) là đơn vị chuyên nhập khẩu chính hãng và phân phối chính ngạch viên uống Kikuimo Seikatsu tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo và mua hàng tại đây để sở hữu sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm được tiểu đường nên ăn gì, uống gì, cần kiêng những thực phẩm nào để cải thiện bệnh, giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường. Mọi thắc mắc cần tư vấn về sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh tiểu đường, bạn vui lòng liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ theo thông tin dưới đây:
Thông tin liên hệ
Hotline: 0904.400.500
Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội
Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn