1. Insulin
- Insulin tác dụng tức thời: Là Insulin Analog (Aspart, Lispro và Glulisine), có tác dụng sau 10-20 phút và kéo dài khoảng 4 giờ. Insulin tương tự insulin ở người, tác dụng nhanh, sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA.
- Insulin tác dụng ngắn: Là insulin thường (regular insulin), có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu. Dạng insulin này có tác dụng ngắn đảm bảo được lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong thời gian khoảng 30-60 phút.
- Insulin tác dụng trung bình: Nhóm insulin NPH, chỉ định tiêm dưới da, thường phối hợp với các loại tác dụng tức thì, tác dụng ngắn. Sau khi tiêm 1-2 giờ, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng, hiệu quả giảm đường huyết có thể duy trì trong vòng 10-16 giờ.
- Insulin tác dụng dài: Insulin glargine, dùng tiêm dưới da, có tác dụng phóng thích chậm, ổn định suốt 24 giờ, chỉ cần tiêm 1 mũi trong ngày.
- Dạng hỗn hợp: Nhóm này hay dùng nhất là NovoMix 30 Flexpen, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen có cùng thời gian tác dụng khoảng 12 giờ. Dùng 2-3 lần/ ngày trước bữa ăn.
- Nếu HbA1C > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói >15,0 mmol/l
- Người bệnh đái tháo đường kèm mắc một bệnh cấp tính khác như: nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu hoặc tổn thương gan.
- Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ
- Với những người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả, người bị dị ứng với thuốc viên hạ glucose máu.
- Ngày tiêm 2 lần – với insulin ngắn hạn hoặc trung bình. Insulin ngắn hạn vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình vào buổi chiều và qua đêm.
- Ngày tiêm 3 lần – với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước cơm chiều, insulin trung bình cho ban đêm.
- Ngày tiêm nhiều lần – với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi ngủ.
- Giảm HbA1C từ 0,5-1,4%
- An toàn cho tim mạch, có thể làm giảm tử vong do mọi nguyên nhân, không gây tử vong và đột quỵ.
- Thuốc làm phù/ tăng cân 3-4%
- Tăng nguy cơ gãy xương, thiếu máu
- Tăng nguy cơ ung thư bàng quang
- Bảo quản ở những nơi không có ánh sáng, nhiệt. Nếu không bảo quản trong tủ lạnh thì hãy bảo quản ở nhiệt độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,3 – 26,7 độ C).
- Không được để insulin đông lạnh, không dùng kể cả khi nó đã được rã đông.
- Cần bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh từ 13-26 độ C.
2. Metformin
- Điều trị lượng đường trong máu cao gây ra bởi bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Tăng tác dụng của insulin đối với cơ thể
- Giảm lượng glucose cơ thể hấp thụ
- Viên nén dạng giải phóng ngay lập tức là Glucophage
- Viên nén dạng phóng thích kéo dài có các biệt dược như: Glucophage XR, Fortamet và Glumetza.
– Liều lượng: Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 Metformin thông thường bác sĩ sẽ bắt đầu với liều lượng thấp, điều chỉnh theo thời gian để đạt được liều lượng phù hợp với bạn. Cuối cùng sẽ kê đơn liều lượng nhỏ nhất mang lại hiệu quả mong muốn.
- Đối với Metformin giải phóng ngay:
- Liều khởi đầu: 500mg x 2 lần/ ngày, hoặc 850 mg x 1 lần/ ngày. Dùng thuốc cùng bữa ăn.
- Sau đó, liều dùng có thể thay đổi được tăng lên thêm 500mg sau mỗi tuần
- Liều tối đa 2.550 mg/ ngày.
- Đối với Metformin phóng thích kéo dài:
- Liều khởi đầu: 500mg x 1 lần. ngày, uống cùng bữa ăn tối
- Sau đó, bác sĩ sẽ tăng liều thêm 500mg mỗi tuần.
- Liều tối đa: 2.000mg/ ngày
- Tác dụng phụ phổ biến: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, ợ hơi. Những tác dụng này là nhẹ, chúng có thể biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
- Tác dụng phụ nghiêm trọng:
- Nhiễm axit lactic: Axit lactic tích tụ trong máu với các triệu chứng: mệt mỏi, yếu ớt, đau cơ bất thường, khó thở, đau dạ dày, chóng mặt, nhịp tim chậm hoặc không đều gây ra tử vong.
- Hạ đường huyết với các triệu chứng: Đau đầu, run rẩy, buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, đói, nhịp nhanh.
3. Sulfonylurea
- Kích thích tụy tạng tiết thêm insulin
- Có thể giúp cơ thể sử dụng tốt insulin
- Có thể ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu
- Acetohexamide (dymelor)
- Chlorpropamide (diabinese)
- Glimepiride (Amaryl)
- Gliclazide (diamicron)
- Glipizide (glucotrol và glucotrol XL)
- Glyburide
- Tolazamide
- Tolbutamide
- Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở người lớn, khi chế độ ăn, luyện tập và giảm cân đơn thuần không đủ để kiểm soát đường huyết.
- Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có béo phì hoặc kháng insulin, sử dụng metformin không hiệu quả hoặc dung nạp kém, có chống chỉ định với metformin.
- Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với metformin hoặc glitazone để làm tăng tiết insulin và cải thiện mức độ nhạy cảm với insulin của tổ chức ngoại vi.
- Bệnh nhân thiếu hụt insulin
- Bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan nặng
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan
- Quá mẫn với các nhóm thuốc sulfamid
- Thận trọng với các bệnh nhân người cao tuổi, suy dinh dưỡng hoặc suy thượng thận, rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Đa số các sulfonylurea có thời gian tác dụng đủ dài nên chỉ cần dùng thuốc 2 lần/ ngày, hoặc thậm chí 1 lần/ ngày.
- Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn để tránh hạ đường huyết, tốt nhất nên uống vào buổi sáng.
- Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ợ nóng, ói mửa, ăn mất ngon
- Hạ đường huyết
- Phản ứng bất lợi khi dùng chung với rượu: nhức đầu, phừng nóng mặt, tê rần, ói mửa, choáng váng. Hiện tượng này xảy ra sau 10-30 phút sau khi uống thuốc tiểu đường thuộc nhóm này cùng với rượu.
- Tăng cân
- Phản ứng ngoài da: ngứa, nổi mẩn, nổi mề đay.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng
- Không bảo quản trong phòng tắm hoặc ngăn đá
- Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước
4. Meglitinide
- Prandin (Repaglinide): viên 0,5 – 1 – 2 mg, ngày 3 lần trong vòng 30 phút trước các bữa ăn (tối đa 16 mg/ngày).
- Starlix (Nateglinide): 120mg trước bữa ăn.
- Hạ đường huyết
- Nhức đầu
- Nôn ói
- Viêm đường hô hấp trên
- Viêm xoang
- Viêm phế quản
- Đau lưng, đau khớp
- Tăng cân
5. Thuốc ức chế enzym Alpha- glucosidase
- Với Acarbose:
- Khởi đầu: liều 25mg/ ngày trong 2 tuần
- Tiếp theo tăng lên 25mg x 2 lần/ ngày trong 2 tuần tiếp
- Sau đó là 25mg x 3 lần/ ngày.
- Khi bệnh nhân đã thích nghi rồi có thể tăng liều 50mg x 3 lần/ ngày mỗi 4-8 tuần tùy thuộc vào chỉ số đường huyết sau ăn 1 giờ.
- Với Miglitol:
- Phác đồ được điều chỉnh là 25mg x 3 lần/ ngày trong 4-8 tuần
- Sau đó là 50mg x 3 lần/ ngày trong 2 tháng
- Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng miglitol hay người có khả năng dung nạp liều cao hơn thì có thể tăng lên 100mg x 3 lần/ ngày.
- Sưng mặt, môi, lưỡi, họng
- Khó thở
- Phát ban
- Mắt vàng, da vàng
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Tiêu chảy
6. Thiazolidinediones
- Kích thích các cơ bắp sử dụng insulin tốt hơn
- Giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dự trữ trong gan
- Viêm đường hô hấp trên
- Nhức đầu
- Viêm xoang
- Đau cổ, đau cơ
- Chóng mặt
- Phù toàn thân, tăng cân
- Tổn thương gan: ói mửa, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm màu, vàng da, vàng mắt.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Mỗi loại thuốc được kê đơn sẽ có ghi rõ về thời gian dùng để người bệnh thực hiện theo. Thời điểm sử dụng của một số nhóm thuốc bao gồm:
- Nhóm Acarbose: Uống ngay trước khi ăn.
- Nhóm Sulfonylureas: Dùng trước khi ăn 15 – 30 phút.
- Nhóm ức chế DPP-4: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
- Nhóm Thiazolidinediones: Có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
- Nhóm Metformin: Uống sau khi ăn để hạn chế tác dụng phụ thuốc trên đường tiêu hóa.
- Không dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân: Bệnh nhân không nên tự mua thuốc uống khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định thuốc. Nếu tự ý mua lại theo đơn chỉ định cũ của bác sĩ mà không tái khám, điều này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn do bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng giai đoạn.
- Không uống thuốc theo đơn của người khác: Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 có chứa hoạt chất không giống nhau, hoặc cùng một chất nhưng có nhiều loại thuốc biệt dược khác nhau, phù hợp với bệnh trong từng giai đoạn. Chưa kể đến, tình trạng sức khỏe của từng người là khác nhau nên tuyệt đối không uống thuốc theo đơn của người khác, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.