Người tiểu đường cần có một chế độ ăn uống khoa học để ổn định đường huyết, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vậy thực đơn như thế nào là đúng, nên ăn gì và nên kiêng gì, định lượng ra sao?
Xem thêm:
1. Quy định đơn vị thực phẩm trong chế độ ăn
Trong chế độ ăn của người tiểu đường, đơn vị tiêu chuẩn là 80kcal, tức là một đơn vị bằng 80kcal. Ví dụ, mỗi ngày một người cần 1200kcal nạp vào cơ thể, ta có công thức 1200:80=15, tức là mỗi ngày người đó có nhu cầu nạp vào cơ thể 15 đơn vị thực phẩm là vừa đủ. Sở dĩ 80kcal được chọn làm 1 đơn vị thực phẩm là bởi đa số lượng thức ăn con người thường ăn khoảng 80kcal, sử dụng đơn vị này sẽ dễ dàng tính toán và ước lượng hơn.
Để kiểm soát lượng đường huyết một cách ổn định, không tăng hoặc không giảm, bạn cần hiểu rõ năng lượng mình cần mỗi ngày là bao nhiêu. Năng lượng cơ thể cần được xác định bởi các yếu tố như tuổi tác, chiều cao, giới tính, cân nặng, tính chất công việc…Hiện nay, phương pháp sử dụng chỉ số béo phì là cách phổ biến nhất để tính năng lượng chỉ định. Để xác định nhu cầu năng lượng, bạn cần thực hiện 2 bước dưới đây:
– Bước 1: Tính toán cân nặng nên có dựa trên chiều cao của mình. Mức cân nặng được tính là cân năng tối đa, điều này nhằm ngăn chặn nguy cơ tăng cân hoặc giảm cân quá mức đối với bệnh nhân tiểu đường.
- Đối với nam giới, cân nặng nên có = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22
- Đối với nữ giới, cân nặng nên có = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21.
Ví dụ 1:
- Nam cao 1m70 thì cân nặng nên có là: 1,70 x 1,70 x 2 2= 63,5kg.
- Nữ cao 1m50 thì cân nặng nên có là: 1,50 x 1,50 x 21 = 47,25kg.
– Bước 2: Xác định nhu cầu năng lượng của cơ thể (kcal). Mỗi người làm việc với các công việc khác nhau sẽ có nhu cầu khác biệt, cụ thể như sau:
- Người nằm tại một chỗ: 25kcal x cân nặng nên có
- Người lao động nhẹ: 30kcal x cân nặng nên có
- Người lao động trung bình: 35kcal x cân nặng nên có
- Người lao động nặng: 40kcal x cân nặng nên có
Ví dụ 2: Lấy số liệu theo ví dụ1, nếu người bệnh tiểu đường chỉ ở nhà nghỉ ngơi, không làm việc gì thì chọn ngưỡng lao động nhẹ, khi đó nhu cầu năng lượng của người đó như sau:
- Nhu cầu của nam giới: 30kcal x 63,5kg = 1905kcal
- Nhu cầu của nữ giới: 30kcal x 47,25 – 1410 kcal
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, cần tuân thủ theo nguyên tắc chính là cân bằng giữa mục tiêu đường huyết và mục tiêu về dinh dưỡng. Không được để người bệnh rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng vì như vậy sẽ làm sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể suy giảm, từ đó bệnh tiểu đường cũng biến chứng nặng hơn.
Ngoài nguyên tắc nếu trên, khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Thực đơn các bữa và số lượng thức ăn không nên thay đổi quá nhanh vì cơ thể sẽ không thích ứng kịp
- Khi xây dựng thực đơn phải cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin khoáng chất và chất xơ.
- Người bệnh tiểu đường nên ăn thành các bữa nhỏ trong ngày để ngăn chặn đường huyết tăng quá nhanh, tốt nhất là ăn 5 bữa mỗi ngày.
- Tránh tình trạng ăn quá no hoặc quá đói đều không có lợi cho cơ thể, tuyệt đối không được nhịn ăn
- Nên ăn uống đúng giờ, nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát
- Nên ăn rau sống, rau luộc, salad trước khi ăn cơm hoặc thức ăn
- Hạn chế cho quá nhiều đường, muối vào thức ăn hằng ngày.
- Sau khi ăn nên vận động nhẹ để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cho bệnh tiểu đường.
3. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Đối với người bệnh tiểu đường, nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề rất quan trọng, cần tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Dưới đây là những thức ăn mà người bệnh nên ăn và không nên kiêng cữ
3.1. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
- Nhóm đường bột nên ăn: Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám, rau củ, các loại đậu…Có thể chế biến bằng cách hấp, luộc, hạn chế rán hoặc xào vì quá nhiều dầu mỡ. Một số loại củ như khoai, sắn…chứa rất nhiều tinh bột, nếu ăn nhiều thì cần phải giảm hoặc cắt cơm để cân đối định đượng thức ăn. Nhóm bột đường (Glucid) nên chiếm khoảng 50-60 khẩu phần ăn.
- Nhóm đạm: Bao gồm thịt nạc, thịt da cầm, cá, các loại đậu đỗ. Nên chọn phương pháp hấp hoặc luộc, áp chảo nhằm giảm bớt lượng mỡ trong thức ăn. Nhóm đạm nên chiếm 15-20% khẩu phần ăn
- Nhóm chất béo, đường: Ưu tiên ăn các loại chất béo không bão hòa như vừng, dầu cá, đậu nành, dầu olive…Nhóm chất béo nên chiếm 25% khẩu phần ăn.
- Nhóm chất xơ: Rau là thức ăn vô cùng cần thiết mà người bệnh tiểu đường cần nạp vào cơ thể mỗi ngày. Bạn có thể ăn rau theo sở thích như ăn sống, luộc, hấp, salad, hạn chế xào rau vì quá nhiều chất béo, nếu làm salad thì nên chọn loại nước sốt ít béo.
- Hoa quả: Nên ăn các loại trái cây tươi nguyên chất, có bã, không nên thêm kem, sữa vào hoa quả, hạn chế ăn nhiều loại quả có chứa nhiều đường như mít, xoài chín, hồng chín, sầu riêng, na…
3.2. Bị bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Trong thực đơn dành cho người tiểu đường, người bệnh cần tránh ăn một số loại thức ăn khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh, cụ thể là những loại dưới đây:
- Gạo trắng, miến, mì tôm, các loại củ nướng, bột sắn dây, bánh mì…
- Không nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chứa nhiều cholesterol gây nguy hại cho tim mạch và người bệnh tiểu đường
- Không nên ăn thịt mỡ, nội tạng động vật, da của gia cầm, kem, bánh kẹo, mứt, nước ngọt có ga…
- Các loại hoa quả sấy khô cũng không có lợi cho người tiểu đường nên cần hạn chế. Hoa quả sấy khô chứa rất nhiều đường, ngoài đường có sẵn trong hoa quả còn có đường kính thêm vào nên sẽ làm đường huyết tăng cao.
4. Gợi ý thực đơn mẫu cho người bị bệnh tiểu đường
Lý thuyết xây dựng thực đơn cho người tiểu đường khá đơn giản và dễ hiểu, tuy nhiên khi thực hiện lại khiến cho nhiều người bệnh gặp khó khăn. Để bạn hình dung một thực đơn cho người mắc chứng tiểu đường sẽ như thế nào, chúng tôi xin cung cấp một số mẫu thực đơn dưới đây để bạn tham khảo.
Dựa trên các mẫu thực đơn này, bạn có thể áp dụng theo hoặc dựa vào đó để xây dựng thực đơn mới cho riêng mình.
Trước tiên, bạn nên nắm rõ một số thực phẩm tương đương có thể thay thế cho nhau để có thể lên thực đơn chính xác nhất:
- Chất đạm: Các chất và định lượng tương đương bao gồm: 100g thịt lợn nạc = 100g thịt bò = 100g thịt gà =100g cá = 120g tôm = 2 quả trứng vịt = 3 quả trứng gà = 200g đậu phụ.
- Chất đường bột (glucid): 100g gạo = 2 lưng bá cơm = 100g miến = 100g bột mì = 100g bún khô = 100g phở khô = 170g bánh mì = 250g bánh phở tươi = 300g bún tươi = 400g các loại củ.
- Chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) = 1 thìa mỡ (5ml) = 8g lạc
Mẫu thực đơn số 1:
- Bữa sáng: Món ăn phở gà, trong đó bánh phở (150g), thịt gà (30g), giá đỗ (150g). Có thể mô tả để bạn dễ hiểu về thành phần như sau: một miệng bát con phở, 5-6 miếng thịt gà không có da, 1 miệng bát con giá đỗ.
- Bữa trưa: Gạo 100g, thịt gà rang 60g, đậu nhồi thịt (50g đậu, thịt 20g), bắp cải luộc 250g, rau ngót 30g, dầu ăn 7ml.Mô tả: 1 bát con cơm đầy, 1 bát đầy có ngọn bắp cải luộc, 2 miếng đậu phụ, 2 miếng thịt gà cỡ vừa.
- Bữa tối: Gạo 100g, trứng kho 1 quả, thịt kho 50g, cải chíp 250g, canh rau, dầu ăn 7ml. Mô tả: Một bát cơm đầy, 1 quả trứng kho với 5 miếng thịt lợn, cải chúp luộc 1 bát con có ngọn.
Mẫu thực đơn số 2:
- Bữa sáng: Xôi thịt kho: gạo 60g, thịt lợn 40g, rau xanh 150g, dầu ăn 5ml. Mô tả: Một lưng bát xôi, 4 miếng thịt kho, 1 miệng bát con rau cải chíp luộc.
- Bữa trưa: Gạo tẻ 100g, thịt bò xào 40g, su hào luộc 250g, bắp cải cuộn thịt, dầu ăn 10ml. Mô tả: 1 bát cơm đầy, 8 miếng thịt bò, 2 miếng bắp cải cuộn thịt, 1 miệng bát con đầy su hào luộc.
- Bữa tối: Gạo 100g, cá rô phi rán 90g, thịt băm 40g, su su luộc 250g, canh rau đay 30g, dầu ăn 15ml. Mô tả: 1 bát con cơm đầy, 1 miếng cá rô phi loại to cắt khúc, 1 bát con su su luộc, 2,5 thìa thịt băm.
Nhìn chung, việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ, như vậy mới có thể có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vừa đủ dinh dưỡng vừa tốt chỉ số đường huyết. Hi vọng chứng tiểu đường của bạn sẽ được kiểm soát tốt nhờ chế độ ăn mà bạn đã xây dựng nên.
NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN