Chủ động lên thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường là bước quan trọng giúp người bệnh có thể lượng hóa dinh dưỡng, thực phẩm nạp vào cơ thể, tiến gần đến mục tiêu giữ đường huyết ổn định, cải thiện độ nhạy insulin.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bị bệnh tiểu đường
Không có một quy định đơn lẻ nào nào về nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường mà phù hợp với tất cả. Một chế độ ăn uống hợp lý là chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh, mục tiêu điều trị bệnh, sở thích và thói quen ăn uống của mỗi người.
Dù thực đơn ăn uống ra sao, mục đích cuối cùng vẫn là kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch, cholesterol máu, kiểm soát cân nặng cho từng người.
Về cơ bản, nguyên tắc dinh dưỡng người bệnh cần tuân thủ là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn. Đồng thời hạn chế chất béo, nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.
Chế độ ăn của người bệnh cung cấp cho cơ thể đảm bảo một lượng đường ổn định, quan trọng nhất là phải điều độ, ổn định về giờ giấc và hợp lý số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Cụ thể:
CHẤT BÉO
- Nên ăn vừa phải, giảm chất béo động vật vì chứa nhiều axit béo bão hòa.
- Nên ăn các axit béo chưa bão hòa có trong dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương
- Tỷ lệ năng lượng do chất béo khoảng 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn, không nên vượt quá 30%.
- Kiểm soát được chất béo trong khẩu phần ăn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh, góp phần tạo cảm giác no.
CHẤT BÉO
- Khi xây dựng thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường, nên tăng cường chất xơ để khống chế lượng đường, mỡ máu, tốt cho huyết áp, kiểm soát đường huyết
- Lượng chất xơ tiêu chuẩn cho người trưởng thành mà ADA khuyến nghị trong khoảng 20-50g mỗi ngày, không nên nhiều hơn. Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn thêm thực phẩm như yến mạch, kiều mạch, các loại rau tươi.
- Cung cấp đủ chất xơ, vitamin, acid amin, chất khoáng từ rau củ, quả chín như rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh, mướp đắng, tảo biển,…Nên ăn cả lá và thân rau, hoa quả ăn cả vỏ (Táo, lê, ổi).
CHẤT ĐẠM
- Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường,…
- Lượng protein nên đạt 0,8kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần nhiều hơn mức trên sẽ không tốt, nhất là với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường, tỷ lệ năng lượng do protein đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
- Các nguồn protein chất lượng cao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng,… giúp duy trì khối lượng cơ bắp, thúc đẩy cảm giác no, hỗ trợ kiểm soát đường trong máu.
TINH BỘT
- Bị tiểu đường không đồng nghĩa là phải cắt hoàn toàn tinh bột trong khẩu phần ăn. Chỉ nên cắt giảm lượng tinh bột so với người bình thường khoảng ⅓ tổng lượng.
- Nên ưu tiên chọn thực phẩm có tinh bột tốt (GI thấp dưới 55%) giúp lượng đường trong máu tăng từ từ và ổn định:
- Các loại rau xanh, củ quả: củ dền, bí ngô, khoai lang.
- Trái cây: các loại trái cây ít ngọt, chỉ số đường huyết thấp như cam, quýt, ổi, bưởi, bơ, táo, thanh long, chuối, roi,…
- Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch, lúa mì,…
- Các loại hạt đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, đậu lăng,…
Hạn chế ăn tinh bột xấu như các loại gạo được xay xát kỹ hoặc đã qua chế biến vì chúng khi vào cơ thể được hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh, lượng đường tăng nhanh trong máu:
- Gạo trắng.
- Bánh mì.
- Yến mạch ăn liền.
- Khoai tây chiên.
- Các loại bánh kẹo ngọt.
- Nước ngọt.
2. Thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường đủ dinh dưỡng
Thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường muốn đủ dinh dưỡng, bạn cần đa dạng hóa món ăn, thay đổi liên tục để vừa mang lại cảm giác ngon miệng, vừa giúp ổn định tinh thần, đường huyết. Một số thực đơn tiểu đường mà bệnh nhân có thể tham khảo để cân bằng dinh dưỡng:
2.1. Ngày thứ 2
- Bữa sáng: Phở gà + trái cây (táo)
- Bữa trưa: Cơm trắng (1 bát con) + canh bí đỏ nấu thịt + cá kho + đậu phụ + hoa quả
- Bữa nhẹ buổi chiều: bánh quy ít đường
- Bữa tối: Cơm trắng (1 bát con) + Rau cải luộc + thịt lợn kho + trái cây (lê)
2.2. Ngày thứ 3
- Bữa sáng: Bánh cuốn + trái cây (cam)
- Bữa trưa: Cơm trắng (1 bát con) + canh cá nấu canh chua + thịt gà kho + rau luộc + hoa quả
- Bữa nhẹ buổi chiều: sữa chua ít đường
- Bữa tối: Cơm trắng (1 bát con) + rau cải xoong nấu tôm + thịt lợn luộc + trái cây (táo)
2.3. Ngày thứ 4
- Bữa sáng: Bún
- Bữa trưa: Cơm trắng (1 bát con) + canh cua nấu rau cải + trứng rán + hoa quả
- Bữa nhẹ buổi chiều: Bánh flan ít đường
- Bữa tối: Cơm trắng (1 bát con) + canh gà nấm + salad rau + trái cây (bơ)
2.4. Ngày thứ 5
- Bữa sáng: Bánh mì gối + hoa quả (lê)
- Bữa trưa: Cơm trắng (1 bát con) + canh ngao nấu chua + cá rán + hoa quả
- Bữa nhẹ buổi chiều: Ngô nếp luộc
- Bữa tối: Bún mọc + trái cây (dâu tây)
2.5. Ngày thứ 6
- Bữa sáng: Bún + hoa quả (dứa)
- Bữa trưa: Cơm trắng (1 bát con) + canh xương bí xanh + Bò xào hoa thiên lý + hoa quả
- Bữa nhẹ buổi chiều: sữa chua ít đường
- Bữa tối: Cơm trắng (1 bát con) + rau muống luộc + đậu phụ nhồi thịt + trái cây (lê)
2.6. Ngày thứ 7
- Bữa sáng: Cháo hạt
- Bữa trưa: Phở cuốn + hoa quả (cam)
- Bữa nhẹ buổi chiều: Chè đậu đen
- Bữa tối: Cơm trắng (1 bát con) + mướp đắng xào trứng + cà tím nấu thịt và đậu + trái cây (bưởi)
2.7. Chủ Nhật
- Bữa sáng: Bún bò huế
- Bữa trưa: Cơm trắng (1 bát con) + canh củ quả thập cẩm + đậu phụ sốt cà chua + hoa quả (bưởi)
- Bữa nhẹ buổi chiều: sữa chua ít đường
- Bữa tối: Cháo sườn + trái cây (lê)
Với thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường trên đây, các món ăn không chỉ đa dạng về cách chế biến mà còn kiểm soát được lượng đường bột, tăng cường chất xơ trong các bữa ăn. Các ngày tiếp theo, bạn có thể dựa trên thực đơn này để thay đổi cho phù hợp.
3 . Lưu ý khi xây dựng thực đơn tiểu đường trong 7 ngày
Thông thường, chúng ta nên xây dựng thực đơn tiểu đường trong vòng 7 ngày để có được chế độ sinh hoạt hợp lý, có kế hoạch, không phải lo lắng loại đồ ăn này có được ăn hay không, ăn vào thời điểm nào trong ngày.
Có một số lưu ý khi xây dựng thực đơn giúp thực đơn của bạn thân thiện với bệnh nhân tiểu đường nhất mà không phải kiêng khem quá nhiều như lời đồn.
- Đặt mục tiêu tiêu thụ tinh bột khoảng 50-60% lượng tinh bột so với người không bị tiểu đường. Điều này giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.
- Hạn chế tiêu thụ trứng, tối đa 2 quả/ tuần. Theo thực đơn gợi ý cho 7 ngày dành cho bệnh nhân tiểu đường trên, chỉ có ngày thứ 4 và thứ 7 được có món ăn liên quan tới trứng.
- Tránh các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh như pate, xúc xích, thịt nguội, nên ăn đồ ăn tươi mới.
- Khi phối kết hợp các loại thực phẩm trong cùng một bữa ăn, hãy cân bằng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với thực phẩm có chỉ số GI thấp để trung hòa lượng đường nạp vào cơ thể, giữ đường huyết ổn định, không bị tăng đột ngột sau khi ăn.
- Chú ý tới thứ tự ăn trong bữa ăn. Nên ăn canh trước, tiếp ăn rau, ăn thịt và ăn cơm cuối cùng. Có như vậy mới không làm tăng đường huyết nhanh, vẫn đảm bảo no bụng không bị đói.
- Không ăn nội tạng động vật. Nội tạng như gan, thận chứa nhiều cholesterol, chất béo không lành mạnh khiến đường huyết tăng nhanh chóng.
- Chú ý cách chế biến món ăn: Đối với các loại thực phẩm, chỉ nên chế biến bằng cách hấp, luộc, hạn chế chiên, xào vì món ăn có nhiều dầu mỡ ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường. Có thể nấu các món canh sử dụng ít dầu mỡ.
- Chế biến món ăn nhạt, chỉ nên sử dụng ít hơn 6g muối mỗi ngày. Người tiểu đường sử dụng quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường và tim mạch.
- Chế độ ăn hàng ngày luôn luôn bổ sung hoa quả, rau xanh để tăng cường chất xơ, vitamin cho cơ thể. Không chỉ thế, vitamin trong rau củ quả còn giúp nâng cao sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các loại trái cây sử dụng trong thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường có thể thay đổi theo ngày nhưng nên chọn các loại trái cây ít đường như bơ, cam, dâu tây, bưởi, dưa, lê, táo,…tiện mua quả nào dùng quả đó, không nên ăn quả nhiều đường như vải, xoài chín, nhãn, nho, sầu riêng…
Bên cạnh việc chú ý tới thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường, cần lên kế hoạch cho việc hoạt động thể chất thường xuyên, khoảng 30-45 phút mỗi ngày giúp quản lý sức khỏe tổng thể tốt nhất.
Bệnh tiểu đường cần được kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh không diễn biến xấu, không gây ra biến chứng nguy hiểm. Bạn cũng có thể chuẩn bị cho mình viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu – Nhật Bản để giúp ổn định đường huyết, khắc phục những nhược điểm của nhóm thuốc điều trị tiểu đường.
Sản phẩm được sản xuất với quy trình đạt chuẩn GMP, nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ nông nghiệp JAS Nhật Bản, nhà máy sản xuất đạt chuẩn ISO 9001 về Hệ thống quản lý chất lượng.
Kikuimo được bác sĩ Kawashima Akira sử dụng trong điều trị tiểu đường cho Cố Thủ Tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Kikuimo với lịch sử gần 40 năm được bán rộng rãi không chỉ tại Nhật Bản mà tại nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Việt Nam,…với khoảng hơn 100 triệu khách hàng sử dụng (số liệu nhà sản xuất công bố năm 2018).
Chủ động lên thực đơn 7 ngày cho bệnh nhân tiểu đường là bước quan trọng giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Lưu ý tới nguyên tắc trong việc lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, cách thưởng thức có thể đảm bảo kiểm soát lượng đường trong máu ổn định. Nếu bạn cần gợi ý thêm thực đơn 7 ngày tiếp theo, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được thông tin sớm nhất nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.