Thiếu hay thừa canxi ở trẻ đều sẽ để lại những hệ quả xấu cho cơ thể. Nếu bạn vẫn giữ quan điểm bổ sung canxi càng nhiều con càng cao lớn thì bạn đã nhầm. Thừa canxi còn khiến con dễ bị lùn hơn. Để biết thêm thông tin, xem ngay bài viết dưới đây!
1. Nguyên nhân trẻ em bị thừa canxi
Thừa canxi ở trẻ là tình trạng nồng độ canxi trong cơ thể trẻ nhiều hơn mức bình thường gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 6 nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng thừa canxi mẹ cần biết.
- Di truyền: Một số ít trường hợp trẻ em thừa canxi là do di truyền, các trường hợp này làm cho các thụ thể canxi trong cơ thể không hoạt động làm tăng canxi máu.
- Mắc một số bệnh: Một số bệnh u hạt chẳng hạn như lao, sarcoidosis, …có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu, kích thích đường tiêu hóa hấp thu nhiều canxi từ chế độ ăn hơn và hệ quả là trẻ bị dư thừa canxi. Ngoài ra, cường tuyến cận giáp cũng là nguyên nhân khiến trẻ thừa canxi.
- Bổ sung canxi quá nhiều: Trẻ em có thể thừa hưởng quá nhiều canxi từ chế độ ăn uống. Đặc biệt khi ăn no quá nhiều sản phẩm chứa canxi như sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, rau chân vịt, cải xoong, rau bina,… Hoặc uống nhiều loại thuốc bổ sung canxi, canxi liều lượng cao,…
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu canxi dễ làm cho trẻ em thừa canxi. Việc cho trẻ uống các loại sữa công thức bổ sung nhiều canxi, đồng thời sử dụng sữa thay thế hoàn toàn nước lọc là thói quen sai lầm mà nhiều bậc cha mẹ đang sử dụng có thể gây ra tình trạng trẻ thừa canxi.
- Tình trạng bất thường về hormone: Những tình trạng bất thường về hormone như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp hoặc tuyến vú, cũng có thể gây ra tình trạng thừa canxi ở trẻ em.
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều: Ánh sáng mặt trời cung cấp vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng dư thừa canxi ở trẻ.
2. Dấu hiệu thừa canxi ở trẻ nhỏ
Thiếu canxi hay thừa canxi ở trẻ nhỏ đều có những dấu hiệu đặc trưng để cha mẹ có thể phát hiện kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu ba mẹ cần đặc biệt lưu ý để biết con mình có bị thừa canxi không.
- Biếng ăn: Biếng ăn thường gặp ở trẻ bị thừa canxi, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường. Tình trạng biếng ăn có thể là do dư thừa canxi gây cản trở sự hấp thu và chuyển hoá nhiều chất dinh dưỡng khác. Điều này khiến trẻ cảm giác ăn không ngon, đầy bụng, suy dinh dưỡng.
- Táo bón: Trẻ bị tăng canxi huyết dễ dẫn đến táo bón kéo dài do gây quá tải cho hệ thống tiêu hoá ở trẻ nhỏ, ngoài ra canxi dư thừa dễ hút nước trong đại tràng khiến cho phân rắn hơn. Đi ngoài khó khăn khiến trẻ hay quấy khóc, làm hạn chế quá trình đào thải chất cặn bã, từ đó gây suy nhược cơ thể.
- Đau xương, đau cơ: Hiện tượng thừa canxi ở trẻ em có thể khiến cho xương bị yếu dần đi, kém linh hoạt, gây ra các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ. Đồng thời, đây cũng là thủ phạm làm tăng nguy cơ chuột rút, đau nhức cơ. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển xương khớp, khả năng vận động của trẻ.
- Đau bụng, buồn nôn: Lượng canxi cao trong cơ thể trẻ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh cường giáp, gây rối loạn hệ thống tiêu hoá tiêu hoá ở trẻ nhỏ. Khi đó, biểu hiện của trẻ có thể là đau bụng, buồn nôn.
- Mệt mỏi, mất tập trung: Thừa canxi gây ảnh hưởng tới chức năng não bộ, dẫn đến lú lẫn, thờ ơ hoặc thậm chí là trầm cảm. Đối với bé đến tuổi đến trường, hiện tượng mất tập trung khi học tập sẽ khiến kết quả học bị giảm sút hoặc trẻ khó tiếp thu kiến thức.
- Chóng mặt, ngất xỉu: Tăng canxi có thể tác động xấu tới các chức năng tim của trẻ nhỏ, làm xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, chóng mặt, ngất xỉu, rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề về tim khác.
- Khát nước, đi tiểu nhiều lần: Dư thừa canxi có thể khiến cho thận trẻ nhỏ làm việc quá sức, gây ra tình trạng khát nước nhiều và đi tiểu thường xuyên. Thậm chí, một số trẻ có biểu hiện đi tiểu đau rát hoặc tiểu ra máu do tổn thương liên quan tới thận.
3. Hậu quả do bị thừa canxi ở trẻ nhỏ
Không chỉ tình trạng thiếu canxi mới ảnh hưởng tới trẻ mà thừa canxi cũng để lại những hậu quả khôn lường cho trẻ.
- Rối loạn tiêu hóa: Cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể trẻ cần khiến trẻ ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy. Bổ sung canxi quá mức cần thiết sẽ khiến trẻ thường xuyên bị táo bón. Các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, tiểu đêm, đau đầu, khô miệng, đau dạ dày hoặc khó thở…
- Rối loạn chức năng thận: Thừa canxi liên tục trong một thời gian dài có thể gây rối loạn chức năng thận, do đó có thể dẫn đến sự tích tụ canxi trong các mô, cơ quan của cơ thể.
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim.
4. Bổ sung canxi theo từng độ tuổi của trẻ
Trẻ bị thừa canxi không phải dừng bổ sung canxi mà cần có kế hoạch bổ sung canxi phù hợp. Không tùy tiện bổ sung canxi vì sẽ có những giai đoạn thích hợp để làm điều này.
- Trẻ đang giai đoạn bú mẹ: Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ, con vẫn có thể nhận được một lượng canxi nhất định qua sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu canxi. Đối với trẻ chỉ cần bổ sung thêm vitamin D giúp con hấp thụ canxi tốt hơn cho đến tuổi ăn dặm, tránh dấu hiệu trẻ thừa canxi nhé.
- Trẻ đang giai đoạn ăn dặm: Trong độ tuổi này, con cần nhiều dinh dưỡng hơn ngoài sữa, nên con ăn dặm thêm thực phẩm được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Giai đoạn này cũng không cần thiết phải bổ sung thêm canxi ngoài thức ăn, cha mẹ chỉ cần ưu tiên cung cấp đầy đủ và đa dạng các dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn bao gồm 4 nhóm: nhóm chất đường bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất, trong đó có canxi.
- Trẻ có các dấu hiệu thiếu canxi: Khi cơ thể con biểu hiện các dấu hiệu thiếu canxi ba mẹ nên bổ sung canxi từ các thực phẩm chức năng ngoài thức ăn. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn, bổ sung canxi cho trẻ đúng cách, tránh tình trạng sử dụng quá mức làm trẻ thừa canxi.
5. Lượng canxi phù hợp cho trẻ mỗi ngày
Để biết bổ sung bao nhiêu canxi cho trẻ thì phù hợp, cha mẹ cần hiểu rõ nhu cầu khuyến nghị canxi cho con theo độ tuổi để bổ sung đúng và đủ, hạn chế tình trạng trẻ thiếu hoặc thừa canxi. Cha mẹ có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016 trẻ cần được bổ sung canxi như sau:
ĐỘ TUỔI | LƯỢNG CANXI BỔ SUNG |
0-5 tháng tuổi | 300mg canxi/ ngày |
6-11 tháng tuổi | 400mg canxi/ ngày |
1-2 tuổi | 500mg canxi/ ngày |
3-5 tuổi | 600mg canxi/ ngày |
6-7 tuổi | 650mg canxi/ ngày |
8-9 tuổi | 700mg canxi/ ngày |
10 tuổi trở lên | 1000mg canxi/ ngày |
Có thể thấy, tình trạng trẻ em bị thừa canxi ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ. Đáng lưu ý là trẻ thừa canxi dễ bị lùn. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp các bậc phụ huynh có quan niệm đúng đắn hơn khi nuôi dưỡng con mình.
Trẻ em nên được cung cấp chế độ cân bằng dinh dưỡng, khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn và bổ sung canxi (nếu cần). Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý bổ sung các loại thuốc hay chế phẩm tăng cường canxi tránh khả năng gây ra tình trạng trẻ thừa canxi. Nếu bạn cần giải đáp thêm thông tin gì liên quan tới canxi có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Tư vấn giúp mình, bé nhà mình 10 tuổi đang có dấu hiệu dậy thì thì nên dùng sữa gì cho bé phát triển tốt