Rượu nếp cẩm là loại rượu ngâm có mùi thơm, vị ngọt, có lợi cho sức khỏe của người dùng. Đó cũng là lý do vì sao loại rượu này luôn được nhiều người yêu thích đến vậy. Vậy tác dụng của rượu nếp cẩm là gì? Cách làm rượu nếp cẩm như thế nào là đúng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những băn khoăn này cho bạn.
1. Tác dụng của rượu nếp cẩm
Nếp cẩm là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn, ví dụ như xôi nếp cẩm, cơm rượu nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm… Theo nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, rượu nếp cẩm có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe dưới đây:
- Bổ sung thêm sắt
- Phòng bệnh ung thư
- Làm đẹp dưỡng ẩm da
- Tốt cho tiêu hóa
- Tốt cho hệ tim mạch
Bên cạnh đó, thành phần anthocyanin trong nếp cẩm còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và làm tăng lượng cholesterol tốt trong máu, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch – nguyên nhân gây nên tình trạng tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các tai biến tim mạch khác.
Theo một số nghiên cứu gần đây, thành phần lovastatine và ergosterol có trong rượu nếp cẩm có tác dụng tái tạo thành mạch, có lợi cho sức khỏe của những bệnh nhân sau khi phẫu thuật điều trị tai biến mạch máu não.
- Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
2. Cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon bổ dưỡng
Nhờ những tác dụng của rượu nếp cẩm mà hiện nay có rất nhiều người ưa chuộng loại rượu này. Tuy nhiên, rượu nếp cẩm mua sẵn nhiều khi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ ràng về thành phần có trong rượu, thậm chí còn tiềm ẩn một số nguy cơ có hại cho sức khỏe. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên tự mình làm rượu nếp cẩm để sử dụng. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây để đạt được thành quả như mong muốn.
– Chuẩn bị:
- 50g men gạo.
- 2 lít rượu trắng.
- Bình thủy tinh để ngâm, không dùng bình nhựa hoặc bình kim loại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.
- 1kg gạo nếp cẩm: Nên chọn gạo nếp cẩm có màu tím thẫm, phần bụng có màu vàng nhạt, hạt đầy đặn, không bị lép. Không chọn gạo dễ bị vỡ vụn, bạn có thể thử bằng cách dùng tay bấm thử vào hạt gạo. Bên cạnh đó, nên chọn gạo có mùi thơm thoang thoảng để rượu sau khi ngâm cũng có mùi thơm dễ chịu.
– Cách thực hiện:
- Sau khi cơm chín, đổ cơm ra và xới đều cho nguội.
- Gạo nếp cẩm đem vo sạch, ngâm ngập nước và để qua đêm.
- Sau khi đã chuẩn bị được men, cơm nếp cẩm cũng đã nguội thì bạn rắc men lên cơm rồi trộn thật đều.
- Bước tiếp theo là ủ men. Nếu bạn dùng men cục thì cần giã nhuyễn trước khi sử dụng, nếu dùng men bột thì có thể dùng luôn.
- Sau khi đã ngâm xong gạo, bạn đem gạo đi nấu thành cơm. Cách nấu cơm nếp cẩm tương tự như cách nấu cơm bình thường.
- Cho cơm vừa trộn men vào một cái hũ rồi dùng một lớp vải mỏng ủ kín, để ở nơi thoáng mát trong 5-7 ngày là cơm sẽ tự dậy nước và có mùi thơm hấp dẫn. Nếu thấy cơm ủ đã ra nước cốt, bề mặt bên trên bóng ướt là có thể đem đi ngâm.
- Sau khi ủ cơm rượu xong, bạn cho toàn bộ cơm đã ủ vào bình thủy tinh rồi cho thêm rượu đã chuẩn bị. Bước cuối cùng là đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 1 tháng ngâm là có thể đem rượu ra sử dụng. Lưu ý, trước khi uống nên lọc bã rượu để có thể thưởng thức rượu một cách trọn vẹn nhất.
- Sau khi rượu đã ngâm xong, bạn kiểm tra thấy rượu có vị ngọt thanh, mùi thơm, màu đỏ của cơm ngấm vào trong rượu là đã thành công rồi đấy.
3. Những lưu ý khi thực hiện làm rượu nếp cẩm
Khi làm rượu nếp cẩm, để có được thành phẩm là rượu thơm ngon, đậm vị và không bị chua, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Nhiệt độ lý tưởng để ủ cơm rượu nếp cẩm là 20-25 độ.
- Cơm rượu ủ lâu ngày sẽ cay nồng hơn so với cơm ủ ít ngày.
- Chọn men rượu có chất lượng tốt, còn mới, không bị ẩm mốc.
- Chỉ ủ men rượu khi cơm đã nguội hẳn, không ủ khi cơm còn nóng để tránh làm chết con men, rượu sẽ bị hỏng.
Trên đây là một số thông tin về những tác dụng của rượu nếp cẩm. Nhìn chung, rượu nếp cẩm tốt cho sức khỏe nếu như sử dụng một cách hợp lý. Nếu bạn cũng thích loại rượu này thì hãy nhanh tay làm một bình rượu để sử dụng dần và thiết đãi người thân, bạn bè của mình nhé.