Hiểu rõ sữa mẹ để ngoài được bao lâu sẽ giúp mẹ có thể bảo quản sữa đúng cách, tránh cho sữa bị hỏng và biến chất. Việc sữa mẹ được bảo quản như thế nào, thời gian ra sao có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các mẹ nên lưu ý để có thể chăm con một cách tốt nhất.

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Nuôi con bằng sữa mẹ là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu đời, nhất là giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi. Bởi, sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, đường và đạm, đây cũng là nguyên nhân khiến cho sữa nhanh bị thiu và hỏng. 
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản sữa như thế nào, nhiệt độ càng thấp thì sữa càng để được lâu và ngược lại. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ làm sữa nhanh bị hỏng. Dưới đây là thời gian sữa mẹ vắt ra theo khuyến cáo của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Bảo QuảnThời Gian
Nhiệt độ phòng 24-25 độ C1 – 2 giờ
Nhiệt độ phòng dưới 20 độ C3 – 4 giờ
Ngăn mát tủ lạnh1-3 ngày
Từ 4 độ C3 đến 5 ngày
Ngăn đá tủ lạnh3 tháng
Tủ đông chuyên biệt6 tháng

 2. Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?

Sữa mẹ trữ đông bị đổi màu

Sữa mẹ trữ đông bị đổi màu

Ngoài lưu tâm đến vấn đề sữa mẹ để ngoài được bao lâu, nhiều mẹ còn có chung thắc mắc về việc sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không, có nên dùng cho bé bú không. 
Một điều các mẹ thường xuyên gặp phải khi trữ sữa, đó là sữa đông lạnh khác với màu sữa thông thường. Điều này không có nghĩa là sữa đã bị hỏng hoặc bảo quản không đúng cách. Một số trường hợp sữa sẽ có màu vàng, màu nâu, thậm chí là hơi xanh. Bên cạnh đó, sữa có thể bị tách lớp, lớp bên trên cùng chính là chất béo có trong sữa.
Nếu bạn bảo quản sữa đúng cách, đúng thời gian, sữa được vắt ra vệ sinh, túi trữ sữa đảm bảo chất lượng….mà sữa vẫn bị đổi màu khi trữ đông thì không cần lo lắng, đây là tình trạng thường gặp. 
Sữa đổi màu nhưng vẫn không bị hỏng, mẹ vẫn có thể rã đông và hâm nóng sữa cho trẻ bú. Ngoài ra, sữa rã đông rồi hâm nóng có thể có mùi như xà phòng do sự phân tán của chất béo trong sữa, đây cũng là điều khá phổ biến nên các mẹ không cần quá lo lắng.

3. Một số lưu ý khi vắt và bảo quản sữa mẹ

Bảo quản sữa mẹ

Bảo quản sữa mẹ

Ngoài lưu tâm đến việc sữa mẹ để ngoài được bao lâu, các mẹ cũng nên tìm hiểu thêm những kiến thức có liên quan đến việc vắt sữa và bảo quản sữa mẹ sao cho đúng cách. Một số lưu ý cần thiết nhất cho các mẹ có thể kể đến dưới đây:
– Dụng cụ hút sữa
Dụng cụ hút sữa là công cụ quan trọng để mẹ có thể trữ sữa một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tùy theo nhu cầu mà các mẹ có thể lựa chọn các loại máy hút sữa với công suất, giá cả, chất lượng khác nhau. Bạn có thể chọn máy hút sữa bằng tay hoặc có thể chọn máy điện sẽ tiết kiệm công sức hơn, sữa cũng có thể vắt kiệt hơn.
Trước khi hút sữa, các mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút sữa, ban đầu là dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng để cọ rửa mọi ngóc ngách của dụng cụ cũng như bình trữ sữa, sau đó rửa qua với nước sạch và để ráo tự nhiên. Trước khi hút sữa bạn cần trần dụng cụ qua nước sôi để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào khi hút sữa.
– Cách vắt sữa mẹ:
Bạn nên ghi nhớ một số điều cơ bản dưới đây:
  • Vệ sinh, khử trùng dụng cụ hút sữa, bầu vú và tay trước khi vắt để tránh vi khuẩn
  • Sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng hoặc chai từ thủy tinh, chai nhựa không chứa BPA và có nắp đậy cẩn thận. Không sử dụng túi nilon thông thường vì miệng túi không kín, có thể khiến sữa bị vi khuẩn xâm nhập và nhanh hỏng.
  • Mỗi lần trữ sữa nên trữ vừa đủ theo từng cữ uống của bé, có thể là 60ml, 120ml, 180ml tùy theo sức bú của trẻ.
  • Sau khi vắt xong nên làm lạnh sữa ngay để tránh sữa bị hỏng
  • Nếu bé bú sữa còn thừa thì không được dùng sữa này để trữ đông vì sữa tiếp xúc với miệng và nước bọt của trẻ sẽ bị nhanh hỏng do có vi khuẩn.
  • Dùng bút ghi rõ ngày tháng trữ sữa để bảo quản đúng thời gian
  • Không hòa chung sữa mới vắ với sữa đã trữ đông
– Lưu ý bảo quản trong tủ lạnh
Cần tuân thủ thời gian sữa mẹ để bên ngoài theo đúng khuyến cáo của bác sĩ và các chuyên gia y tế nhằm đảm bảo sữa không bị hỏng hay biến chất.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn đầu đời của trẻ, do đó việc hiểu rõ và thực hiện đúng sữa mẹ để ngoài được bao lâu là trách nhiệm của người mẹ, giúp các bé có sự phát triển một cách an toàn và toàn diện nhất. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giải đáp được những thắc mắc thường gặp của các mẹ, giúp mẹ có thể chăm con tốt hơn.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *