Thói quen vắt sữa và lưu trữ sữa ở tủ mát không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên việc sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu thì không phải ai cũng biết. Bởi vậy, có những trường hợp sữa mẹ đã biến chất vẫn được sử dụng cho trẻ, gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức, giúp bạn bảo quản sữa đúng thời gian và đúng tiêu chuẩn nhất.
Xem thêm:
1. Thời gian sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?
Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu thì chưa bị biến chất, có thể sử dụng được là điều khiến nhiều bà mẹ quan tâm. Nhiều người cho rằng sữa để được lâu dài trong môi trường nhiệt độ thấp, có thể bảo quản bao lâu tùy ý muốn. Tuy nhiên, đây là những quan niệm sai lầm khiến trẻ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe như: ngộ độc, mắc các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, nhiễm khuẩn….
Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu tùy thuộc vào nhiệt độ và cách thức bảo quản sữa. Theo tổ chức y tế thế giới (WTO), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, thời gian bảo quản sữa mẹ được đưa ra cụ thể dưới đây:
2. Sữa mẹ trữ đông đổi màu, mùi tanh có sao không?
Sữa mẹ có mùi tanh khi để ở ngăn đông
Ngoài vấn đề sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu, nhiều mẹ còn quan tâm đến việc sữa sau một thời gian bảo quản có hiện tượng đổi màu, có mùi tanh thì có ảnh hưởng gì không. Thông thường, sữa được bảo quản trong tủ lạnh sẽ không có màu và mùi vị nguyên chất như sữa vừa mới vắt ra. Bạn có thể gặp phải một số trường hợp sữa có mù hơi vàng, nâu nhẹ hoặc thậm chí có màu xanh. Sữa sẽ bị tách thành 2 lớp riêng biệt, lớp bên trên là chất béo trong sữa.
Trong một số trường hợp, sữa sẽ có mùi tanh, mùi mỡ, thậm chí nhiều người còn ngửi thấy giống mùi xà phòng….Những hiện tượng này khiến nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng sữa đã biến chất và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, nếu bạn đã tuân thủ những quy định nghiêm ngặt trong cách bảo quản sữa như nhiệt độ, thời gian, cách thức trữ sữa, túi trữ sữa đảm bảo…thì có thể yên tâm cho bé sử dụng. Sữa sau khi bảo quản mát và rã đông sẽ có mùi lạ, màu lạ, điều này có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của bé, bé sẽ ăn ít hơn so với sữa mẹ mới hút ra nếu không quen.
2. Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ sau khi để ngăn mát
Ngoài vấn việc chú ý đến vấn đề sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu, các mẹ cũng cần bảo quản và sử dụng sữa đúng cách. Việc này nhằm giúp cho sữa không bị biến chất, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ. Một số lưu ý cụ thể bạn có thể theo dõi dưới đây:
3.1. Cách bảo quản
Cách bảo quản sữa mẹ
- Sau khi lấy sữa trong ngăn mát cho bé uống, nếu bé uông không hết thì mẹ nên uống hết hoặc đổ bỏ, tuyệt đối không cất và tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh. Khi đã tiếp xúc với miệng và nước bọt của trẻ, sữa sẽ bị chua, hư và không thể sử dụng được.
- Nên tách riêng sữa mẹ đã bảo quản trong ngăn mát với sữa mới vắt. Tuyệt đối không trộn chung vì thời gian bảo quản của hai loại sữa khác nhau, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Nên trữ sữa bằng túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa chuyên dụng: Không nên sử dụng những loại túi tự chế vì chúng chưa được khử trùng, miệng túi không kín nên không thể ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, mỗi khi cất sữa, nên lấy bút ghi lại ngày tháng trữ sữa để theo dõi thời gian sử dụng và bảo quản một cách tốt nhất.
3.2. Cách sử dụng
Sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh cần được rã đông và hâm nóng trước khi cho bé sử dụng. Các mẹ có thể tham khảo các cách dưới đây:
– Cách 1: Có thể lấy sữa ra khỏi tủ lạnh và để ở môi trường ngoài khoảng 30 phút, sau đó ngâm sữa với nước 40 độ C để sữa ấm lên.
– Cách 2: Lấy sữa ra khỏi tủ lạnh và ngâm luôn với nước bình thường khoảng 5 nước, cần thay khoảng 2 lần nước để sữa nhanh ấm. Sau đó, tiếp tục ngâm túi trữ sữa với nước ấm 40 độ C trong khoảng 5 phút. Khi sữa đủ ấm có thể lấy ra và cho bé sử dụng.
Lưu ý:
- Sữa đã rã đông có thể để trong ngăn mát 24 giờ nhưng không nên đông lạnh lại
- Không nên sử dụng các biện pháp như nước sôi, nước quá nóng, hơ trên lửa, luộc….để rã đông sữa nhanh chóng. Việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột và chênh lệch nhiều sẽ khiến sữa bị biến chất, các chất dinh dưỡng và kháng thể bị mất dần đi.
- Sữa mẹ sau khi bảo quản trong ngăn mát nếu đã hâm nóng thì nên cho bé bú ngay, chỉ sử dụng trong một lần. Nếu trẻ uống không hết thì nên loại bỏ, tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh hoặc hâm lại lần nữa.
4. Một số lưu ý khi sử dụng sữa mẹ đông lạnh
Sữa mẹ có thể vắt bằng máy vắt sữa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ, các bà mẹ cần chú trọng đến việc sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu và tuân thủ đúng. Điều này sẽ giúp sữa giữ được các dưỡng chất cần thiết, ngăn chặn tình trạng sữa bị biến chất. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
– Mẹ có thể vắt sữa bằng máy hút sữa: Máy hút sữa giúp mẹ vắt sữa được nhanh chóng và kiệt sữa hơn so với vắt bằng tay. Bạn có thể lựa chọn máy hút sữa điện hoặc máy vắt bằng tay. Máy vắt bằng điện sẽ giúp mẹ tiết kiệm công sức hơn, thời gian vắt sữa cũng nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì mẹ có thể sử dụng máy tay để vắt sữa.
– Sử dụng dụng cụ trữ sữa chuyên dụng: Điều này nhằm đảm bảo sữa được bảo quản tốt, không có vi khuẩn xâm nhập. Một số dụng cụ trữ sữa chuyên dụng bao gồm: túi trữ sữa, dụng cụ chứa bằng thủy tinh, bình nhựa cứng. Không dùng túi nilon bình thường để trữ sữa mẹ vì túi không thể ngăn vi khuẩn. Nên chọn túi trữ sữa và bình trữ sữa có chất liệu an toàn, có thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng sữa khi bảo quản.
– Dụng cụ hút sữa vệ sinh đảm bảo: Dụng cụ hút sữa cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ sau khi hút sữa. Sau đó, cần bảo quản ở nơi khô ráo, tránh vi khuẩn hay bụi bẩn xâm nhập.
– Không hòa lẫn sữa mới vắt với sữa đã trữ đông: Sữa đã trữ đông có một thời hạn bảo quản riêng, sữa mới vắt sẽ để được lâu hơn so với sữa đã trữ. Bởi vậy, không nên trộn hai loại sữa này với nhau để bảo quản sữa đúng thời gian nhất, tránh làm hỏng sữa mà không hay biết. Bạn chỉ nên thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông trong cùng 1 ngày.
Trước khi cho thêm sữa mới vào sữa cũ, bạn cần làm lạnh sữa mới trong ngăn mát hoặc bằng đá trong ít nhất 1 giờ. Không nên để sữa vẫn còn ấm khi trộn vào, điều này sẽ làm sữa trữ lạnh bị tan ra.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn biết được sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu cũng như cách bảo quan, rã đông và hâm sữa đúng nhất. Các mẹ nên tuân thủ những quy định trong việc vắt sữa, trữ sữa để sức khỏe của con được đảm bảo, tránh gây nên những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN