Rối loạn lo âu ở học sinh THPT ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần, khả năng ghi nhớ và kết quả học tập của trẻ. Vậy trẻ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu sẽ có những biểu hiện như thế nào? Có cách nào để ba mẹ tháo gỡ áp lực, đồng hành cùng con trong giai đoạn học tập, chuyển cấp đầy căng thẳng này?
1. Rối loạn lo âu ở học sinh THPT là gì?
Rối loạn lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ, khó chịu, chán nản với cuộc sống kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, hồi hộp, khô miệng, siết chặt ở ngực, bứt rứt không yên.
Rối loạn lo âu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Hiện nay, học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi có tỉ lệ rối loạn lo âu ở mức cao, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập trong nhà trường và đời sống hiện tại.
Đối với học sinh THPT, trường học là một trong những môi trường tâm lý xã hội quan trọng nhất, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tâm sinh lý. Bầu không khí học đường, áp lực học tập, các yếu tố gây căng thẳng khác cũng tác động trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của các em.
Trên thế giới có khoảng 15% trẻ em và thanh thiếu niên mắc rối loạn tâm thần và các bệnh lý thần kinh, trong đó tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu ở trẻ em hiếm 6,5%. Các trạng thái lo âu, căng thẳng nếu để kéo dài và lặp lại nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của học sinh.
2. Biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh THPT
Rối loạn lo âu chủ yếu bắt đầu trong những năm thiếu niên, điển hình là học sinh THPT. Triệu chứng lo âu ở vị thành niên thường không điển hình như ở người lớn và dễ bị bỏ sót. Đôi khi lo âu chỉ biểu hiện bằng những triệu chứng như đau đầu dai dẳng, đau bụng, đau ngực,…
Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác cho đến khi các triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập thì ba mẹ mới phát hiện ra. Chủ động phát hiện và theo dõi các biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh THPT là cách để tháo gỡ áp lực, căng thẳng, giúp trẻ vượt qua khó khăn, giữ được thái độ học tập tốt.
Biểu hiện về mặt sức khỏe | Biểu hiện về mặt tâm lý |
|
|
Lo âu ở học sinh THPT chủ yếu từ áp lực học tập, áp lực chọn nghề, bất đồng trong mối quan hệ bạn bè thầy cô, ảnh hưởng từ những khó khăn trong gia đình (kinh tế, hạnh phúc gia đình,…) hoặc từ chính sức khỏe sinh lý của các em.
3. Rối loạn lo âu ảnh hưởng gì tới học sinh cấp 3
Theo báo Hà Nội Mới, TS.Bs Ngô Anh Vinh – Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi TW cho biết, áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh THPT nào cũng phải đối mặt, đặc biệt là vào thời điểm chuyển cấp.
Sự lo lắng thường tập trung vào những thay đổi trong cách nhìn, cảm nhận về cơ thể của trẻ, sự thích ứng xã hội, xung đột liên quan đến tính độc lập. Kéo dài tình trạng lo âu, trẻ vị thành niên có thể trở nên nhút nhát, thu mình hơn. Trẻ có xu hướng né tránh các hoạt động thông thường, từ chối tham gia các hoạt động trải nghiệm mới.
Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp để giảm bớt hoặc phủ nhận sự lo âu, trẻ có thể tham gia những thử thách, hành vi, trải nghiệm cảm giác mới lạ như sử dụng ma túy, sử dụng các chất kích thích,…
4. Giải pháp ngăn ngừa tình trạng rối loạn lo âu ở học sinh THPT
Giai đoạn THPT, áp lực học tập là vấn đề bất kỳ học sinh nào cũng đều phải đối mặt. Để giúp trẻ giảm căng thẳng, áp lực, gia đình và nhà trường không nên đặt nặng thành tích học tập quá mức để tránh các áp lực học tập đối với trẻ. Cần đánh giá đúng năng lực của trẻ để đưa ra chương trình học tập phù hợp.
ThS.BSNT Vũ Thị Mỹ Hạnh và TS.BS Đỗ Minh Loan chia sẻ, có một số biện pháp điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên như:
- Tư vấn tâm lý: Trị liệu tâm lý có nhiều trường hợp cho kết quả tốt. Chuyên gia tâm lý sẽ dành nhiều thời gian trò chuyện, lắng nghe để hiểu thêm về tình trạng bệnh, khám phá bản thân trẻ đang gặp phải khó khăn gì. Từ đó tìm được hướng giải quyết phù hợp. Điều trị bằng tâm lý để duy trì cảm xúc của bệnh nhân, giảm nhẹ triệu chứng.
- Tự điều trị tại nhà: Điều trị rối loạn lo âu cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên môn như bác sĩ tâm thần, tâm lý gia,… Cùng với đó, gia đình có thể áp dụng một số phương pháp giảm nhẹ triệu chứng lo âu ở trẻ như:
- Luyện tập hằng ngày: Các bạn nên dành thời gian thư giãn 20-30 phút mỗi ngày với các hoạt động cảm thấy thú vị, thoải mái như: tập thể dục, chạy bộ, bơi lội, tập yoga, đi bộ,..Các hoạt động này có khả năng kích thích tâm trạng giúp bạn phấn chấn hơn. Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi không muốn làm bất kỳ điều gì thì có thể lựa chọn cho trẻ những hoạt động thể chất đơn giản, dễ làm nhất. Duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày, và 3 ngày/ tuần là được.
- Chăm sóc giấc ngủ: Với những trẻ vị thành niên, những cảm xúc nặng nề, suy nghĩ tiêu cực có thể khiến trẻ thao thức suốt đêm. Chính vì thế, quan tâm cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ bị rối loạn lo âu rất có lợi. Một số mẹo giúp trẻ ngủ tốt hơn. Tắt và không tiếp xúc với thiết bị điện tử 30 phút trước khi ngủ. Trong 30 phút này cố gắng nằm thư giãn như hít thở, thư giãn cơ, thiền, không nên suy nghĩ quá nhiều. Phòng ngủ cần đủ tối, không quá ồn ào, nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu. Chuẩn bị chiếc gối nâng đỡ, ga trải giường thoải mái
- Tránh các thức uống có cafein, chất kích thích: Việc sử dụng quá nhiều rượu và chất kích thích không chỉ có liên quan đến nguy cơ rối loạn lo âu trầm trọng hơn mà còn có nguy cơ tái phát cao. Do đó, bạn hãy hạn chế uống rượu, và loại bỏ việc sử dụng chất kích thích.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Một chế độ sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi hợp lý đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị chứng bệnh về thần kinh nói chung và rối loạn lo âu nói riêng.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, hạt,… giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm độc tố trong cơ thể, duy trì sự cân bằng hóa học.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, E, beta-carotene giúp giảm việc tổn thương tế bào, giảm triệu chứng của rối loạn lo âu.
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu tryptophan trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ tăng nồng độ serotonin trong não. Chất này có tác dụng an thần kinh và điều hòa giấc ngủ. Các thực phẩm giàu tryptophan như: đậu phộng, chuối, hạt sen, thịt gà, bí đỏ,…
- Dùng thuốc điều trị:
Thuốc điều trị rối loạn lo âu gồm các loại như: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin,…Điều trị thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hoặc tùy thuộc vào tình hình của mỗi người.
Trẻ cần được thăm khám cẩn thận bởi bác sĩ, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cũng như lịch tái khám cần thiết. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng các hormone như cortisol và adrenaline.
Các hormone này có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Điều này có thể dẫn đến việc não bộ không nhận đủ oxy và glucose, làm giảm quá trình ghi nhớ và học hỏi. Bởi vậy bổ sung các thực phẩm bổ sung, viên uống hỗ trợ bổ não, tăng cường trí nhớ cho người bị rối loạn lo âu là cần thiết, đặc biệt ở lứa tuổi THPT có nhiều áp lực học tập, luyện thi chuyển cấp.
Các loại thuốc bổ não có thể giúp an thần, giảm stress, tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ tế bào thần kinh, tăng cường tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện các chức năng của não bộ như trí nhớ, khả năng tập trung, tư duy,… Bên cạnh đó, thuốc bổ não còn có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.
Trên thị trường hiện nay, viên bổ não tăng cường trí nhớ Pep IQ Up được nhiều người lựa chọn bổ sung cho con em trong độ tuổi THPT với mong muốn tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung và tăng chỉ số IQ.
Sản phẩm có thành phần thiên nhiên cao cấp như chiết xuất peptide cá trích với DHA, DPA và EPA cân bằng hoàn hảo DNA-na, dầu hải cẩu, nấm Yamabusi (nấm đầu khỉ), chiết xuất tinh hoàn cá hồi, vitamin C, E,…
Sản phẩm đã được Cấp bằng sáng chế có tác dụng phục hồi sự thoái hóa thần kinh, sử dụng cho trẻ em 15 tuổi trở lên, người trưởng thành và người cao tuổi. Vì thế, học sinh THPT hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm này để hỗ trợ giảm lo âu, căng thẳng thần kinh, cải thiện ghi nhớ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về chứng rối loạn lo âu ở học sinh THPT, những áp lực học tập và nhìn nhận của trẻ. Hy vọng rằng, với những kiến thức, kinh nghiệm trên sẽ giúp ba mẹ tự tin hơn khi đồng hành cùng trẻ, ngăn ngừa tình trạng lo âu, cải thiện trí nhớ, trẻ đạt được thành tích học tập xứng đáng với những nỗ lực bản thân phấn đấu.
Mọi thông tin cần được giải đáp về chứng rối loạn lo âu, căng thẳng, suy giảm trí nhớ hay thực phẩm giúp bổ não tăng trí nhớ, ba mẹ có thể liên hệ với Shop Nhật Bản theo thông tin sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.