Rối loạn lo âu là tình trạng phổ biến hiện nay, có thể gặp ở cả người trẻ, người trung niên hoặc người già. Hậu quả mà chúng mang lại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân. Vậy rối loạn lo âu là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị như thế nào…? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Rối loạn lo âu là bệnh gì?Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Có rất nhiều người thắc mắc không biết rối loạn lo âu là gì? Đây là một loại bệnh tâm lý rất phổ biến, trong đó người bệnh cảm thấy lo lắng thái quá về một vấn đề, sự việc nào đó, đôi khi sự lo lắng quá vô lý và không đáng có. Người bệnh không thể kiểm soát được trạng thái lo âu của mình, đi kèm với đó là sự khó chịu, bứt rứt của cơ thể.

Rối loạn lo âu nếu kéo dài và tần suất dày đặc có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần, sức khỏe của người bệnh. Trong một số trường hợp nặng, bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những hành động cực đoan, đe dọa tính mạng của họ.

2. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu

Nguyên nhân gây rối loạn lo âuNguyên nhân gây rối loạn lo âu

Đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng rối loạn lo âu là gì. Theo một số nghiên cứu và thống kê của các chuyên gia, chứng rối loạn lo âu có thể do một số nguyên nhân gây ra dưới đây:

  • Di truyền: Đối với các bệnh tâm lý nói chung và chứng rối loạn lo âu nói riêng, nếu cha mẹ, ông bà và những người thân có tiền sử mắc bệnh thì con cái cũng có nguy cơ mắc phải các căn bệnh này.
  • Người mắc chứng trầm cảm: Người bị trầm cảm nếu không điều trị tốt sẽ dễ mắc chứng rối loạn lo âu. Ranh giới giữa trầm cảm và rối loạn lo âu rất gần nhau.
  • Lạm dụng thuốc và các chất gây nghiện: Đa phần các bệnh về tâm lý trong đó có chứng rối loạn lo âu là do việc lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần. Những thuốc này nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của người bệnh và gây ra cảm giác lo âu mất kiểm soát.
  • Hormon hạnh phúc thay đổi: Sự giảm xuống và thiếu hụt nồng độ của các loại hormon dẫn truyền thần kinh sẽ làm xuất hiện các rối loạn về cảm xúc và tâm lý. Sự rối loạn này ở não sẽ dẫn đến những sai lệch trong việc phản ứng lại các sự việc ở bên ngoài. Một số loại hormon dẫn truyền thần kinh dễ bị thiếu hụt có thể kể đến như: axit gamma aminobutyric, norepinephrin, serotonon.
  • Căng thẳng, áp lực kéo dài: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng rối loạn lo âu. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu là những người thường xuyên chịu áp lực trong cuộc sống và công việc, bao gồm: những người thất nghiệp, gia đình gặp biến cố, những người bị áp lực công việc đè nặng, người mắc bệnh tật…

Lưu ý: Theo các chuyên gia, những người có trên 4 yếu tố trong số các yếu tố vừa nêu thì có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu, do đó bạn nên xem xét tình trạng của bản thân ở mức độ nào và đến gặp bác sĩ kịp thời.

3. Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

Triệu chứng của bệnh rối loạn lo âuTriệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

Để hiểu rõ hơn rối loạn lo âu là gì, bạn cần nắm được những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có rất nhiều loại rối loạn lo âu, mỗi loại sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bạn có thể nhận biết một số triệu chứng cụ thể của chứng bệnh này như sau:

  • Thường xuyên lo lắng: Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn lo âu. Người bệnh cảm thấy lo lắng thái quá trước mọi sự việc và không kiểm soát được sự lo lắng đó. Mức độ lo lắng tăng dần theo thời gian và kéo dài ít nhất là 6 tháng.
  • Mệt mỏi: Người bệnh thường xuyên cảm thấy thấy mệt mỏi, không có năng lượng để học tập, sinh hoạt, làm việc. Nguyên nhân là bởi việc lo lắng thái quá khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, thường xuyên thiếu ngủ, mất ngủ nên ngày hôm sau sẽ cảm thấy mệt mỏi.
  • Khó ngủ: Sự lo lắng thái quá khiến cho người bệnh khó ngủ ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ, chợt tỉnh giấc giữa đêm và rất khó để ngủ lại. Một số trường hợp bệnh nhân còn thức trắng đêm trong một thời gian dài.
  • Cáu gắt: Nếu bạn muốn biết rối loạn lo âu là gì thì có thể theo dõi xem mình hoặc người xung quanh có dễ cáu gắt hay không. So với những người bình thường thì người mắc chứng rối loạn lo âu sẽ dễ cáu gắt hơn do tâm lý của họ bất ổn, không yên lòng trước mọi việc. Theo thống kê, có đến 90% người mắc rối loạn lo âu có biểu hiện triệu chứng này.
  • Dễ bị kích động: Người bị rối loạn lo âu dễ bị kích động và hành động thái quá trước một sự việc nào đó. Đi kèm với sự kích động là một số biểu hiện như: tim đập nhanh, chân tay run rẩy, đổ mồ hôi tay chân…
  • Khó tập trung: Mức độ lo lắng của người bệnh ngày càng gia tăng, thời gian càng kéo dài thì khả năng tập trung sẽ bị suy giảm dần. Điều này khiến cho người bệnh làm việc, học tập không hiệu quả, cuộc sống bị ảnh hưởng…

4. Các loại rối loạn lo âu thường gặp

Các loại rối loạn lo âu thường gặpCác loại rối loạn lo âu thường gặp

Nếu muốn hiểu rõ hơn về rối loạn lo âu là gì, bạn nên tìm hiểu về những loại rối loạn lo âu thường gặp gồm những loại nào. Rối loạn lo âu có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc trưng riêng. Người bệnh có thể mắc 1 dạng rối loạn lo âu hoặc mắc nhiều loại rối loạn lo âu cùng một lúc. Dưới đây là các rối loạn lo âu thường gặp:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD): Thường xảy ra cùng lúc với các loại rối loạn lo âu khác hoặc cùng lúc với bệnh trầm cảm. Đặc trưng của rối loạn này là lo lắng thái quá dù sự việc không quá nghiêm trọng. Người bệnh không kiểm soát được cảm giác lo âu, dần dần ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Đặc trưng là người bệnh suy nghĩ ám ảnh, kết hợp với đó là sự lặp đi lặp lại một cách cưỡng chế các hành vi của mình, ví dụ như: lau chùi nhà cửa nhiều lần trong ngày khi không cần thiết, rửa tay nhiều lần, đếm đi đếm lại một thứ gì đó…
  • Rối loạn hoảng loạn: Biểu hiện đặc trưng là sự lặp đi lặp lại các cơn sợ hãi dữ dội. Rối loạn hoảng loạn thường đi kèm với một số triệu chứng như: đau tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt…Một số trường hợp bị kích động thái quá có thể làm tổn thương bản thân và người xung quanh.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Là loại rối loạn lo âu xảy ra sau khi người bệnh phải trải qua một sự việc đáng sợ, để lại tổn thương nặng trong tâm lý hoặc thân thể. Một số sự kiện có thể gây nên chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn như: tai nạn, bị bắt cóc, bị tấn công bạo lực, tấn công tình dục, thảm họa thiên nhiên…
  • Rối loạn lo âu xã hội: Là sự lo lắng quá mức với các tình huống trong xã hội. Người bệnh tìm cách để tránh những việc, tình huống khiến họ lo lắng. Ví dụ như: lo lắng khi phải biểu diễn, phát biểu trước đám đông… Loại rối loạn lo âu này chỉ giới hạn trong một tình huống nhất định, trong các tình huống khác người bệnh vẫn bình thường.
  • Rối loạn lo âu do thuốc: Còn được gọi là rối loạn lo âu gây ra bởi chất. Việc lạm dụng một số loại thuốc, tiếp xúc với các chất độc hại, ngừng sử dụng thuốc một cách đột ngột….có thể gây nên sự lo âu, hoảng loạn ở người bệnh.
  • Rối loạn lo âu chia ly (separation anxiety disorder): Biểu hiện đặc trưng là nỗi lo lắng, sợi hãi sẽ phải chia ly với người mà mình yêu quý. Loại rối loạn lo âu này có thể gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Đối với trẻ em, đây là một biểu hiện bình thường trong các giai đoạn phát triển của trẻ, nhất là ở trẻ từ 8-12 tháng tuổi, khi trẻ lên 2 tuổi rối loạn này sẽ kết thúc.
  • Rối loạn lo âu đặc hiệu và không đặc hiệu: Là rối loạn lo âu không biết thuộc loại nào, biểu hiện là sự đau buồn, suy sụp lâu dài.

5. Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn âu lo

Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn âu loẢnh hưởng của hội chứng rối loạn âu lo

Rối loạn lo âu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, thậm chí liên lụy đến những người xung quanh. Dưới đây là một số ảnh hưởng phổ biến của hội chứng này:

  • Hệ tim mạch: Đây là ảnh hưởng nghiêm trọng mà những người bị rối loạn lo âu có thể gặp phải. Sự lo lắng, căng thẳng sẽ gây áp lực lên tim mạch, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Công việc: Đa phần người mắc chứng rối loạn lo âu thường có một số xu hướng như: tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh, hay nóng giận cáu gắt, ít giao tiếp với mọi người….điều này làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong công việc, khiến công việc không được thuận lợi.
  • Cuộc sống: Cuộc sống bị ảnh hưởng do người bệnh cảm thấy mệt mỏi, có xu hướng sinh hoạt buông thả, thất thường. Họ không cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống, thay vào đó là tâm lý bi quan, chán nản.
  • Tệ nạn xã hội: Nhiều trường hợp người bị rối loạn lo âu tìm đến các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để giải tỏa tâm lý của mình. Thậm chí một số người còn tìm đến các loại chất gây nghiện như ma túy, các chất kích thích, tham gia vào các tệ nạn xã hội…
  • Rối loạn tiêu hóa: Lo lắng khiến người bệnh chán ăn, ăn uống thất thường, từ đó khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, bị đau dạ dày, đầy bụng…

6. Phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu

Tùy theo mức độ rối loạn lo âu mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Để xác định được mức độ của bệnh, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ, các chuyên gia tâm lý thì mới có kết luận chính xác. Một số biện pháp trị liệu được áp dụng bao gồc 4 biện pháp chủ yếu dưới đây.

6.1. Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc TâySử dụng thuốc Tây

Nếu mức độ sợ hãi biểu hiện nặng, kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ lựa chọn một số loại thuốc phù hợp để điều trị. Thuốc điều trị rối loạn lo âu có tác dụng cân bằng cảm xúc và kiểm soát các triệu chứng của bệnh, giảm thiểu những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như: giảm trí nhớ, khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu, đau dạ dày, thở gấp… Để ngăn ngừa các tác dụng phụ này, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn lo âu:

  • Không tự ý mua thuốc để sử dụng, phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng thuốc.
  • Uống đúng giờ, đúng liều lượng, đúng thuốc, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc đột ngột.
  • Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như: buồn nôn, chóng mặt…cần báo ngay với bác sĩ kịp thời.

Xem thêm: TOP 18 thuốc bổ não, bổ thần kinh, tăng cường trí nhớ [2021]

6.2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lýTrị liệu tâm lý

Phương pháp trị liệu này có hiệu quả lâu dài, hạn chế tái phát sau khi điều trị. Trị liệu tâm lý thường đi kèm với sử dụng thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị. Các chuyên gia, bác sĩ tâm lý sẽ giao tiếp với bệnh nhân để hiểu suy nghĩ, cảm xúc của họ, từ đó có những tác động tâm lý phù hợp để giúp họ kiểm soát tốt suy nghĩ và hành vi của mình.

Hiệu quả của phương pháp này là lo âu giảm dần và thoát khỏi lo lắng, sợ hãi. Các chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân biết cách kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi nên có thể hạn chế tái phát bệnh sau khi điều trị một thời gian. Để trị liệu tâm lý đạt hiệu quả thì cần chọn những trung tâm uy tín, các chuyên gia có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

6.3. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn hằng ngày với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tăng cường ăn rau xanh mỗi ngày, ăn hoa quả tươi, uống nước ép, sinh tố hoa quả… Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn…

6.4. Nghỉ ngơi và vận động

Nghỉ ngơi và vận động

Nghỉ ngơi và vận động

Thực hiện nghỉ ngơi và vận động một cách hợp lý ngay tại nhà để điều trị chứng rối loạn lo âu. Xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực, giúp tinh thần được ổn định. Bạn có thể thực hiện một số điều sau đây:
  • Vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng sức đề kháng, tạo ra hormon hạnh phúc, vui vẻ. Những điều này giúp người bệnh thoải mái và bớt lo âu hơn.
  • Ngủ đủ 8 giờ/ngày, ngủ trước 23 giờ để nâng cao thể chất và tinh thần, đẩy lùi sự mệt mỏi, căng thẳng, từ đó cải thiện chứng rối loạn lo âu.
  • Thực hiện một số bài tập, hoạt động giúp thư giãn đầu óc như: thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc, massage, châm cứu, bấm huyệt… 
  • Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, các chất gây nghiện…

Trên đây là những thông tin bổ ích Shop Nhật Bản chia sẻ giúp bạn hiểu được rối loạn lo âu là gì, nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và cách điều trị chứng bệnh tâm lý này. Nhìn chung đây là chứng bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện và can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Viên Pep IQ Up là sản phẩm cao cấp đến từ Nhật Bản, Với thành phần 100% từ thiên nhiên chiết xuất peptide từ cá trích với DHA, DPA, EPA , bổ não, tăng cường trí nhớ, bổ não, giảm âu lo căng thẳng, giúp ngủ sâu giấc hơn và có khả năng tăng chỉ số IQ. Để tìm hiểu hoặc đặt mua sản phẩm bạn có thể truy cập vào đường link: http://nhatban.vn/san-pham/vien-bo-nao-tang-tri-nho-pep-iq-up/

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *