Rối loạn đường huyết báo hiệu nhiều vấn đề sức khỏe, nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2, gây ra bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Bởi vậy, cần có những hiểu biết về tình trạng này để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

1. Rối loạn đường huyết( rối loạn dung nạp glucose) là gì?

Rối loạn đường huyếtRối loạn đường huyết

Để hiểu rõ hơn về rối loạn đường huyết, trước tiên bạn cần có những kiến thức nhất định về đường huyết. Đường huyết là chỉ số nồng độ glucose trong máu. Ở người bình thường, glucose trong máu được vận chuyển đến tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nếu lượng glucose bị dư thừa, cơ thể sẽ tiết ra insulin để điều chỉnh nhằm đưa lượng glucose thừa này tích lũy ở dạng glucogen dự trữ trong gan. Khi cơ thể bị thiếu glucose thì glucogen sẽ được chuyển hóa thành glucose để làm đường huyết tăng lên. Nhờ cơ chế này mà đường huyết của cơ thể được duy trì ổn định, an toàn.
Rối loạn đường huyết còn gọi là rối loạn dung nạp glucose. Đây là tình trạng đường huyết tăng cao so với mức bình thường nhưng lại thấp hơn so với những người mắc bệnh tiểu đường. Rối loạn đường huyết còn được gọi là tiền tiểu đường hay tiền đái tháo đường.

2. Rối loạn đường huyết xảy ra khi nào?

Tình trạng rối loạn đường huyết có thể được chẩn đoán bằng các chỉ số đường huyết trong một số thời điểm kiểm tra, cụ thể bạn được chẩn đoán bị rối loạn đường huyết khi có các chỉ số xét nghiệm dưới đây:
  • Khi đói: Sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ, nếu chỉ số xét nghiệm đường huyết trong khoảng từ 5,6 – 6,9 nmol (101 – 125mg/dl).
  • Xét nghiệm ngẫu nhiên: Chỉ số trong khoảng 7,8 – 11,1 mmol/l (140 – 200mg/dl).
  • Chỉ số HbA1c: Là chỉ số đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong khoảng 2-3 tháng: Nếu chỉ số 5,7 – 6,4% là bạn đã bị rối loạn đường huyết.

3. Các trường hợp rối loạn đường huyết thường gặp

Rối loạn đường huyết là sự rối loạn giữa quá trình sản xuất insulin và kháng insulin, tình trạng này thường xảy ra hai trường hợp rối loạn đường huyết cao hay tăng đường huyết và rối loạn đường huyết thấp hay hạ đường huyết.

3.1. Rối loạn đường huyết thấp (hạ đường huyết)

Hạ đường huyết Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xảy ra khi bạn quá đói, bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn kiêng không đúng cách, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng nên không đủ năng lượng để hoạt động. Một số trường hợp vận động mạnh, làm việc, chơi thể thao vượt qua ngưỡng chịu đựng của cơ thể cũng gây ra hạ đường huyết.
Hạ đường huyết có thể nhận thấy qua các biểu hiện như: đói, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, rũ rượi, đổ mồ hôi, nhịp tim tăng….trường hợp đường huyết hạ quá mức có thể dẫn đến ngất xỉu.
Một số nguyên nhân khác gây ra chứng rối loạn đường huyết thấp có thể do rối loạn nội tiết trong cơ thể khi bệnh nhân mắc một số căn bệnh như: ung thư, các bệnh về tuyến giáp, gan, thận…

3.2. Rối loạn đường huyết cao (tăng đường huyết)

Rối loạn đường huyết cao là tình trạng tăng đường huyết sinh lý. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc ăn uống thiếu kiểm soát, ăn quá nhiều đồ ăn có chứa tinh bột, nhiều đường, một số trường hợp căng thẳng kéo dài, thức khuya thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn đường huyết cao.
Nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không liên tục thì tăng đường huyết không đáng lo ngại. Nếu tăng đường huyết sinh lý xảy ra trong thời gian dài và liên tục mà không được kiểm soát, tình trạng này sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

4. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn đường huyết

Nguyên nhân hạ đường huyết Nguyên nhân hạ đường huyết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn đường huyết nhưng chủ yếu là những nguyên nhân dưới đây:

  • Những người có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, có nguy cơ béo phì
  • Người ít hoạt động thể lực, ít luyện tập thể dục thể thao
  • Người ăn uống không kiểm soát, dung nạp quá nhiều đường và tinh bột vào cơ thể.
  • Những người có người thân trong gia đình (anh, chị, em, bố, mẹ….) bị đái tháo đường thì cũng có nguy cơ bị rối loạn đường huyết cao hơn người bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác như: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ, thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

5. Triệu chứng rối loạn đường huyết

Một số trường hợp bị rối loạn chuyển hóa đường huyết không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, do đó khó có thể nhận biết nếu không xét nghiệm các chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, một số triệu chứng khác cũng có thể biểu lộ ra bên ngoài như các triệu chứng điển hình dưới đây:
  • Một số vùng có nếp gấp trên cơ thể xuất hiện vùng da sẫm màu, ví dụ như dưới cánh tay, sau cổ, nếp gấp cổ tay, cổ chân.
  • Cơ thể tụt cân không rõ nguyên nhân, người gầy gò.
  • Các vết lởi loét, các vết thương lâu lành hơn so với người bình thường.
  • Hay khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tần suất nhiều hơn bình thường.
  • Thị giác không còn nhanh nhạy, quan sát các vật mờ.
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực.

6. Cách điều trị rối loạn dung nạp đường huyết

Tình trạng rối loạn đường huyết cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh cho bệnh tiến triển nặng thành đái tháo đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà có thể áp dụng các cách điều trị khác nhau theo hai cách dưới đây.

6.1. Điều trị bằng cách thay đổi lối sống

Điều trị tiểu đường bằng lối sốngĐiều trị tiểu đường bằng lối sống

Thay đổi lối sống là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn và đẩy lùi chứng rối loạn dung nạp đường huyết. Với các trường hợp rối loạn ở mức độ nhẹ, thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực là cách điều trị hiệu quả mà không cần dùng thuốc.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Nên có một chế ăn đủ dinh dưỡng nhưng cần hạn chế việc ăn quá nhiều chất béo hay các thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như: bánh kẹo, đồ ăn ngọt, đồ uống có ga, cơm…Nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất xơ như: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Giảm cân nếu bạn có hiện tượng thừa cân: Những người thừa cân, béo phì thường có tỉ lệ mắc rối loạn đường huyết cũng như tiểu đường cao hơn so với người có cân nặng bình thường. Do đó, cần giảm cân để giúp đường huyết ổn định, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Tăng cường luyện thập thể dục thể thao: Thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập vận động, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ…để tăng cường việc sử dụng glucose, từ đó giúp đường huyết giảm xuống ở mức ổn định.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái: Tình trạng căng thẳng kéo dài do áp lực công việc, cuộc sống cũng là nguyên nhân khiến cho chứng rối loạn đường huyết trởi nên trầm trọn hơn. Do đó, nên giữ cho tâm trí thoải mái, đầu óc bớt căng thẳng bằng cách thiền, yoga, nghe nhạc, đọc kinh.

6.2. Điều trị rối loạn dung nạp đường huyết bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc được áp dụng khi các biện pháp thay đổi lối sống không cho hiệu quả như mong muốn. Điều trị bằng thuốc được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Thuốc điều trị rối loạn đường huyết có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc này đã được nghiên cứu và chỉ định dùng cho người rối loạn dung nạp đường huyết nên bạn có thể yên tâm. Thuốc không gây tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý rằng thuốc điều trị rối loạn đường huyết chỉ được sử dụng cho một số trường hợp rối loạn đường huyết như: người bệnh trên 60 tuổi, phụ nữ từng có tiền sử tiểu đường thai kỳ, người bị béo phì với chỉ số BMI lớn hơn 35.
Rối loạn đường huyết là tình trạng khá phổ biến và là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, bởi vậy bạn cần phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn thành tiểu đường. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức để có một sức khỏe dồi dào và một cuộc sống nhiều niềm vui
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN