Nội Dung Chính
1. Kiến bu vào nước tiểu có phải tiểu đường không?
2. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh tiểu đường
- Liên tục khát nước: Cơ thể người bình thường cần cung cấp một lượng nước vừa đủ nhưng với người bệnh tiểu đường, cơ thể đòi hỏi nhiều nước hơn bình thường. Đó là lý do vì sao khi bạn bị khát nước liên tục sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm. Nếu bạn thấy uống nhiều nước hơn bình thường mà vẫn khát thì đây có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh tiểu đường.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Xuất phát từ việc uống nhiều nước, thận phải làm việc nhiều hơn để tích cực loại bỏ lượng đường dư thừa ra ngoài khiến bạn đi tiểu trong ngày của bạn tăng nhiều lần hơn trong ngày.
- Đói và mệt mỏi: Khi cơ thể không hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ dư thừa trong máu ra khỏi cơ thể. Nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi hơn.
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm: Khi lượng đường trong máu tăng cao, hệ thống miễn dịch bị ức chế sẽ làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dễ bị nhiễm trùng và nấm, nhất là ngứa phần trên cơ thể, bộ phận sinh dục.
- Thị lực yếu đi: Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đấy mắt dẫn đến xuất huyết, phù nề ở hoàng điểm, làm giảm thị lực, mặc dù trước đó bạn không có bệnh lý về mắt.
3. Hướng dẫn cách phòng chống bệnh tiểu đường
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cắt giảm thực phẩm nhiều đường và carbs, nên thêm protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỷ lệ trao đổi chất cao.
- Thường xuyên uống nước và đảm bảo đủ 2 – 2,5 lít mỗi ngày. Có thể nói, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
- Tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Bởi giảm cân cũng là 1 trong những cách phòng ngừa bệnh.
- Sử dụng trà, cà phê hợp lý để giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Mặc dù nước nên là thức uống chính, nhưng cà phê hoặc trà uống hợp lý cũng giúp bạn tránh mắc bệnh tiểu đường. Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa (polyphenol) có thể giúp bảo vệ, chống lại bệnh tiểu đường. Trà xanh cũng có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo là EGCG được chứng minh làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin.
- Không hút thuốc lá vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, sự sản sinh hormone và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện của bạn.
- Sử dụng 1 số loại thảo dược, khoáng chất để tăng độ nhạy của insulin. Như viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo – xuất xứ Nhật Bản, được chiết xuất từ cây Cúc vu – loài thực vật có hàm lượng insulin tự nhiên cao nhất hiện nay. Thực phẩm chức năng này an toàn, không gây tác dụng phụ, kiểm soát cân nặng tốt, đã được kiểm định.
- Nói không với thức ăn nhanh, ít ăn thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn. Bởi trong thức ăn nhanh chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và lượng chất béo cao. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn 2 lần/ tuần thì tỷ lệ kháng insulin tăng gấp đôi, tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người chỉ ăn thức ăn nhanh ít hơn 1 lần/ tuần.
- Có thời gian biểu hợp lý, tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Căng thẳng là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường. Vì thế, hãy học cách kiểm soát stress, có thể ngồi thiền hoặc tập các động tác giúp thư giãn cơ thể.