Chế độ ăn của người tiểu đường có vai trò quan trọng quyết định người bệnh có kiểm soát đường huyết ổn định hay không. Không yêu cầu chính xác phải kiêng loại đồ ăn gì nhưng những loại rau người tiểu đường không nên ăn dưới đây cần tuân thủ nghiêm ngặt.
Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, người bệnh không nhất thiết phải kiêng hẳn loại rau gì, người bệnh hoàn toàn có thể ăn theo khẩu vị và sở thích nhưng phải đảm bảo kiểm soát ở mức độ phù hợp để không tăng đường sau khi ăn.
Để đánh giá những loại rau nào người tiểu đường nên ăn hay không, chúng ta dựa trên chỉ số GI, GL và hàm lượng carbs của thực phẩm đó. Theo đó:
- Người tiểu đường nên tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp, GI<55. Hạn chế ăn thực phẩm có GI trung bình (GI= 56 – 69). Tránh ăn thực phẩm có GI cao trên 70.
- Chỉ nên bổ sung 45-60g carbohydrate/ một bữa ăn.
- Tiêu thụ rau củ có GL thấp dưới 10, hạn chế dùng loại rau củ có GL cao trên 20.
Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường thường được truyền tai nhau là ăn tăng cường rau củ vì đây là nguồn bổ sung chất xơ lớn, vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nên chọn lọc rau củ tốt, hạn chế những loại rau dưới đây để không gây biến chứng do đường huyết tăng cao.
Hầu hết các loại rau củ người tiểu đường đều có thể ăn được nhưng tùy thuộc vào liều lượng và cách chế biến khác nhau. Cần chọn rau hợp lý cho người bệnh tiểu đường để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa an toàn với sức khỏe.
- Chọn các loại rau không chứa tinh bột.
- Chọn rau có hàm lượng nitrat cao để giảm huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Chọn các loại rau giàu chất xơ để giảm lượng cholesterol trong máu, kiểm soát cân nặng.
- Chọn rau cung cấp protein thiết yếu giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vặt giữa các bữa chính.
- Chọn rau có chỉ số GI thấp, tốt nhất là GI dưới 45 để ngăn ngừa gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu.
1. Khoai tây
Đứng đầu danh sách những loại rau người tiểu đường không nên ăn chính là khoai tây. Đây là thực phẩm giàu carbohydrate, nhưng lượng carbohydrate này lại không cố định mà tùy thuộc vào phương pháp chế ăn và một số yếu tố khác.
- Lượng carbohydrate của khoai tây chiếm khoảng 66 – 90% trọng lượng khô, hoạt động ở dạng tinh bột nên khi ăn có thể gây tăng đường huyết rất nhanh. Một củ khoai tây lớn nặng khoảng 170g sẽ chứa khoảng 65g carbs, Lượng tinh bột này gấp đôi lượng tinh bột trong một bữa ăn.
- Chỉ số GI của khoai tây ở mức trung bình 53-102, tùy theo loại khoai tây, cách chế biến và thời gian nấu ăn khác nhau. Khoai tây nấu càng lâu sẽ có GI càng cao.
- Khoai tây còn chứa chất béo tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
2. Khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm chứa nhiều carbs, có vị ngọt tự nhiên. Vì thế, bệnh nhân đái tháo đường nên tránh ăn nhiều loại thực phẩm này. Chỉ số GI của khoai lang khác nhau tùy vào cách chế biến. Thời gian chế biến càng lâu, GI sẽ càng cao.
- Khoai lang hấp/ luộc: GI=44
- Khoai lang chiên: GI=75
- Khoai lang nướng GI= 82
Trong 100g khoai lang có chứa 28,5g carbohydrate nên người bệnh cần ăn khoai lang trong một giới hạn hợp lý, tùy thuộc vào mức độ tiểu đường của từng người. Người tiểu đường nên tiêu thụ khoai lang cam, khoai lang tím và khoai lang Nhật để đường huyết không tăng cao sau khi ăn nhé.
3. Khoai từ
Khoai từ là một loại củ chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chỉ số GI = 47, ở mức thấp, người tiểu đường có thể ăn. Tuy nhiên, khoai từ cũng giống như khoai mỡ rất giàu carbs và giàu tinh bột có nguy cơ làm tăng đường huyết trong máu.
Trung bình một củ khoai từ nướng nặng 136g sẽ cung cấp 37g carbohydrate, 5g chất xơ. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai từ sau 19h vì lượng carb có thể gây đầy bụng.
4. Củ dền
Trong củ dền chứa 6,8 gram đường/100 gram trọng lượng khô và có chỉ số đường huyết GI là 61 ở mức trung bình. Tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn để không nạp nhiều đường vào cơ thể.
Nếu người bệnh có tiền sử bệnh lý ở thận, mật cũng không nên sử dụng củ dền thường xuyên vì củ dền khá giàu axit oxalic – tác nhân làm kết tụ sỏi thận. Khi cơ thể nạp quá nhiều oxalat nhưng không bù đủ lượng chất lỏng cho hoạt động bài tiết của thận thì hoạt chất này sẽ liên kết với canxi, photpho hình thành sỏi, lắng đọng ở nhú thận.
5. Bắp ngô
Ngô rất giàu dinh dưỡng, chỉ số đường huyết ở mức trung bình GI=55, tải lượng đường huyết ở mức trung bình GL=15. Chỉ số đường huyết của ngô có thể thay đổi khi chế biến theo các cách khác nhau:
- Ngô luộc có GI=48-52
- Bỏng ngô có GI=65
- Bánh ngô có GI=74
Như vậy, người tiểu đường nên hạn chế ăn ngô, thực đơn trong tuần chỉ nên xuất hiện 1 món về ngô và chế biến theo cách luộc là tốt nhất. Bên cạnh đó, hàm lượng carbohydrate của ngô khá cao, cứ 100g ngô thì có tới 18,7g carbs nên lượng ngô người tiểu đường nên ăn là ½ bắp ngô cho 1 bữa.
6. Bí ngô
Trong 120g bí ngô nấu chín có chứa 11g tinh bột, 4g đường, 3g chất xơ. Bí ngô là một loại thực phẩm khá lành tính, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của chúng khá cao, GI=75, GL=3 nên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh tiểu đường chỉ ăn ở mức độ nhỏ, nên tránh ăn bí ngô quá nhiều.
Người bệnh ăn bí đỏ ở dạng nguyên chất, không nên chế biến theo cách nướng, làm bánh ngọt vì có chứa đường và ngũ cốc tinh chế sẽ ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh. Có thể kết hợp với các thực phẩm lành mạnh khác để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng của bí đỏ.
7. Cam
Cam được biết đến là loại trái cây giàu chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe, chỉ số đường huyết GI=43. Tuy nhiên, cam vẫn chứa một lượng đường nhất định, cứ 100g cam chứa khoảng 12-15g đường. Bệnh nhân tiểu đường nếu dùng nhiều cam sẽ khiến lượng đường huyết tăng vọt, nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Hàm lượng carbs trong 1 quả cam cỡ vừa khoảng 15g, trong khi tổng lượng carbs người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên tiêu thụ mỗi bữa ăn là 45-60g carbs. Như vậy, hàm lượng carbs này là khá lớn. Nếu muốn ăn cam, hãy ăn trong hoặc sau bữa ăn hoặc kết hợp với một thực phẩm khác nhằm làm chậm quá trình hấp thụ đường từ ruột non vào máu.
8. Chuối chín
Chỉ số đường Chuối GI nằm trong khoảng từ 42-62, chỉ số này có thể dao động ở mức trung bình hay thấp tùy vào mức độ chín của chuối. Chuối chín vàng sẽ có ít tinh bột kháng, nhiều đường, nhiều tinh bột hơn chuối xanh và chỉ số GI cũng cao hơn, do đó sẽ dễ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.
Trường hợp nếu bạn muốn ăn chuối, hãy thưởng thức với các loại hạt, sữa chua để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thụ đường. Không nên ăn chuối chín cùng các loại bánh kẹo hay nước ngọt.
Lưu ý: Bên cạnh những dưỡng chất mà rau củ quả mang lại, người bệnh cũng nên quan tâm đến cách chế biến để mang lại hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên tránh xa các cách chế biến dưới đây:
- Chế độ ăn nhiều muối: Xào nấu rau củ với nhiều muối sẽ khiến tăng huyết áp, gây rối loạn chuyển hóa, cơ thể giữ nước làm các tế bào kém nhạy cảm với insulin, làm cho insulin hoạt động không hiệu quả.
- Ăn cùng nước sốt: Các loại nước sốt đóng chai thường chứa nhiều tinh bột và đường để tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tốt cho người tiểu đường. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên sử dụng dầu oliu hoặc giấm balsamic thay cho các loại nước sốt.
- Chế biến, xào nấu với dầu thực vật, bơ: đây là những chất đã được hydro hóa một phần, chứa lượng chất béo chuyển hóa làm dễ tăng lipid máu, không tốt cho bệnh tiểu đường. Người bệnh nên sử dụng dầu oliu nguyên chất, dầu bơ hoặc dầu hạt nho khi chế biến món ăn.
Hiện nay, Shop Nhật Bản nhập khẩu và cung cấp tới khách hàng sản phẩm viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên, giúp tăng sinh và cải thiện tình trạng kháng Insulin, ổn định đường huyết an toàn, ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng tiểu đường, không gây tác dụng phụ. Chúng tôi cam kết mang tới khách hàng sản phẩm có hiệu quả tốt nhất cùng với giá thành hợp lý.
Trên đây là những kiến thức về những loại rau không tốt cho người bệnh tiểu đường, hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực vận động thường xuyên. Thực hiện tốt chế độ ăn uống, chọn rau phù hợp góp phần lớn cho việc kiểm soát đường huyết cho người bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.