Tiểu đường tuýp 1 có diễn biến nhanh và bất ngờ. Chính vì thế, ngay khi phát hiện những triệu chứng tiểu đường tuýp 1, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán chính xác mình có mắc bệnh tiểu đường không, đang ở giai đoạn nào của bệnh.
1. Tiểu đường tuýp 1 là gì?
Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng bệnh lý xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất ít insulin, dẫn đến thiếu hụt insulin nội sinh nghiêm trọng. Khi cơ thể không có đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng, tích tụ dần trong máu dẫn đến tăng đường máu. Trong khi các tế bào còn lại không có đủ năng lượng để hoạt động. Bởi vậy, tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, có thể khởi phát triệu chứng ở mọi lứa tuổi.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho rằng gây ra bởi một phản ứng tự miễn (nghĩa là các tế bào của cơ thể bị tấn công bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể). Phản ứng tự miễn này sẽ phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi khởi phát các triệu chứng rõ rệt.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được đầy đủ các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Mặc dù tiểu đường tuýp 1 không được xếp vào nhóm bệnh rối loạn di truyền nhưng nếu trong gia đình, người thân trực hệ như cha mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh này thì khả năng bị bệnh đái tháo đường tuýp 1 sẽ cao hơn.
Dĩ nhiên, không phải tất cả trong số này đều mắc bệnh ngay cả khi có yếu tố gen di truyền. Một yếu tố khởi phát trong môi trường sống như nhiễm virus cũng liên quan tới việc khởi phát các triệu chứng tiểu đường tuýp 1.
2. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1
Bệnh đái tháo đường thường diễn biến vài tháng đến vài năm trước khi các triệu chứng đầu tiên được chú ý. Các triệu chứng đái tháo đường có thể hình thành và khởi phát trong một thời gian ngắn từ vài tuần đến vài tháng.
2.1. Triệu chứng tiểu đường loại 1 – Giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, triệu chứng tiểu đường tuýp 1 xảy ra nhanh hơn, tiến triển thành biến chứng nguy hiểm nhanh hơn. Phổ biến là:
- Đi tiểu thường xuyên: Cơ thể tăng thải lượng đường dư thừa trong máu qua thận dẫn đến tình trạng tiểu nhiều.
- Thường xuyên cảm thấy khát: Khi có nhiều đường trong máu, cơ thể sẽ đi tiểu nhiều hơn để loại bỏ đường. Khi cơ thể mất nước sẽ cố gắng bù trừ bằng cách uống nhiều nước, nhất là các loại nước ngọt.
- Cơ thể mệt mỏi, chán nản: Lượng đường trong máu tăng cao do mất cân bằng đường huyết, insulin hoạt động kém hiệu quả khiến người bệnh tiểu đường thường xuyên mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt.
- Tầm nhìn mờ: Tiểu đường tuýp 1 có thể làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc hay bệnh võng mạc đái tháo đường, có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng ảnh hưởng thị lực nghiêm trọng khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
- Vết thương lâu lành: Đường huyết không được kiểm soát tốt làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Các mảng bám tích tụ bên trong thành mạch dẫn đến xơ cứng và thu hẹp mạch máu nên ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn. Điều này khiến dinh dưỡng, oxy… di chuyển chậm, thậm chí không đến được các tế bào ở (nhất là các vị trí tay, chân). Do đó, vết thương sẽ chậm lành hoặc không thể lành lặn.
- Giảm cân nhanh không rõ lý do nhưng luôn cảm thấy đói: Khi glucose đi ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu sẽ mang theo calo. Điều này lý giải vì sao nhiều người có lượng đường trong máu cao lại có xu hướng giảm cân, xuất hiện tình trạng nhanh đói.
2.2. Triệu chứng tiểu đường loại 1 – Giai đoạn nặng
Các bác sĩ cho biết, triệu chứng tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện bất ngờ và gây ra nhiều bất lợi trong cuộc sống hàng ngày. Trong một số trường hợp, khi đường huyết tăng quá cao không kiểm soát được, người bệnh có thể mắc phải hội chứng nhiễm toan đái tháo đường.
Đây là triệu chứng bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn, xảy ra khi cơ thể thiếu hụt insulin trầm trọng, không đủ để tham gia quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng tế bào. Lúc này cơ thể buộc phải phân hủy tế bào để lấy năng lượng bổ sung. Kết quả của quá trình này tích lũy một lượng lớn axit trong máu, gọi là ceton. Một số triệu chứng cho thấy bệnh nhân tiểu đường đang bị nhiễm toan ceton:
- Thở nhanh và gấp
- Mặt đỏ bừng, bứt rứt
- Đau đầu, buồn nôn
- Mất ý thức, hôn mê (hiếm gặp)
Khi bị nhiễm toan ceton cấp tính rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Chính vì thế, cần chủ động kiểm soát đường huyết, sử dụng liệu pháp insulin theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
3. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 như thế nào?
Trong trường hợp bạn xuất hiện những triệu chứng tiểu đường tuýp 1, nghi ngờ mắc bệnh, bạn có thể tiến hành một trong số những chẩn đoán dưới đây để đảm bảo có kết quả chính xác.
3.1. Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c Test)
Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đây là loại xét nghiệm được sử dụng để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh.
Chỉ số HbA1c cung cấp thông tin về lượng trung bình đường trong máu trong khoảng thời gian 6 – 12 tuần cùng với theo dõi lượng đường huyết tại nhà. Từ đó, giúp bác sĩ điều chỉnh các loại thuốc điều trị tiểu đường phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Xét nghiệm này đo tỷ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn với protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu (huyết sắc tố). Nồng độ đường trong máu càng cao thì trong càng có nhiều huyết sắc tố liên kết với đường.
Mức HbA1C từ 6.5% trở lên trong hai lần xét nghiệm riêng biệt thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
3.2. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Nghĩa là xét nghiệm máu với mẫu máu được lấy tại một thời điểm ngẫu nhiên. Giá trị đường trong máu được biểu thị bằng miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L).
Bất kể lần cuối bạn ăn khi nào mà mức đường trong máu được lấy ở thời điểm ngẫu nhiên có mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn và có kèm theo các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên và hay khát nước thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
3.3. Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Mẫu máu sẽ được lấy sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng.
- Nồng độ đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường.
- Nồng độ đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) được xem là tiền tiểu đường.
- Nếu từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên ở cả hai xét nghiệm riêng biệt thì bạn bị sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
4. Điều trị các triệu chứng tiểu đường tuýp 1
Liệu pháp insulin là phương pháp điều trị chính cho bệnh tiểu đường type 1. Mục tiêu của liệu pháp là thay thế hormone bị thiếu và đạt được chỉ số đường huyết theo mục tiêu. Vì tiểu đường tuýp 1 được phát hiện ở mọi lứa tuổi nên khi điều trị, các bác sĩ sẽ phân loại bệnh nhân, lứa tuổi, thể trạng để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Mục đích cần đạt khi điều trị insulin trong bệnh tiểu đường type 1 là mức đường huyết hằng ngày được sử dụng để theo dõi đường huyết và điều chỉnh quản lý ở cả trẻ em và người lớn, nhằm duy trì kiểm soát glucose gần mức bình thường nhất có thể
Ở trẻ em và thanh thiếu niên
- Mục tiêu: HbA1c < 7% cho hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên.
- Mức đường huyết mục tiêu khoảng 80- 130 mg/dl trước bữa ăn, và 80- 140 mg/dl khi đi ngủ và qua đêm.
- Kế hoạch bữa ăn dựa trên thực đơn ăn uống bình thường của trẻ, không cần ăn kiêng quá khắt khe, vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển.
- Liều insulin được điều chỉnh để phù hợp với lượng carbohydrate thực tế ăn vào. Tỷ lệ insulin: carbohydrate không chỉ mang tính cá thể mà còn khác nhau theo mỗi độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng dậy thì và thời điểm chẩn đoán ban đầu.
Một nguyên tắc theo tuổi là:
- Trẻ sơ sinh đến 5 tuổi: 1 đơn vị insulin mỗi 30g carbohydrate
- Trẻ 6 đến 12 tuổi: 1 đơn vị insulin mỗi 15g carbohydrate
- Trẻ vị thành niên: 1 đơn vị insulin/5 đến 10g carbohydrate
Ở người trưởng thành
Hiện tại chưa có cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh đái tháo đường tuýp 1, nhưng người trưởng thành có thể điều trị tích cực bằng các cách sau:
- Insulin: Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 cần tiêm insulin để duy trì mức đường huyết ổn định. Liều lượng tiêm cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với việc theo dõi đường huyết.
- Thực hiện lối sống lành mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ: Nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao hàng ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần khoảng 150 phút. Cường độ không cần quá cao, nên tăng dần từ cơ bản đến nâng cao để cơ thể dần làm quen và thích nghi.
- Kiểm soát tốt đường huyết trong máu qua chế độ ăn uống: Nên ưu tiên các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để đảm bảo không tăng huyết cao sau khi ăn. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều chất béo bão hòa hay lượng đường tinh luyện lớn.
Ngoài ra, sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng là biện pháp được các bác sĩ khuyến nghị. Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu với thành phần 100% hữu cơ, có tác dụng phòng và điều trị bệnh tiểu đường, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng các triệu chứng bệnh, được nhiều quốc gia tin tưởng sử dụng như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Nga,…
Thành phần của Kikuimo Seikatsu có chứa chiết xuất cây cúc vu – loại thảo dược mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng điều trị tiểu đường. Thành phần làm nên giá trị của củ cây cúc vu là inulin – loại đường đặc biệt (chất xơ hòa tan trong nước của polysaccharide). Inulin có khả năng tăng axit xitric, axit butyric, axit propionic và các vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacterium. Đồng thời, ức chế các vi khuẩn có hại như Mutas… thúc đẩy tiết hormone GLP-1, thúc đẩy cơ thể tiết insulin trong cơ thể. Nhờ đó, cải thiện môi trường đường ruột cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cải thiện tính kháng insulin, ổn định đường huyết hiệu quả.
Người bệnh cũng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Bác sĩ sẽ cho biết về tần suất kiểm tra và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Một số triệu chứng tiểu đường tuýp 1 tương tự như các biểu hiện bệnh khác. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên khám bác sĩ để được xét nghiệm lượng đường trong máu, các chỉ số quan trọng khác. Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về triệu chứng tiểu đường tuýp 1, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ sớm nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Website: https://nhatban.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.