Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, đến khi phát hiện bệnh thì đã trở thành biến chứng, phác đồ điều trị trở nên phức tạp hơn. Phát hiện sớm nguyên nhân gây tiểu đường sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh triệt để và chủ động hơn.
Xem thêm:
1. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường phổ biến
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường là sự thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu dẫn đến lượng đường luôn cao hơn mức bình thường.
1.1. Trao đổi glucose
Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp, các mô, não bộ.
Nếu bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào.
Tuy nhiên, để trao đổi glucose gặp thuận lợi cần có hormone insulin hỗ trợ. Insulin cũng giúp glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, đường huyết giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
Chính vì sự bất thường trong quá trình trao đổi chất có thể làm glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian, dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự thiếu hụt insulin trầm trọng của cơ thể. Khi thiếu insulin, lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến các tế bào nên không thể sinh ra năng lượng, dẫn đến lượng đường trong máu bị đào thải qua nước tiểu.
Do đó, nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 1 chính là do cơ thể không thể sản xuất ra insulin một cách bình thường.
Tiểu đường tuýp 1 là hệ thống tự miễn dịch tấn công lại các tế bào beta trong tuyến tụy – có chức năng sản xuất insulin.
Các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1:
- Yếu tố di truyền, gen thường truyền từ bố mẹ sang con cái. Một số gen khi kết hợp tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của tiểu đường tuýp 1.
- Yếu tố hệ thống tự miễn dịch, tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch tấn công tế bào beta, làm mất hẳn hoặc suy giảm tính năng sản xuất insulin.
- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus, độc tố.
1.3. Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 được phát hiện khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc tự suy giảm tính năng sử dụng insulin.
Các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2:
- Yếu tố di truyền, gen xấu có thể làm giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì, lười vận động: Khi nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể mà không hoạt động để giải phóng chúng sẽ gây nên áp lực cho tuyến tụy, gây mất dần insulin.
1.4. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường
Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Nếu bạn cảm thấy thường xuyên đói bụng, mệt mỏi kèm theo các biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều thì đây chính là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường như:
- Béo phì: Béo phì tồn tại như một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể. Nhờ insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một thời gian nhất định cũng nhờ insulin. Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Lúc này tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường. Bệnh đái tháo đường xuất hiện từ đây.
- Stress: Stress thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Vì thế, để phòng ngừa bệnh tiểu đường, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để ngăn ngừa, điều trị bệnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe như viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo.
- Sỏi thận: Nguyên nhân bệnh tiểu đường cũng có thể do bệnh sỏi thận. Theo những nghiên cứu gần đây, những người có tiền sử sỏi thận dễ có chẩn đoán đái tháo đường hơn 30% trong vòng 5 năm so với những người không bị sỏi thận. Bệnh đái tháo đường và sỏi thận có một số yếu tố nguy cơ giống nhau như béo phì, cao tuổi. Tuy nhiên, sỏi thận có liên quan tới bệnh đái tháo đường đang tăng 30%.
- Ít vận động: Những người làm việc văn phòng, ít vận động sẽ dễ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.
- Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ là nguyên nhân bệnh tiểu đường rõ nét, nhất là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mỳ có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2. Thịt đỏ càng chế biến nhiều càng có nguy cơ cao. Ngoài những yếu tố nguy cơ trên, việc ngủ không đủ giấc, bỏ bữa sáng, ngáy ngủ, giờ giấc công việc bất thường cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường chẩn đoán không khó nhưng điều trị lại hết sức phức tạp. Vì thế, bạn cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh, luôn để ý cơ thể xem có trùng nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường nào không để có phương án điều trị kịp thời nhé.
NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN