Bệnh huyết áp cần theo dõi chỉ số thường xuyên và định kỳ. Vậy huyết áp 140/100 có cao không, đã phải điều trị bằng thuốc tây hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được chỉ số huyết áp ổn định theo từng nhóm tuổi nhé!

1. Huyết áp 140/100 có cao không?

Huyết áp 140/100 có cao không?
Huyết áp 140/100 có cao không?

Trước khi trả lời câu hỏi huyết áp 140/100 có cao không, bạn cần hiểu cách đo cũng như cách đọc kết quả đo huyết áp. Theo chuyên gia, chỉ số huyết áp của con người gồm chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương. Gọi cách khác dễ hiểu hơn là chỉ số huyết áp tối đa và chỉ số huyết áp tối thiểu:

  • Chỉ số huyết áp ở người bình thường: Huyết áp tâm thu (tối đa) là 120 mmHg; Huyết áp tâm trương (tối thiểu) là dưới 80 mmHg.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 14 mmHg, Huyết áp tâm trương tối thiểu từ 90 mmHg
  • Tiền huyết áp cao là khi giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao (Nghĩa là huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg; huyết áp tâm trương là 80-90 mmHg

Như vậy huyết áp 140/100 là cao hay thấp bạn hoàn toàn có thể trả lời được. Tuy chỉ số này được xem là cao huyết áp nhưng tùy vào độ tuổi mà quyết định mức huyết áp của mỗi người sẽ khác nhau (Theo bảng huyết áp chuẩn của khí công y đạo Việt Nam).

Ví dụ: Nếu bạn chưa tới 50 tuổi thì mức huyết áp 140/100 mới đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp. Còn nếu bạn trên 50 tuổi thì mức huyết áp này không có gì đáng ngại.

2. Huyết áp 140/100 mmHg có nguy hiểm không?

Huyết áp 140/100 mmHg có nguy hiểm không?
Huyết áp 140/100 mmHg có nguy hiểm không?

Huyết áp 140/100 mmHg là cao, nhưng mới chỉ ở mức độ 1, chưa gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp độ 3 (mức độ nặng nhất). Theo các bác sĩ, ở mức huyết áp này cũng đã khiến một số cơ quan của cơ thể bị tổn thương, gây ra một số bệnh như:

  • Xơ vữa động mạch.
  • Phì đại tâm thất trái.
  • Protein niệu vi thể.
  • Hẹp một phần hoặc toàn bộ động mạch vành.
  • Protein niệu và creatinin huyết tương tăng nhẹ

Nếu bạn đo huyết áp lên tới 140/100 thì cần phải theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên và định kỳ để biết được mức độ của bệnh. Như vậy mới có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn. Tránh tình trạng bệnh nặng lên thành tăng huyết áp độ 2, độ 3 sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhũn não, nhồi máu cơ tim, suy thận,…

3. Làm gì để kiểm soát bệnh huyết áp cao?

Làm gì để kiểm soát bệnh huyết áp cao?
Làm gì để kiểm soát bệnh huyết áp cao?

Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có triệu chứng nhưng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để kiểm soát bệnh cao huyết áp, cần áp dụng một số lưu ý dưới đây:

– Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém đều góp phần làm tăng các chỉ số huyết áp. tác động của thiếu ngủ kéo dài lên trạng thái tinh thần và cảm xúc làm sáng tỏ những động lực trong công việc. Nếu không ngủ đủ giấc, não bộ trở nên nhạy cảm hơn với những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, điều này gây ra sự gia tăng các hormone căng thẳng như cortisol và là nguyên nhân làm tăng huyết áp. Một giấc ngủ sâu, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tạo ra tác động tích cực đến bệnh tăng huyết áp.

– Duy trì cân nặng

Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý với chỉ số khối cơ thể BMI (tính bằng cân nặng cơ thể chia cho chiều cao bình phương) từ 18,5 đến dưới 23 kg/m2. Duy trì vòng bụng nhỏ hơn 90cm đối với nam, nhỏ hơn 80cm đối với nữ, sẽ giúp thân hình khỏe đẹp và ngăn chặn được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao…

– Không hút thuốc lá

Thành phần của thuốc lá, thuốc lào có chứa nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin, chất này có tác dụng đối với tim và mạch máu làm cho hệ thần kinh giao cảm bị kích thích và dẫn đến mạch máu bị co lại, tim đập nhanh nên huyết áp tăng.

– Vận động thường xuyên

Tập thể dục, chạy bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn. Nên duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày từ 30-60 phút/ngày để giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

– Hạn chế đồ uống chứa cồn

Uống rượu bia quá mức là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh tim mạch và huyết áp. Những người đang dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì uống rượu, bia quá mức sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp, làm cho bệnh nặng hơn. Chỉ nên uống ít hơn 2 cốc/ngày đối với nam, ít hơn 1 cốc/ngày đối với nữ (cốc tiêu chuẩn tương đương với 360ml bia hoặc 150ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh).

– Chế độ ăn

  • Tăng cường ăn rau xanh và các loại hoa quả tươi.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và các acid béo no (như mỡ động vật, trứng, hải sản); ăn thực phẩm có chứa acid béo không no (như dầu lạc vừng, dầu hướng dương, dầu oliu).
  • Ăn nhạt: Việc duy trì chế độ ăn ít muối sẽ hạn chế hấp thu Natri, giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và góp phần làm giảm huyết áp hiệu quả. Lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khỏe là chỉ nên ăn khoảng 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày (dưới 6 gam muối/ngày).

Như vậy với những kiến thức trên đây bạn đã trả lời được cho câu hỏi huyết áp 140/100 có cao không. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan tới bệnh cao huyết áp, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.

2.4/5 - (5 bình chọn)

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *