Huyết áp 100/70 là cao hay thấp, có nguy hiểm không, cần làm gì khi huyết áp của bạn ở mức 100/70? Những băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của SHOP NHẬT BẢN.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là một chỉ số có liên quan đến hệ tuần hoàn của cơ thể. Hệ tuần hoàn là sự vận chuyển máu từ tim đi qua các mạch máu đến các cơ quan nhằm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng để những cơ quan đó hoạt động bình thường. Huyết áp chính là áp lực của máu vào thành mạch trong quá trình vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Để tạo ra huyết áp, cần có lực co bóp của tim, sức cản của động mạch, lượng máu vận chuyển….

Huyết áp được viết dưới dạng phân số với hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đơn vị đo huyết áp là mmHg (milimet thủy ngân). Hai chỉ số này phản ánh tình trạng huyết áp ở mức bình thường hay cao, thấp… Ngoài ra, khoảng cách giữa hai chỉ số này cũng là căn cứ quan trọng để xác định tình trạng huyết áp của một người, khoảng cách càng lớn thì huyết áp càng an toàn.

Xem ngay:

Chỉ số huyết áp 100/80 là cao hay thấp?

Chuyên gia giải đáp: Chỉ số huyết áp 110/60 là cao hay thấp?

2. Huyết áp 100/70 là cao hay thấp?

Huyết áp 100/70 là cao hay thấp?

Huyết áp 100/70 là cao hay thấp?

Theo Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tình trạng huyết áp của một người trưởng thành được xác định như sau:

  • Huyết áp bình thường: Là huyết áp trong khoảng từ 90/60mmHg đến ≤120/80mmHg.
  • Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương  ≤ 60 mmH
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu >140mmHg và huyết áp tâm trương >90mmHg.
  • Tiền huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu trong khoảng từ 120-139mmHg và huyết áp tâm trương trong khoảng từ 80-89mmHg.

Dựa theo thông tin trên đây bạn có thể trả lời được thắc mắc huyết áp 100/70 là cao hay thấp. Theo đó, huyết áp 100/70 là mức huyết áp bình thường, cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn tốt, không có vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp huyết áp 100/70 hoặc 100/60 vẫn được xác định là huyết áp thấp nếu kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… Những biểu hiện này có thể là những dấu hiệu khởi phát của bệnh huyết áp thấp, do đó bạn cần theo dõi huyết áp định kỳ để có thể xử lý kịp thời khi bị hạ huyết áp.

Xem thêm:

Huyết áp 110/80 là cao hay thấp, có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: Huyết áp 140/80 có cao không?

3. Huyết áp thấp và những vấn đề cần phải lưu ý

Để hiểu rõ về huyết áp thấp và biết cách bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên lưu ý một số vấn đề về huyết áp thấp dưới đây.

3.1. Nguyên nhân huyết áp thấp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp nhưng có thể kể đến những nguyên nhân chính dưới đây:
  • Lượng máu trong lòng mạch ít, có thể là do mất máu, mất nước
  • Khả năng co bóp của tim yếu nên không tạo ra áp lực bình thường lên mạch máu.
  • Các hormon và hệ thần kinh thực hiện nhiệm vụ kiểm soát mạch máu hoạt động bất thường.
  • Phụ nữ mang thai dễ bị hạ huyết áp.
  • Các bệnh liên quan đến nội tiết như: nhược giáp, tiểu đường, tiền tiểu đường… có nguy cơ bị huyết áp thấp.
  • Người bị kiệt sức, mệt mỏi dễ bị huyết áp thấp.
  • Do sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến huyết áp, ví dụ như thuốc điều trị trầm cảm, parkinson, thuốc điều trị huyết áp cao…
  • Người mắc một số bệnh như: tiểu đường, parkinson, suy tim, phì đại các mạch máu, bệnh gan, loạn nhịp tim… có nguy cơ bị huyết áp thấp cao hơn những người bình thường.
  • Một số trường hợp bị giảm huyết áp đột ngột có thể do một số nguyên nhân như: nhiệt độ cơ thể cao quá hoặc thấp quá, mắc bênh cơ tim gây suy tim, nhiễm trùng máu, tiêu chảy dẫn đến mất nước, dị ứng, xuất huyết…

3.2. Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp

Dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp
Tùy theo từng người mà dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp được thể hiện khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những người bị huyết áp thấp đều gặp phải một số tình trạng điển hình dưới đây:
  • Mệt mỏi: Nhất là vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, tinh thần không tốt.
  • Choáng váng, ngất xỉu: Hay còn gọi là tình trạng mất ý thực một cách đột ngột. Đây là biểu hiện ở những người bị bệnh huyết áp thấp mức độ nặng.
  • Đau đầu: Đau đầu biểu hiện ở nhiều mức độ, đau nhiều nhất ở vùng đỉnh đầu. Nếu làm việc căng thẳng hoặc lao động nặng thì cơn đau càng dữ dội hơn.
  • Giảm thị lực: Biểu hiện rõ nhất là nhìn mờ hơn. Để hồi phục thị lực, bạn nên ngồi xuống hoặc nghỉ ngơi để mắt trở lại bình thường.
  • Thiếu tập trung: Huyết áp thấp khiến máu lên não ít, não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng nên hoạt động không bình thường.
  • Da lạnh, ẩm, nhợt nhạt, môi tím tái: Do việc cung cấp oxy đến da bị suy giảm
  • Tim đập nhanh: Do cơ thể bị thiếu oxy trầm trọng nên tim và phổi phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lại lượng oxy bị thiếu, điều này dẫn đến tình trạng khó thở, tim đập nhanh…
  • Một số biểu hiện khác: Đỏ mặt, hồi hộp, buồn nôn, suy nhược cơ thể, giảm ham muốn tình dục, dễ nổi cáu, khó chịu trong người…

3.3. Biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp

Tình trạng huyết áp thấp kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
  • Ngã do bị choáng váng, ngất xỉu, điều này có thể gây chấn thương cơ thể, nhất là vùng đầu.
  • Sốc do thể tích máu suy giảm đột ngột. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong khi huyết áp xuống quá thấp.
  • Suy giảm trí nhớ do lượng máu lên não thấp, khiến cho chức năng của não bị ảnh hưởng.
  • Gây nên các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nếu không kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây tử vong.

Xem ngay: Huyết áp 110/70 là cao hay thấp, có nguy hiểm không?

3.4. Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó bạn nên chủ động phòng tránh tình trạng này bằng những cách dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên ăn mặn hơn, ăn nhiều chất dinh dưỡng và ăn đủ bữa, nhất là bữa sáng. Chế độ ăn cần đủ các chất như đạm, vitamin, chất xơ… Hạn chế những đồ ăn lợi tiểu như rau cải, râu ngô… Mỗi ngày nên uống nhiều nước để làm tăng thể thích máu trong mạch, tránh sử dụng đồ uống có cồn và caffein vì chúng gây háo nước cho cơ thể.
  • Chế độ sinh hoạt: Ngủ đủ giấc, tắm nước nóng để tăng cường tuân hoàn máu, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Buổi sáng khi thức dậy nên ngồi một lúc rồi mới đứng dậy để tránh choáng váng… Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng, lo âu, sợ hãi…
  • Thăm khám định kỳ:  Để theo dõi huyết áp và có cách can thiệp kịp thời bạn cần đến thăm khám bác sỹ, các cơ sở y tế uy tín để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những giải đáp cho băn khoăn huyết áp 100/70 là cao hay thấp, có nguy hiểm gì không… Đây là mức huyết áp bình thường nhưng bạn cũng nên ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để tránh huyết áp hạ xuống gây ra huyết áp thấp nhé.

Nếu bất cứ thắc mắc nào hoặc đặt mua sản phẩm bạn có thể truy cập vào đường link: http://nhatban.vn/san-pham/vien-bo-nao-tang-tri-nho-pep-iq-up/

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN