Hâm sữa mẹ đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng, ngăn chặn tình trạng sữa bị biến chất, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc hâm sữa như thế nào, nhiệt độ bao nhiêu, thời gian hâm bao lâu…thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để có thể hâm sữa mẹ đúng và khoa học nhất.
Xem thêm:

1. Hướng dẫn hâm sữa mẹ để ở ngăn đá đúng cách

Hâm sữa ở ngăn đá

Hâm sữa ở ngăn đá

Hâm sữa ở ngăn đá để đảm bảo dinh dưỡng mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau đây:
Cách 1: Xả nước rã đông sữa
Việc đầu tiên trước khi hâm sữa mẹ là xả nước mát và để túi trữ sữa dưới vòi chảy. Cách xả nước này giúp cho sữa mẹ tan đá một cách từ từ, giữ được nguyên các chất dinh dưỡng trong sữa. 
Bạn chỉ cần xả nước đến khi sữa không còn bị đông đá là có thể tăng nhiệt độ lên để hâm sữa. Trong trường hợp sữa mẹ đã chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát và để qua đêm, bạn chi cần xả túi sữa dưới vòi nước ấm là có thể cho bé bú luôn.
Khi hâm sữa mẹ, nhiệt độ chuẩn là 37 độ C, đây là nhiệt độ tương đồng với cơ thể người mẹ, bởi vậy mà bé sẽ cảm giác thâm thuộc và bú được nhiều. 
Tuy nhiên, có một số trẻ kén ăn thì việc bú sữa mẹ ở nhiệt độ bình thường sẽ làm trẻ bú ít, do đó, bạn nên hâm sữa trước khi cho bé bú sẽ đảm bảo bé bú đủ lượng cần thiết.
Cách 2: Ngâm sữa vào nước ấm
Để thực hiện, bạn đặt túi trữ sữa vào một cốc nước ấm sao cho nước không bị rò rỉ vào túi sữa, điều này nhằm tránh tình trạng vi khuẩn từ nước xâm nhập vào sữa. 
Nếu ngâm trực tiếp sữa lấy từ tủ đông ra thì thời gian ngâm khoảng 10-15 phút mới đủ đưa sữa về nhiệt độ thường. Trong khi đó, nếu ngâm sữa đã rã đá, bạn chỉ cần khoảng 3-5 phút là có thể cho bé bú.
Lưu ý: 
  • Tuyệt đối không dùng nước đun sôi, nước có nhiệt độ quá cao để hâm sữa hoặc đun nước sôi và thả sữa mẹ vào hâm nóng sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa, làm bé bị bỏng khi bú . 
  • Ngược lại, nếu nhiệt độ nước quá thấp, không đủ làm ấm sữa sẽ khiến bé không hứng thú với việc bú sữa. 
  • Nhiệt độ chuẩn khi hâm nóng sữa mẹ là 40 độ C, đây là mức vừa đủ để sữa ấm lên vừa giữ được các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Cách 3: Cách hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy hâm sữa, mỗi loại sẽ có cơ chế làm nóng sữa lên theo cách riêng, bằng hơi nước hoặc ngâm sữa trong nước. Do đó, nếu muốn hâm sữa mẹ đúng cách, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Hâm sữa bằng máy rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt bình sữa vào khay chứa của máy rồi đặt khay vào máy hâm, cho nước vào sao cho nước hâm cao hơn so với lượng sữa có trong bình và cắm điện. 
Với các loại máy này, bạn có thể điều chỉnh để được sữa có nhiệt độ như mong muốn. Nếu sữa cho bé uống luôn thì bạn điều chỉnh nhiệt độ ở mức 35-45 độ C. Nếu sữa trữ trong ngăn mát, nhiệt độ hâm phù hợp là 45 – 75 độ C. Nếu sữa để trong ngăn đá, cần hâm ở nhiệt độ từ 75-85 độ C.
Khi sữa đã được hâm đến nhiệt độ mong muốn, máy sẽ tự động tắt, các mẹ có thể cho bé bú luôn. Nếu chưa sử dụng luôn, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm.
– Thời gian sữa mẹ để trong máy hâm sữa: Theo nhiều nghiên cứu, nhiệt độ ấm sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn, do đó, không nên để sữa mẹ trong máy hâm sữa quá lâu, sữa sẽ nhanh hỏng hơn so với ình thường. Chỉ nên trữ sữa tối đa trong máy khoảng 1 giờ, nếu để quá lâu mà không dùng đến thì nên đổ bỏ.
– Vì sao mẹ nên sử dụng máy hâm sữa: Máy hâm sữa hiện nay là cách phổ biến hàng đầu mà các mẹ dùng để hâm sữa bởi những lý do sau:
  • Tiết kiệm thời gian, chỉ mất khoảng 3-4 phút là sữa đã được hâm nóng để bé sử dụng
  • Hâm sữa mẹ bằng máy hâm sữa giúp chất dinh dưỡng trong sữa được giữ nguyên, không bị biến chất bởi nhiệt độ được điều chỉnh một cách chính xác.

2. Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát

Hâm sữa để ở ngăn mát

Hâm sữa để ở ngăn mát

Muốn hâm sữa mẹ đúng cách, cần quan tâm đến việc sữa được bảo quản ở ngăn nào của tủ lạnh. Cách hâm sữa mẹ từ ngăn đá chắc chắn sẽ khác so với hâm sữa bảo quản ở ngăn mát. Để hâm sữa từ ngăn mát, bạn chỉ cần ngâm túi trữ sữa ở trong cốc nước có chứa nước nóng khoảng 40 độ C, sau khoảng vài phút là bạn có thể lấy ra và cho bé bú. 
Lưu ý: Nếu bé bú còn dư sữa, tuyệt đối không sử dụng cho trẻ bú lại, điều này sẽ khiến sữa bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Những điều cần biết về hâm sữa mẹ

Những điều cần biết khi hâm sữa mẹ

Những điều cần biết khi hâm sữa mẹ

Sữa mẹ rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của các bé. Bởi vậy, ngoài chú trọng về cách hâm sữa, bạn cũng nên lưu tâm đến một số vấn đề dưới đây:
– Thời gian trữ sữa mẹ
Việc trữ sữa mẹ để bé có thể sử dụng khi cần thiết là điều nên làm. Tuy nhiên, cách trữ như thế nào, thời gian trữ bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian trữ sữa mẹ sẽ khác nhau, cụ thể:
  • Trữ sữa ở nhiệt độ phòng trên 26 độ C: Bảo quản tối đa 1 tiếng
  • Trữ sữa ở môi trường máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: Bảo quản tối đa 6 tiếng
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh: Trữ sữa tối đa 48 tiếng
  • Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh loại một cửa: Trữ sữa trong thời gian tối đa 2 tuần
  • Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hai cửa: Trữ sữa thời gian tối đa 4 tháng
  • Bảo quản trong tủ đông lạnh chuyên dụng: Trữ sữa tối đa 6 tháng
– Dụng cụ bảo quản sữa
Phải sử dụng bình hoặc cốc trữ sữa làm bằng thủy tinh hoặc nhựa không chứa BPA, loại dụng cụ này có thể rửa sạch, khử trùng và tái sử dụng nhiều lần. Nên chọn loại có nắp đậy chắc chắn để vi khuẩn không thể xâm nhập.
Bạn cũng có thể sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng, có dây kéo khóa để ngăn chặn sữa bị chảy ra ngoài. Trước khi cất sữa vào tủ lạnh, nên dùng bút nhớ để ghi lại ngày tháng hút sữa nhằm bảo quản đúng thời gian.
– Số lượng sữa vắt trong một lần
Dựa vao sức bú của trẻ mà các mẹ có thể căn chỉnh được lượng sữa vắt trong mỗi lần. Mỗi trẻ có sức ăn khác nhau, do đó, mẹ nên thử một vài lần để có thể định hình được mỗi cữ bé bú bao nhiêu sữa. Thông thường, trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên vắt khoảng 100-150ml mỗi cữ, với những trẻ lớn hơn thì có thể 180-200ml.
– Cách giữ sữa khi mất điện
Hiện nay, các bà mẹ chủ yếu bảo quản sữa ở trong tủ lạnh, đây cũng được coi là cách tiện lợi nhất. Tuy nhiên, nếu nhà mất điện, các mẹ có thể bảo quản sữa bằng cách trữ trong thùng đá, túi đá trữ sữa. Sau khi có điện, mẹ lại chuyển sữa vào ngăn đá để sữa được bảo quản tốt nhất.

4. Một số sai lầm khi hâm nóng sữa mẹ nên tránh

Những sai lầm khi hâm sữa mẹ

Những sai lầm khi hâm sữa mẹ

Điều quan trọng khi hâm sữa mà các mẹ cần quan tâm là làm sao để sữa không bị mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Trong quá trình hâm nóng sữa, bạn nên tránh mắc phải một số sai lầm dưới đây:
  • Hâm sữa mẹ bằng nước quá nóng: Nhiệt độ nước quá cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, các vitamin trong sữa cũng bị biến mất. Nhiệt độ chuẩn để hâm sữa là 40 độ C.
  • Đun nước sôi và thả sữa mẹ vào hâm nóng: Nước mới đun sôi có nhiệt độ rất cao, nếu thả túi trữ sữa vào trong nước sẽ làm mất chất dinh dưỡng, thậm chí còn khiến sữa biến chất, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Để sữa mẹ ở trong máy hâm sữa quá lâu: Nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Bởi vậy, nếu sữa để quá lâu trong máy hâm sữa sẽ làm sữa nhanh hỏng. Thời gian tối đa bạn có thể để sữa trong máy hâm sữa là 1 tiếng, quá thời gian này bạn nên đổ bỏ vì sữa đã hỏng, biến chất.
  • Sữa mẹ dùng rồi hâm nóng lại dùng tiếp: Nhiều mẹ cảm thấy tiếc khi con bú không hết sữa nên đã để lại và dùng cho cữ sau. Điều này vô hình chung đã khiến cho trẻ bú phải sữa bị hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Sữa sau khi tiếp xúc với miệng và nước miếng của trẻ sẽ có vi khuẩn và bị hỏng sau đó.
  • Hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng: Lò vi sóng là dụng cụ tiện lợi để hâm nóng thức ăn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với việc hâm sữa mẹ. Nhiệt độ quá cao từ lò vi sóng sẽ làm sữa bị biến chất. Các kháng thể, vitamin và các khoáng chất thiết yếu sẽ bị biến mất vì nhiệt độ.

5. Giải đáp những thắc mắc khi hâm sữa mẹ

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu

Một số những giải đáp về việc hâm sữa mẹ đúng cách dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con tốt nhất:
  • Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu? Nhiều mẹ cho rằng sữa sau khi hâm nóng có thể để lâu và tùy ý lấy ra khi muốn cho bé bú. Đây là quan niệm sai lầm bởi sữa sau khi hâm chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ, sử dụng 1 lần duy nhất. Tuyệt đối không trữ sữa đã hâm quá lâu sẽ làm sữa hỏng và biến chấy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Có nên đun sôi sữa mẹ hay không? Không nên đun sôi sữa mẹ vì nhiệt độ cao sẽ làm sữa bị mất chất và biến chất. Đối với sữa bột, bạn cũng không nên làm điều tương tự. Theo các nghiên cứu, ở nhiệt độ từ 70 độ C trở lên, sữa mẹ đã không còn giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng ban đầu.

6. Một số lưu ý bảo quản sữa mẹ đúng cách

Bảo quản sữa mẹ đúng cách

Bảo quản sữa mẹ đúng cách
Để sữa được bảo quản đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Chỉ sử dụng túi trữ sữa, chai lọ đựng sữa chuyên dụng và có nắp đậy cẩn thận. Không dùng các loại túi nilon bình thường hay túi, bình tự chế vì những dụng cụ này không đảm bảo vệ sinh, có thể khiến sữa bị vị khuẩn xâm nhập.
– Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, nên cho trẻ bú hết sữa mẹ đã vắt trong vòng 6-8 tiếng.
– Hâm nóng sữa là điều bắt buộc cần làm trước khi cho trẻ bú sữa trữ trong tủ lạnh. Trước khi cho bé bú, cần kiểm tra lại sữa xem có ấm hay không, sữa đã hết hạn hay chưa, các tinh thể đá có còn không sau khi hâm sữa
– Nếu sữa có một số vấn đề sau đây thì không nên cho trẻ bú: sữa có mùi hôi, váng sữa không tan, có vị lạ, trẻ không chịu bú sữa.
Hâm sữa mẹ đúng cách tưởng khó mà lại đơn giản nếu như các mẹ chịu khó để tâm hơn về vấn đề này. Hâm sữa đúng cách sẽ giữ được chất dinh dưỡng trong sữa, đảm bảo sức khỏe của trẻ khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Bởi vậy, các mẹ nên cập nhật kiến thức về sữa mẹ đồng thời kiểm tra sữa cẩn thận trước khi cho các bé bú nhé.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *