“Uống thuốc tiểu đường có hại gì không? Đây là vấn đề mà rất nhiều người bệnh tiểu đường băn khoăn khi thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả nhất để ổn định đường huyết nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ cho sức khỏe. Vậy “uống thuốc tiểu đường có hại gì” và làm thế nào để điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc đúng cách, hãy cùng Shop Nhật Bản tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hoá không đồng nhất, đặc điểm dễ nhận biết là lượng đường huyết trong máu tăng cao nguyên nhân là do nồng độ hormone insulin trong cơ thể hoạt động không hiệu quả (tế bào beta của đảo tụy sản xuất thừa hoặc thiếu insulin). Thể bệnh này được chia thành 3 loại: Tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2, Tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường là bệnh lý rất dễ gặp hiện nay
Một số loại thuốc được sử dụng để phòng và chữa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có nguyên nhân chính là do lượng đường huyết trong máu tăng cao quá ngưỡng cho phép. Do đó, đa số người bệnh bị tiểu đường sẽ thường được kê cho các loại thuốc hạ đường huyết. Cụ thể là các loại thuốc thuộc các nhóm sau:
- Insulin: Đây là nhóm thuốc được sử dụng cho tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ.
- Metformin: Đây được coi là thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Chúng có tác dụng làm giảm sự đề kháng insulin và làm khả năng tạo ra glucose tại gan, gây ra cảm giác chán ăn với người béo phì.
- Acarbose: Nhóm thuốc tiểu đường này làm giảm khả năng hoạt động của men tiêu hóa tinh bột tại ruột, giảm hấp thu đường và chất béo, người bệnh cần uống trước bữa ăn mới hiệu quả.
- Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl): Nhóm thuốc này có tác dụng đối với người đang ở giai đoạn tiểu đường tuýp 2. Làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin.
- Một số thuốc tiểu đường khác được sử dụng như: Thuốc ức chế DPP4, thuốc chủ vận dopamin, thuốc ức chế SGLT2,… Đa số các thuốc này ít được dùng riêng lẻ mà thường kết hợp với Metformin.
Một số các loại thuốc sử dụng cho người tiểu đường
Tùy vào thể chất và tình trạng bệnh của từng người mà các bác sĩ sẽ kê cho các loại thuốc phù hợp.
Xem ngay: Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Uống thuốc tiểu đường có hại gì?
Sử dụng thuốc là phương pháp hiệu quả cũng như nhanh chóng nhất để chữa trị và làm giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng những loại thuốc này cũng sẽ có một số tác dụng phụ mà người bệnh và gia đình cần biết để lựa chọn phương án chữa trị hợp lý nhất.
Thuốc tiểu đường có thể gây nên tình trạng hạ đường huyết, rối loạn tiêu hoá, tăng cân không kiểm soát
Các loại thuốc trị tiểu đường thường có mục đích chính là hạ lượng đường trong máu, nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ gây nên tình trạng hạ đường huyết – tức là lượng đường trong máu sẽ xuống quá mức cho phép. Biểu hiện khi bị hạ đường huyết đột ngột: chóng mặt, bủn rủn tay chân, toát mồ hôi, tim đập nhanh, da nhợt nhạt. Nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ dễ rơi vào hôn mê sâu và bất tỉnh.
Hạ đường huyết
Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc tiểu đường người bệnh cũng có thể gặp phải các tình trạng như: Tăng cân hoặc giảm cân bất thường, Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, Chán ăn hoặc thèm ăn, thay đổi khẩu vị
Ảnh hưởng đến chất lượng của thận và gan
Hầu hết các loại thuốc điều trị tiểu đường đều là thuốc tổng hợp, có nguồn gốc hoá học, khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận như gan, thận,..Một trong các tác dụng phụ phổ biến nhất là làm men gan tăng cao, dễ gây suy thận,..
Ảnh hưởng đến gan và thận
Xảy ra tình trạng dị ứng thuốc
Việc sử dụng thuốc chữa trị không đúng cách hoặc có chứa các thành phần lạ cũng sẽ gây nên tình trạng dị ứng thuốc ở bệnh nhân. Nếu nặng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Một số biểu hiện dị ứng thuốc có thể kể đến như: nổi mày đay, mẩn đỏ,..
Kikuimo Seikatsu – Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường
Việc xảy ra một số tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị tiểu đường là không thể tránh khỏi. Bạn không nên quá lo lắng đến việc sức khỏe bị ảnh hưởng. Để việc chữa trị được diễn ra an toàn, tốt nhất người bệnh nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chữa trị an toàn nhất.
Một số phương pháp hạn chế tiểu đường không cần dùng thuốc
Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa trị bệnh tiểu đường các bác sĩ cũng khuyên người bệnh cần kết hợp nhiều các phương pháp lành mạnh, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thuốc.
- Không bỏ bữa sáng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày đảm bảo cơ thể không bị đói.
- Hạn chế các sản phẩm có chứa đường, tinh bột, giàu cholesterol, tập ăn nhạt, tăng cường thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi
- Tăng cường các bài tập thể dục nhằm nâng cao sự dẻo dai, giúp máu lưu thông tốt.
- Từ bỏ thuốc lá các loại nước có chứa cafein, hạn chế uống các loại đồ uống có cồn
- Tránh thức khuya gây hại cho người tiểu đường
- Sử dụng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ giảm thiểu tiểu đường.Hiện nay, Shop Nhật Bản đã cung cấp sản phẩm Kikuimo Seikatsu – Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Nhật Bản. Đây là sản phẩm có nguồn gốc 100% tự nhiên, có giấy chứng nhận hữu cơ tại Nhật Bản. tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng, chống béo phì, khắc phục những nhược điểm của nhóm thuốc điều trị tiểu đường.
Kikuimo Seikatsu – Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường
Xem ngay: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp hiệu quả nhất tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng nó quá nhiều mà gây nên những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Để có thể uống thuốc tiểu đường an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, đúng cách kết hợp chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học. Nếu có bất thường sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “Uống thuốc tiểu đường có hại gì” và có phương án chữa trị hiệu quả nhất cho bản thân và gia đình.
Chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội
Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn