Cua là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi hàng đầu, phần lớn lượng canxi này nằm trong thịt cua. Tuy nhiên, cũng có nhiều người băn khoăn về việc gạch cua có nhiều canxi không, nên ăn gạch cua như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình.
1. Gạch cua có nhiều canxi không?

Theo các nhà khoa học, các bộ phận của con cua như thịt cua, gạch cua đều có chứa canxi. Canxi có trong gạch cua có từ 90 – 95% là canxi cacbonat – đây là loại canxi được đánh giá là con người dễ hấp thụ nhất trong tất cả các loại canxi..
Lượng canxi chứa trong gạch cua ít hay nhiều còn tùy thuộc vào loại gạch đó là gì. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), trong gạch cua tươi có chứa khoảng 38% canxi còn gạch cua khô sẽ chứa khoảng 34% canxi.
Như vậy, với thắc mắc gạch cua có nhiều canxi không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng gạch cua có vị béo ngậy, hấp dẫn nhưng đây không phải là nguồn bổ sung canxi tốt cho cơ thể, chúng không thực sự vệ sinh và an toàn, bởi vậy bạn hãy ăn loại thực phẩm này ở mức độ vừa phải thôi nhé.
2. Cua đồng và cua biển loại nào nhiều canxi hơn?

Ngoài vấn đề gạch cua có nhiều canxi không thì cũng có nhiều người có chung thắc mắc giữa cua đồng và cua biển thì loại nào có nhiều canxi hơn. Theo các nhà khoa học, trong mỗi 100g cua đồng có chứa khoảng 5040mg canxi, trong khi đó có khoảng 3520mg canxi có trong 100g cua biển.
Như vậy, dựa theo thông tin trên đây có thể thấy rằng cua đồng có chứa nhiều canxi hơn so với cua biển. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng thể thì cả cua biển lẫn cua đồng đều chứa một lượng canxi lớn hơn so với nhiều loại thực phẩm khác, do đó bạn nên bổ sung cua vào thực đơn của gia đình mình hàng tuần để cung cấp canxi cho các thành viên nhé.
3. Những người không nên ăn gạch cua quá nhiều

Gạch cua và thịt cua là hai phần có thể ăn được của con cua. Riêng đối với gạch cua, có một số đối tượng không nên ăn phần này để đảm bảo sức khỏe như:
- Người đang bị cảm sốt, bị đau dạ dày, viêm dạ dày, mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đi ngoài, người bị bệnh loét tá tràng, bị sỏi mật, viêm túi mật… Nguyên nhân là bởi cua có tính hàn, nếu những đối tượng này ăn gạch cua có thể khiến cho bụng bị lạnh, bệnh tình thêm nặng hơn, khó điều trị hơn.
- Người bị rối loạn mỡ máu, lượng cholesterol cao trong cơ thể: Trong cua có chứa nhiều cholesterol, thậm chí còn cao hơn trứng, do đó những người bị mắc các chứng bệnh này nên hạn chế ăn gạch cua để đảm bảo sức khỏe.
- Người bị bệnh gout: Những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn cua vì trong cua có chứa rất nhiều canxi và đạm, điều này sẽ khiến cho bệnh tình tiến triển nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng có thể ăn gạch cua nhưng không nên ăn quá nhiều vì trong gạch cua có thể tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, không tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
- Những người bị dị ứng hải sản không nên ăn hoặc ăn ít để tránh bị ứng, nhẹ thì có thể nổi mẩn ngứa, chóng mặt, đau đầu, nặng thì có thể gây nôn mửa, hôn mê nếu không kịp thời cấp cứu.
- Những người bị bệnh về gan, thận: Lượng natri có trong cua có thể khiến cho những bệnh về gan, thận trở nên trầm trọng hơn.
4. Những lưu ý khi ăn cua và gạch cua cần tránh

Cua là món ăn yêu thích của nhiều người, đặc biệt đây là nguồn thực phẩm bổ sung canxi dồi dào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi ăn cua và gạch cua, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
- Mỗi lần ăn cua chỉ nên ăn từ 1-2 con là vừa đủ, không nên ăn quá nhiều sẽ dư thừa quá nhiều chất và gây lạnh bụng, tiêu chảy, nôn mửa..
- Khi ăn cua nên ăn kết hợp với các loại gia vị có tính nóng như gừng, xả, ớt để hạn chế bớt những ảnh hưởng do tính lạnh của cua gây nên.
- Bạn có thể ăn cua biển, cua đồng, cua ghẹ nhưng nên hạn chế ăn cua lông vì loại cua này có chứa nhiều dioxin – một hợp chất hóa học có tính độc, nguy hại cho sức khỏe.
- Trước khi luộc/hấp cua thì cần rửa sạch, dùng bàn chải để chải sạch bùn đất trên các bộ phận của con cua.
- Khi ăn cua, bạn nên chọn những con cua tươi sống thay vì ăn cua đã chết vì cua chết sẽ có nhiều vi khuẩn, gây nguy hại cho sức khỏe.
- Nếu ăn không hết cua thì nên bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp, thoáng mát, trước khi ăn cần hâm nóng lại.
- Khi ăn cua, không được ăn chung với quả hồng hoặc uống nước trà vì có thể gây ra hiện tượng kết tủa, lên men ở trong dạ dày, từ đó có thể gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Như vậy, bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề gạch cua có nhiều canxi không, cần lưu ý những gì khi ăn gạch cua và cua để đảm bảo sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm bổ sung canxi, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ nhanh chóng theo thông tin sau:
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0904.400.500 – 0901.456.888 – 024.3537.5678
- Gmail: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Địa chỉ: Ngõ 118, Đường Phan Kế Bính, Quận Ba Đình, Hà Nội.