Dây thìa canh là cây thuốc quý của người Việt với những công dụng chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tiểu đường. Vậy dây thì canh là gì, có tác dụng gì mà được ưa chuộng như vậy? Mời bạn theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Dây thìa canh – Nguồn gốc, đặc điểm và thành phần cấu tạo

Dây thìa canh

Dây thìa canh

1.1. Nguồn gốc của dây thìa canh

  • Tên khoa học bằng tiếng anh: Gymnema sylvestre
  • Họ: Asclepiadoideae
  • Tên gọi khác: Lõa ti rừng, dây muôi
Dây thìa canh đã được tìm thấy và dùng để chữa bệnh tại Ấn Độ từ hơn 2000 trước để chữa bệnh nước tiểu có vị ngọt, nhiều nhất là ở thung lũng Paltacot thuộc miền Trung Nam của Ấn Độ. Dây thìa canh còn được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam….
Tại Việt Nam, dây thìa canh được phát hiện vào năm 2006 bởi Ts. Trần Văn Ơn – trường bộ môn thực vật – Đại học Dược Hà Nội. Dây thìa canh được tìm thấy ở các tỉnh như: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng….Sau này cây được nhân giống và trồng nhiều ở một số tỉnh như Nam Định, Thái Nguyên….
Sở dĩ gọi là dây thìa canh vì khi chín quả của cây sẽ rụng xuống, tách thành hai phần giống như hai cái thìa. Để dễ nhận dạng, dân gian đặt tên cho cây là dây thìa canh hay dây muôi.

1.2. Hình dáng và đặc điểm, phân loại

Dây thì canh tồn tại ở dạng dây leo, thân nhỏ, không có tua cuốn. Chiều dài dây thìa canh khoảng 6-10m, cây sống thành từng bụi và có thể cuốn vào nhau hoặc tách rời:
  • Lá có phiến hình trứng ngược hoặc hình bầu dục, chiều rộng lá khoảng 2,5 – 5cm, lá có chiều dài khoảng 6-7cm. Lá dây thìa canh có đầu lá nhọn, có từ 4-6 cặp gân phụ. Cuống lá dây thìa canh có độ dài khoảng 5-8mm.
  • Dây thìa canh có nhựa màu trắng.
  • Các lóng trên thân dây dài từ 8-12 cm với đường kính khoảng 3mm.
  • Hoa của dây thìa canh mọc thành từng chùm, dạng tán, màu vàng. Đài hoa có một lớp lông mịn.
  • Quả đại chiều dài 5-6cm, đầu nhọn, nhỏ dần từ đầu đến đuôi.
  • Hạt dẹp, có lông trắng mịn dài khoảng 3cm.
  • Phân loại dây thìa canh: 2 loại
    • Dây thìa canh lá nhỏ: Dây thìa canh lá nhỏ có nhựa trắng hơi ngả màu vàng. Khi nếm thử thì thìa canh lá nhỏ thì vị ngọt biến mất nhanh chóng, dược tính của cây kém hơn loại còn lại.
    • Dây thìa canh lá to: Nhựa của dây có màu vàng đậm. Khi nếm dây thìa canh lá to, vị ngọt đậm hơn và lâu bị mất đi. Loại dây thìa canh này có dược tính tốt, hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn dây thìa canh lá nhỏ.

1.3. Thành phần hóa học chủ yếu

Dây thìa canh có chứa hoạt chất có tên gọi khoa học là Gymnema Sylvestre (còn được gọi là hoạt chất có hoạt tính sinh học cao GS4), đây là tổ hợp của nhiều chất acid gynemic và 1 hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid.
Chứa nhiều alcaloid với khả năng tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, chống ung thư, diệt khuẩn và ký sinh trùng… Các thành phần khác: Acid formic, Acid gymnemic, D-quercitol…

2. Công dụng của dây thìa canh đối với sức khỏe

Công dụng của dây thìa canh

Công dụng của dây thìa canh
Dây thìa canh là loại thuốc quý với công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Đó là lý do vì sao loại cây này xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của người Việt nói riêng và nhiều nước trên thế giới nói chung. Có  thể điểm qua một số công dụng của dây thìa canh dưới đây:

2.1. Dây thìa canh trị tiểu đường

Hoạt chất gymnemic acid có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin, tăng cường hoạt lực của hormone insulin lên cơ thể, giúp cho đường huyết được duy trì ở mức ổn định, không bị tăng đột ngột.
Ngoài ra, dây thìa canh còn ức chế sự hấp thu glucose ở ruột, hỗ trợ các men hấp thu và sử dụng đường tăng hoạt tính mạnh hơn, nhờ vậy mà đường được chuyển hóa và sử dụng, không bị dư thừa lại trong máu.
Dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết nhanh chóng, có thể hạ đường huyết trong 2h và duy trì sự ổn định đó lên đến 4h. Nhờ công dụng này mà các biến chứng của người bệnh tiểu đường cũng được đẩy lùi.

2.2. Hỗ trợ giảm cân an toàn

Dây thìa canh có vị đắng nhẹ giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, các biến chứng nguy hại do tình trạng thừa cân, béo phì cũng được ngăn chặn tốt nhờ tác dụng của dây thìa canh.

2.3. Dây thì canh làm giảm cholesterol trong máu

Hoạt tính sinh học trong thành phần Gymnemic của dây thìa canh có tác dụng tăng bài tiết cholesterol, giảm lượng cholesterol xấu, từ đó ngăn chặn các nguy cơ tắc nghẽn động mạch, các bệnh về tim mạch, huyết áp cao.

2.4. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Dây thìa canh có tác dụng làm giảm mỡ máu (lipid máu) nhờ khả năng chuyển hóa lipid rồi đào thải chúng qua phân. Nhờ tác dụng này mà có thể ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa (do chất béo, cholesterol và các chất khác bám vào động mạch) làm hẹp lòng mạch, khiến máu khó lưu thông và gây nên các biến chứng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

3. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ dây thìa canh

Bài thuốc chữa tiểu đường bằng dây thìa canh

Bài thuốc chữa tiểu đường bằng dây thìa canh
Nếu đã hiểu về công dụng của dây thìa canh thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc từ loại cây này để chữa bệnh tiểu đường, chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ có sự cải thiện rõ rệt.

3.1. Bài thuốc 1

Dùng 1-6g dây thìa canh khô, rửa sạch và đem đun sôi với 1 lít nước. Sau khi sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước uống mỗi ngày. Để hạ đường huyết, nên uống thuốc sau khi ăn xong từ 15 – 20 phút. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng, tiện lợi mà các hoạt chất vẫn tiết ra hết.

3.2. Bài thuốc 2

Dùng kết hợp 20g dây thìa canh khô và 50g cây xạ đen khô. Đun hỗn hợp 2 loại dược liệu với 2 lít nước, để nước sôi trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp và chắt lấy nước uống. Uống hằng ngày và sau bữa ăn khoảng 10 phút để hạ đường huyết khi ăn.

3.3. Bài thuốc 3

Hãm 50g dây thìa canh trong bình giữ nhiệt hoặc trong ấm, tích khoảng 40 phút để các hoạt chất được tiết ra. Uống sau ăn 30 phút để làm trà, giải khát và hỗ trợ hạ đường huyết.

4. Tác dụng phụ của dây thìa canh

Tác dụng phụ của dây thìa canh

Tác dụng phụ của dây thìa canh
Mặc dù có công dụng hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường cũng như nhiều bệnh khác, thế nhưng nếu dùng dây thìa canh sai cách thì bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:
  • Dây thìa canh không đạt chất lượng: Không phải dây thìa canh nào cũng đủ tiêu chuẩn dược liệu, có hai loại thìa canh với dược tính khác nhau. Bên cạnh đó, dây thìa canh cũng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, có loại được trồng theo các tiêu chuẩn nhất định, có loại được thu thập ở nhiều nơi mà không rõ nguồn gốc….nếu tự ý dùng thìa canh có thể gây hại cho sức khỏe, dễ nhiễm kim loại nặng và các chất độc hại.
  • Dùng dây thìa canh sai cách: Việc đun sắc dây thìa canh mà không canh được nhiệt độ và khoảng thời gian thích hợp vì vậy hiệu quả trị bệnh không cao, ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
  • Dùng quá liều lượng cho phép: Dùng quá liều lượng (chỉ dùng tối đa khoảng 50gram/ngày) có thể gây tụt huyết áp và hạ đường huyết đột ngột, cơ thể sẽ mệt mỏi, váng đầu, thậm chí một số trường hợp nặng còn bị hôn mê.

5. Dây thìa canh giá bao nhiêu?

Dây thìa canh được bày bán nhiều trên thị trường với nguồn gốc khác nhau. Chất lượng thìa canh cũng không được đảm bảo do chưa có sự kiểm định chặt chẽ của các cơ quan chức năng, bởi vậy giá dây thìa canh cũng có sự khác biệt.
Dây thìa canh giá bao nhiêu phụ thuộc vào độ uy tín của thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm. Giá của loại được liệu này thường trong khoảng từ 80-120 nghìn đồng/1kg, một số loại có giá cao hơn. Bạn có thể mua dây thìa canh tại các hiệu thuốc đông y thậm chí là trên các trang thương mại điện tử.
Dây thìa canh là loại được liệu có công dụng hiệu quả cho điều trị tiểu đường, ngăn chặn béo phì, xơ vữa động mạch, giảm cholesterol trong máu…. Bởi vậy, cần có những biện pháp gieo trồng loại cây này theo những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất nhằm mang lại hiệu quả trị liệu cao cho người bệnh. 
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *