Người bị cao huyết áp uống sâm được không? Liều lượng dùng ra sao để vẫn kiểm soát được chỉ số huyết áp ổn định? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra cách sử dụng nhân sâm cũng như chế độ ăn dành riêng cho người cao huyết áp.

Cao huyết áp là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm, ví như “kẻ giết người thầm lặng” khi toàn bộ quá trình tiến triển của bệnh xảy ra âm thầm, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào cho đến khi thành mạch bị tổn thương do chịu áp lực lớn kéo dài, dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

1. Cao huyết áp uống sâm được không?

Cao huyết áp uống sâm được không?

Cao huyết áp uống sâm được không?

Nhân sâm từ lâu đã được Y học xem như bài thuốc quý, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường tuần hoàn máu não, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, có tác dụng rất lớn với người có thể trạng gầy gò, hay ốm vặt. Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng nhân sâm thường không được khuyến khích sử dụng cho người mắc bệnh cao huyết áp.

Nguyên nhân bởi một số tác dụng phụ của nhân sâm có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Thậm chí có thể đẩy huyết áp lên mức cao hơn. Trường hợp sử dụng để hạ áp bằng nhân sâm ở người cao huyết áp thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Ăn nhạt, uống thêm sữa đậu nành.
  • Không uống nhân sâm khi đói để tránh tụt huyết áp.
  • Không uống nhân sâm vào buổi tối để tránh rối loạn giấc ngủ.
  • Dùng liều lượng vừa phải, không nên dùng liều quá cao.
  • Trước khi uống nhân sâm, nên tập thể dục thể lực trong khoảng 1 tháng.
  • Không nên dùng gần thời gian uống thuốc hạ huyết áp vì có thể làm mất tác dụng của thuốc.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên khi uống nhân sâm. Tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Người bị cao huyết áp nên uống gì thì tốt?

Người bị cao huyết áp nên uống gì thì tốt?

Người bị cao huyết áp nên uống gì thì tốt?

Nếu nhân sâm không phải thức uống lý tưởng cho mọi trường hợp người cao huyết áp thì câu hỏi đặt ra lúc này, người cao huyết áp nên uống nước gì để tốt nhất, kiểm soát bệnh ổn định? Dưới đây là 4 loại nước rất phù hợp cho người tăng huyết áp:

  • Nước lọc: Nước lọc tinh khiết là lựa chọn đơn giản nhưng có lợi cho sức khỏe rất tốt, đặc biệt là với sức khỏe của người bệnh cao huyết áp. Sự mất nước mãn tính khiến mạch máu bị co lại, tim phải làm việc nhiều hơn, huyết áp tăng vọt. Do vậy, người bệnh cao huyết áp cần bổ sung nước lọc đầy đủ, khoảng 5 ly/ ngày (tương đương 1,5-2 lít nước).
  • Nước dứa: Một cốc nước dứa/ ngày giúp tim mạch khỏe mạnh, huyết áp ổn định, tránh những biến chứng như suy tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, người bệnh cao huyết áp không nên uống nước dứa vào buổi tối vì có thể gây lạnh bụng.
  • Nước ép cần tây: Cần tây có rất nhiều công dụng với sức khỏe. Uống nước ép cần tây giúp làm giãn mạch, lợi tiểu, giảm huyết áp. Bạn có thể chế nước ép cần tây pha thêm chút mật ong, uống 3 ly/ ngày, mỗi ly 40ml để hạ huyết áp rất hữu hiệu.
  • Nước ép củ cải đường: Trong củ cải đường chứa hàm lượng Kali, Folate cao, có vai trò quan trọng trong việc hạ huyết áp. Nước ép củ cải đường tốt cho người cao huyết áp. Người bệnh nên uống 1-2 cốc/ ngày để giảm huyết áp ngay lập tức (trong vòng 1 giờ tiêu thụ) và duy trì huyết áp ổn định lâu dài.

3. Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị cao huyết áp

Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị cao huyết áp

Lưu ý trong chế độ ăn uống của người bị cao huyết áp

Ngoài băn khoăn người cao huyết áp uống sâm được không, bạn cần chú ý thêm tới chế độ ăn lành mạnh, khoa học cho người cao huyết áp nhé.

  • Ăn nhiều rau: Chế độ ăn nhiều rau củ quả và chất xơ rất tốt cho tim mạch. Những thực phẩm giàu Kali sẽ giúp cơ thể đạt tỷ lệ kali cao hơn natri, giúp trung hòa natri trong cơ thể, có thể loại bỏ natri trong thận thông qua đường nước tiểu. Từ đó sẽ hạ được huyết áp. Các loại rau có màu xanh như: rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải, cải rổ, rau chân vịt,… là những loại rau rất giàu kali.
  • Hạn chế thịt: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều khiến cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người bệnh cao huyết áp. Thay vì ăn thịt, hãy ăn cá vì trong cá có các loại protein làm giảm huyết áp. Trong 1 tuần nên ăn nhiều cá hơn thịt. Đối với thịt đỏ (trâu, bò, dê, ngựa,…) nên hạn chế ăn hoặc không ăn.
  • Giảm lượng Natri: Người cao huyết áp cần duy trì lượng natri hàng ngày từ 1500-2300mg. Cách tốt nhất để giảm lượng natri là chế biến đồ ăn tươi sạch, hạn chế ăn đồ ăn sẵn, các đồ ăn nhanh.
  • Hạn chế đồ ngọt:  Bánh kẹo ngọt, các loại nước giải khát chứa nhiều đường có thể khiến huyết áp tăng cao, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của tăng huyết áp. Nên ăn  nhiều hoa quả, trái cây vì các thực phẩm bổ sung đường tự nhiên rất tốt.
Người bệnh cao huyết áp băn khoăn không biết có được uống sâm không là điều dễ hiểu, vì đây là loại đại bổ. Tuy nhiên, có uống được hay không bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa theo dõi bệnh lý của mình nữa nhé. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, bạn cần thường xuyên tập thể dục, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi để kiểm soát chỉ số huyết áp của mình nhé.

Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng thêm thực phẩm chức năng bạn có thể tham khảo sản phẩm Pep Iq Up Nhật Bản là sản phẩm bổ não, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ giảm huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch rất tốt. Xem chi tiết sản phẩm  tại: http://nhatban.vn/san-pham/vien-bo-nao-tang-tri-nho-pep-iq-up/

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về việc người cao huyết áp có dùng được nhân sâm không hoặc cần thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ giảm huyết áp, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *