Trước nỗi lo của nhiều người rằng không biết mình có bị mắc bệnh tiểu đường hay không, có một cách thử tiểu đường tại nhà cho kết quả chính xác mà rất dễ thực hiện. Chỉ cần thao tác đúng 7 bước sau đây, bạn sẽ có cơ sở đánh giá về lượng glucose trong máu của mình hàng ngày.

1. Đối tượng cần thử đường huyết tại nhà

Đối tượng cần test tiểu đường tại nhàĐối tượng cần test tiểu đường tại nhà

Theo một thống kê mới nhất về số lượng người mắc bệnh tiểu đường thì có khoảng 65% dân số bị bệnh tiểu đường mà không hề biết mình bị bệnh. Bởi vậy, để phòng ngừa những nguy hiểm của bệnh, cách tốt nhất để phát hiện chính xác mình có bị bệnh không chính là thử tiểu đường. Những đối tượng dưới đây có thể tự thử tiểu đường tại nhà:
  • Phụ nữ đang có thai: Đây là đối tượng hay có lượng đường huyết tăng cao, thường là tiểu đường type 3 hoặc tiểu đường thai kỳ. Các bà bầu cần kiểm tra đường huyết sớm để điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý.
  • Gia đình có người mắc bệnh di truyền: Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mắc tiểu đường thì nguy cơ bạn nhiễm bệnh cũng khá cao vì bệnh tiểu đường là bệnh di truyền. Cho dù bạn có chế độ ăn uống đảm bảo nhưng bệnh di truyền không chừa một ai, bạn không nên chủ quan mà cần test đường huyết tại nhà để yên tâm nhé.
  • Người trung niên và người trên 45 tuổi: Tỷ lệ người già mắc bệnh tiểu đường luôn cao hơn so với lứa tuổi thanh niên, nhất là những người trên 45 tuổi. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống kém khoa học tích tụ trong nhiều năm. Ngoài ra, người cao tuổi hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Người có các triệu chứng của bệnh tiểu đường: Nếu bạn phát hiện mình gặp phải các triệu chứng: thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, thèm ăn, sụt cân nhanh, mắt mờ, sạm da, có vết loét, vết thương lâu lành, ngứa ngáy, mệt mỏi, khó chịu. Nếu xuất hiện đồng thời từ 2-3 triệu chứng này, cần thử tiểu đường ngay lập tức.
  • Người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường: Nếu như bạn đã được bác sĩ cảnh báo hoặc chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hãy chủ động thử tiểu đường tại nhà thường xuyên để kiểm tra và có điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

2. Hướng dẫn cách kiểm tra, thử tiểu đường tại nhà

Các bước kiểm tra tiểu đường tại nhà Các bước kiểm tra tiểu đường tại nhà

Nếu như trước đây test tiểu đường bằng nước tiểu thì hiện nay, khoa học đã chứng minh phương pháp này có một sự sai lệch đáng kể. Phương pháp mới chính xác hơn và được áp dụng rộng rãi phổ biến hiện nay là dùng máy đo đường huyết. Các bước thực hiện trong cách thử tiểu đường tại nhà như sau:
Bước 1: Rửa tay với nước ấm, lau khô trước khi đo.
Bước 2: Lấy kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.
Bước 3: Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn theo hướng dẫn.
Bước 4: Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Hãy thực hiện thao tác này càng nhanh càng tốt để tránh độ ẩm xung quanh ảnh hưởng đến các que khác.
Bước 5: Xoa nhẹ đầu ngón tay để máy lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
Bước 6: Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần đầu que thử trên máy đo.
Bước 7: Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu. Đợi vài giây để xem kết quả đo.
Trên đây là cách thử tiểu đường tại nhà rất đơn giản, kết quả cũng chính xác được nhiều chuyên gia khuyên dùng, ai cũng có thể thực hiện.

3. Cách đọc kết quả đường máu (chỉ số đường huyết)

Sau khi áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà, bạn đọc kết quả theo bảng sau:
Đối tượngTrước bữa ăn2 giờ sau khi ăn
Người bình thường4,0 – 5,9 mmol/lítDưới 7,8 mmol/ lít
Người bệnh tiểu đường type 14,0 – 7,0 mmol/ lítDưới 9,0 mmol/ lít
Người bệnh tiểu đường type 24,0 – 7,0 mmol/ lítDưới 8,5 mmol/ lít
Bệnh tiểu đường trẻ em4,0 – 8,0 mmol/ lítDưới 10 mmol/ lít
Phụ nữ mang thaiDưới 5,3 mmol/ lítDưới 6,7 mmol/ lít

4. Lưu ý quan trọng khi thử tiểu đường tại nhà

Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi test tiểu đường tại nhà

Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi test tiểu đường tại nhà

Áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà có nhiều ý nghĩa, có lợi nhiều. Tuy nhiên, bạn nên chú ý các điều sau để đạt được hiệu quả thử nghiệm tốt nhất:
  • Trước khi thực hiện cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện kiểm tra máu tại nhà. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn cách thực hiện chính xác nhất cho bạn.
  • Khi thử cần ghi chép rõ thời gian, kết quả đạt được cùng những thông tin liên quan đợt test để có cơ sở so sánh, theo dõi mức glucose trong máu. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ đánh giá và lên phác đồ điều trị cho bạn.
  • Bạn không cần thử nghiệm tiểu đường tại nhà nhiều lần liên tục. Quan trọng là bạn tạo được thói quen đo định kỳ, cùng một thời điểm, gắn thời điểm đo với các hoạt động khác trong ngày.
  • Các lần đo khác nhau nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau, không nên đo trên cùng một ngón tay. Đặc biệt, nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay thì không tiến hành lấy máu ở ngón tay đó.
  • Dụng cụ máy đo và que thử phải khớp mã vạch với nhau. Nếu không khớp bạn cần được chuyên viên tư vấn thay đổi loại chuẩn hơn.
  • Các que thử, kim lấy máu tuyệt đối không được tái sử dụng vì điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, mặt khác còn làm sai lệch kết quả đo.

5. Chế độ ăn uống khi lượng đường huyết tăng cao

Chế độ ăn uống khi có dấu hiệu tiểu đườngChế độ ăn uống khi có dấu hiệu tiểu đường

  • Nếu kết quả đo cho thấy dấu hiệu glucose trong máu tăng cao, chứng tỏ chế độ ăn uống của bạn đang có vấn đề. Lúc này, hãy giảm các thực phẩm chứa tinh bột, đường như: cơm trắng, bún, miến, bánh mì, các loại bột khác…
  • Thay vào đó, bạn nên ăn thêm nhiều rau xanh, chất xơ và vitamin tốt cho người bệnh tiểu đường như: trứng, quế, hạt chia, nghệ, sữa chua không đường, súp lơ xanh, giấm táo, dâu tây, tỏi, bí ngô,…
  • Nên nhớ, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không nên uống nước ngọt, nước uống có ga, có cồn. Hãy uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả hàng ngày để bổ sung dưỡng chất nhé.
  • Ngoài ra, cần kết hợp chế độ luyện tập khoa học, bổ sung các viên uống hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như Kikuimo (chiết xuất từ cây cúc vu giúp ổn định đường huyết, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng, chống béo phì).Sản phẩm chức năng cao cấp của Nhật hoàn toàn không gây tác dụng phụ, an toàn tuyệt đối.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có cách thử tiểu đường tại nhà an toàn, chính xác. Chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật thì đây là sự hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan trước bệnh đái tháo đường. Mọi thắc mắc về thực phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường, bạn có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được giải đáp sớm nhất nhé.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *