Các loại đường dành cho người tiểu đường rất phong phú, đa dạng, được khuyến nghị có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường với những giới hạn khác nhau. Vậy ưu điểm và nhược điểm của từng loại ra sao, cần lưu ý điều gì khi sử dụng vào bữa ăn hàng ngày? Xem bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
1. Đường dành cho người tiểu đường có tốt không?
Đường dành cho người tiểu đường có tốt không?
Đối với người bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng quyết định rất nhiều tới việc có kiểm soát được lượng đường huyết hay không. Một trong những điều bác sĩ khuyến cáo bất cứ bệnh nhân tiểu đường mọi mức độ là giảm lượng đường trong chế độ ăn. Vậy các loại đường dành cho người tiểu đường có thực sự tốt với người tiểu đường hay không? Loại đường này có đặc điểm gì, cần lưu ý gì khi sử dụng?
Thông thường chúng ta thường sử dụng đường mía, đường tự nhiên để ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, loại đường này lại có hàm lượng calo rất lớn, khiến insulin phải hoạt động mạnh hơn để chuyển hóa nó. Người bệnh tiểu đường dùng loại đường này rất có hại. Đó là lý do vì sao người bệnh tiểu đường phải sử dụng loại đường dành riêng. Loại đường này là đường nhân tạo, có vị ngọt gấp nhiều lần đường tự nhiên, nhưng không sản sinh hoặc sản sinh rất ít năng lượng.
Điều này đảm bảo người bệnh có thể sử dụng mà vẫn kiểm soát tốt với chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, đừng hiểu lầm rằng sử dụng loại đường này có thể chữa bệnh tiểu đường. Sử dụng quá nhiều đường nhân tạo cũng có thể gây bệnh béo phì. Người bệnh tiểu đường phải được sử dụng với liều lượng, hạn mức phù hợp nhé.
2. Các loại đường dành cho người tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có thể mua đường dành riêng cho người tiểu đường để sử dụng. Sản phẩm có bán rộng rãi trên thị trường. Dưới đây là một số loại đường nhân tạo tham khảo.
2.1. Đường Sucralose
Đường Sucralose
Đường Sucralose dành riêng cho người tiểu đường, được sử dụng với số lượng lớn vì chứa rất ít calo. Độ ngọt cao – gấp 600 lần so với loại đường kính bình thường. Theo FDA, lượng đường sucralose một người có thể hấp thụ hàng ngày là 5mg/ kg trọng lượng cơ thể. (Nghĩa là, người nặng 60kg thì có thể tiêu thụ không quá 300mg).
Ưu điểm:
- Không đổi mùi, không mất vị ngọt dù nấu ở nhiệt độ cao.
- Chứa rất ít calo.
- Có dạng túi 1g sử dụng tiện lợi.
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao so với các sản phẩm cùng loại.
2.2. Đường Saccharin
Saccharin là một chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng rộng rãi, có khả năng tạo vị ngọt nhiều hơn đường kính trắng thông thường từ 200-700 lần. Lượng đường saccharin một người có thể hấp thụ hàng ngày là 15mg/kg trọng lượng, là một trong các loại đường dành cho người bị tiểu đường có giới hạn dùng khá rộng.
Ưu điểm:
- Không chứa calo.
- Không làm tăng đường huyết.
- An toàn, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Giá thành thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với phụ nữ có thai.
2.3. Đường Stevia
Đường Stevia
Stevia là chất làm ngọt tự nhiên, chiết xuất từ cây cỏ ngọt stevia rebaudiana. Người ta tạo ra loại đường bằng cách chiết lấy hợp chất hóa học có tên glycoside steviol từ lá của cây cỏ ngọt. Đây là sản phẩm đường đã qua tinh chế và chế biến, vị ngọt gấp 300 lần so với đường kính trắng chúng ta vẫn hay sử dụng. Lượng đường Stevia một người có thể hấp thụ hàng ngày là 4mg/ trọng lượng cơ thể.
Ưu điểm:
- Không chứa calo.
- Không làm tăng đường trong máu.
- Ngọt hơn đường kính trắng nhiều nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ.
- Được công nhận an toàn với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với một số sản phẩm trên thị trường.
- Có một chút vị đắng khiến người dùng cảm thấy khó chịu.
- Một số nhà sản xuất thêm hương liệu vào để giảm vị đắng, điều này có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của cỏ ngọt nguyên chất.
- Một số người cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, đau bụng sau khi sử dụng.
2.4. Đường Aspartame
Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo rất phổ biến, ngọt hơn đường kính trắng khoảng 200 lần, được sử dụng để thêm vào nhiều loại thực phẩm, nhất là đồ ăn kiêng. Lượng đường Aspartame có thể hấp thụ hàng ngày là 50mg/ kg trọng lượng, giới hạn sử dụng trong một ngày khá lớn.
Ưu điểm:
- Chứa ít năng lượng
- Ngọt hơn đường kính trắng nhiều nên chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ
Nhược điểm:
- Dễ bị phân hủy (thay đổi màu sắc, mùi vị) khi ở nhiệt độ cao nên chỉ thích hợp với đồ ăn, đồ uống nguội.
- Không sử dụng được cho người bệnh tiểu đường bị bệnh phenylceton niệu.
2.5. Đường Palatinose
Đường Palatinose
Đường Palatinose là loại đường đôi, tạo thành từ 2 loại đường đơn là glucose và fructose. Nhờ liên kết glycoside bền vững mà đường này bị phân hủy chậm, hấp thu vào máu chậm, tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột. Loại đường này khá an toàn với người bệnh tiểu đường.
Ưu điểm:
- Cung cấp năng lượng từ từ, ổn định
- Giảm nguy cơ béo phì nhờ sự oxy hóa mỡ
- Không gây sâu răng, an toàn cho người sử dụng, nhất là phụ nữ có thai bị tiểu đường thai kỳ.
- Cải thiện việc chuyển hóa đường của cơ thể, cung cấp năng lượng cho não, không tác động mạnh tới insulin, thích hợp với người tiểu đường
Nhược điểm:
- Có thể gây tăng đường huyết.
2.6. Đường Acesulfame Potassium
Acesulfame potassium là chất tạo ngọt nhân tạo, ngọt hơn đường kính trắng khoảng 200 lần. Đường có vị đắng nên khi sản xuất, người ta thường kết hợp acesulfame potassium với các loại đường khác để bớt vị đắng. Lượng đường một người có thể hấp thụ hàng ngày là 15mg/ kg trọng lượng cơ thể.
Ưu điểm:
- Hàm lượng calo thấp.
- Ngọt hơn đường kính trắng thông thường nhiều lần.
- Được chứng nhận an toàn bởi Cục quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Hoa Kỳ.
Nhược điểm:
- Sử dụng nhiều loại đường này có thể gây tăng cân.
3. Những lưu ý về chế độ ăn của người bị đái tháo đường
Những lưu ý về chế độ ăn của người bị đái tháo đường
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Vì thế, cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Các chất dinh dưỡng sẽ tạo ra năng lượng đảm bảo hoạt động sống, vận động cơ thể. Thực phẩm chứa Glucid, Protid, Lipid là những nguồn năng lượng chính cần được bổ sung.
- Nên duy trì bữa ăn đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, thịt ăn tối đa trong 2 bữa
- Không ăn đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, chiên, rang. Nên ăn thức ăn dạng luộc, hấp, chế biến ít.
- Không bỏ bữa, không nên ăn quá ít, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể, khi ăn nên nhai chậm và kỹ
- Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng, trừ trường hợp phải tiêm insulin cữ tối.
- Nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng để cân bằng lượng glucose có trong cơ thể.
- Nên uống đủ nước để cung cấp cho cơ thể, tránh đường huyết tăng cao.
- Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng tăng.
- Bên cạnh việc chú trọng tới ăn uống cho người bệnh tiểu đường, mọi người có thể áp dụng một số bài vận động như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây nhé. Nên vận động nhẹ nhàng, không nên tập quá sức.
Khi sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường, bạn cũng cần theo dõi sát sao chỉ số đường huyết của mình hàng ngày để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì cần giải đáp liên quan tới đường cho người bệnh tiểu đường hãy liên hệ với Shop Nhật Bản để được hỗ trợ sớm nhất nhé.