1. Biểu hiện thiếu canxi ở trẻ
Biểu hiện thiếu canxi ở trẻ
- Trẻ ngủ không ngon giấc, ngủ hay quấy khóc: Canxi tham gia vào việc điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn, ức chế của vỏ não, tham gia vào việc phóng thích chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Vì thế, trẻ bị thiếu canxi thường có biểu hiện trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc, ngủ mơ màng.
- Nôn trớ, nấc cụt, ọc sữa: Thiếu canxi không chỉ thể hiện ở hệ xương, thần kinh mà còn gây hiện tượng co thắt thanh quản, gây khó thở, co thắt dạ dày dẫn đến hiện tượng nấc cụt, ọc sữa, nôn trớ đồ ăn ở trẻ em.
- Ra mồ hôi trộm, nhất là vào ban đêm: Vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Vì thế, khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin D cũng khiến thiếu canxi, trẻ sẽ bị ra nhiều mồ hôi hơn so với những đứa trẻ khác, nhất là ở trán, cổ, lưng, gáy. Bé thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh do mồ hôi thấm ướt quần áo không được lau khô. Dân gian gọi đây là hiện tượng ra mồ hôi trộm.
- Chậm mọc răng, sâu răng: Nếu bạn nhận thấy trẻ mọc răng chậm hơn các bạn cùng tuổi, rất có thể bé đang bị thiếu canxi. Ngoài ra, biểu hiện thiếu canxi ở trẻ còn thể hiện ở việc răng mọc không thẳng hàng, lộn xộn, răng nhỏ, răng dễ rụng, dễ sâu dù cha mẹ giữ gìn, vệ sinh răng miệng chu đáo đến mức nào.
- Trẻ biết đi muộn: Có thể bạn không biết, việc thiếu canxi ở trẻ dưới 1 tuổi hầu hết thể hiện nhiều ở khu vực chân. Nếu bé đang tập đi mà bị thiếu canxi sẽ nhận thấy chân cong, cơ bắp lỏng, xương yếu làm bé lẫy, bò, đứng muộn hơn các bạn đồng trang lứa.
- Rụng tóc vành khăn: Thiếu vitamin D làm cho việc chuyển hóa canxi trong cơ thể bị chậm lại, biểu hiện rõ ra ngoài chính là hiện tượng bé rụng tóc vành khăn (ở những trẻ khoảng 1 tuổi). Nếu cha mẹ không bổ sung canxi đầy đủ sau này có nguy cơ bị còi xương, gầy hơn các bạn khác.
- Hay bị đau mỏi chân tay: Thiếu canxi, xương yếu hơn, hệ xương không được phát triển tối đa. Đối với những trẻ thích vận động, cả năng lượng cơ thể sẽ dồn xuống đôi chân. Xương ở chân không được cung cấp đủ canxi sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận động của trẻ, trẻ dễ bị mỏi chân tay, chuột rút. Biểu hiện thiếu canxi ở trẻ em này có thể dễ dàng nhận biết ở những trẻ 1,5-2 tuổi trở lên, khi đã biết đứng, biết chạy.
- Nhận thức chậm chạp, khí thích ứng, không tập trung: Biểu hiện bé thiếu canxi khác như trẻ bị rối loạn tâm lý, không tập trung, nhận thức chậm hơn so với các trẻ khác, phản xạ cũng kém hơn. Trong trường hợp thiếu canxi trầm trọng, nhiều bé còn không quan tâm tới mọi vật và mọi người bên cạnh.
- Thóp liền chậm, muộn: Thường gặp ở trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi. Giai đoạn này bé lấy canxi chủ yếu trong sữa mẹ. Ở trẻ bình thường, vùng thóp sẽ đầy lên khi bé đủ 1-1,5 tuổi. Nhưng nếu bé thiếu canxi, trẻ sẽ bị còi xương, vùng thóp này càng lâu liền hơn, não phát triển to bất thường.
2. Nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ nhỏ
- Thiếu canxi khi còn trong bụng mẹ: Khi trẻ còn là một bài thai trong bụng mẹ, trẻ cũng cần một lượng lớn canxi cho sự hình thành và phát triển hệ xương ban đầu. Lúc này, nguồn canxi chủ yếu được lấy từ cơ thể của mẹ. Nếu mẹ không được bổ sung đủ canxi hoặc bổ sung nhưng không đáp ứng nhu cầu cơ thể cần dễ gây ra hiện tượng bé thiếu hụt canxi, kèm theo một số bệnh lý của thai kỳ như: canxi hóa nhau thai, vôi hóa nhau.
- Trẻ bị ngạt khi sinh nở: Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi mẹ đi sinh gặp các sự cố như trẻ bị ngạt có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu, chuyển hóa các chất ở trẻ, thậm chí có những trường hợp bé bị bệnh nguy hiểm.
- Bổ sung canxi cho bé và mẹ sau sinh: Sau sinh, mẹ thường quên bổ sung canxi cho chính mình, chỉ tập trung bổ sung cho bé khiến bé bỏ lỡ một nguồn canxi lành mạnh từ sữa mẹ. Việc bổ sung các thực phẩm giàu canxi cũng giúp đáp ứng khoảng 20-30% nhu cầu bé cần mỗi ngày. Nên mẹ hãy chú ý bổ sung canxi cho cả mình nữa nhé.
- Thiếu hoặc rối loạn chuyển hóa Vitamin D: Vitamin D là chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, chuyển hóa canxi không bị ngưng trệ. Nếu để tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D xảy ra, canxi có bổ sung nhiều cũng không được hấp thu và chuyển hóa. Cha mẹ có thể cho bé tắm nắng thường xuyên. Ánh sáng mặt trời là yếu tố xúc tác cho sự tổng hợp vitamin D3, cần thiết cho sự chuyển hóa, hấp thu canxi cho cơ thể.
3. Cách bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
Cách bổ sung canxi cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
- Cải thiện khẩu phần ăn uống cho mẹ: Bổ sung các loại sữa, chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,…Ăn đa dạng các loại hạt, ngũ cốc giàu canxi như hạt đậu, hạt mè, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó,…Không thể thiếu các loại rau xanh sẫm như rau cải thìa, cải ngồng, cải xoăn, cải bó xôi, rau chân vịt trong bữa ăn hàng ngày của mẹ bỉm. Ăn các loại hải sản như: tôm, cua, ốc, hến, nghêu,…
- Tắm nắng đúng cách: Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng hoặc buổi chiều vì đây là thời điểm ánh nắng mặt trời cung cấp nhiều vitamin D. Khi tắm nắng, cho trẻ mặc quần áo mỏng để dễ tiếp xúc với ánh nắng hiệu quả nhất mà không khiến bé bị rát da. Việc tắm nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi rất quan trọng cho việc tổng hợp tiền vitamin D và sự chuyển hóa canxi.
- Bổ sung canxi, vitamin D: Bằng thực phẩm chức năng, các loại sữa, thuốc bổ để hạn chế tối đa những biểu hiện thiếu canxi ở trẻ, mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các chế phẩm bổ sung như kẹo canxi giúp tăng trưởng chiều cao,… giảm tình trạng thiếu canxi ở giai đoạn tăng nhu cầu canxi, ngăn ngừa còi xương, chậm lớn ở trẻ em.