Ước tính các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường xảy ra ở khoảng 50% người bệnh tiểu đường. Đây là biến chứng phổ biến, để lại hậu quả nguy hiểm, người bệnh thậm chí phải đối mặt với nguy cơ cắt cụt chi. Để kiểm soát biến chứng thần kinh ở bệnh đái tháo đường, bạn cần chủ động nắm bắt trong tay các “tác nhân” khiến bệnh trở nặng dưới đây.

1. Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là gì?

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là gì?

Bác sĩ CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: Biến chứng thần kinh của đái tháo đường là biến chứng phổ biến ở đái tháo đường type 1 và type 2, khi lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể.

Các sợi thần kinh trên toàn cơ thể đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Hơn nữa, tình trạng đường huyết cao trong thời gian kéo dài khiến mạch máu nuôi dưỡng thường bị chít hẹp khiến các dây thần kinh không được cung cấp đủ dưỡng chất, dần dần thoái hóa.

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ biến chứng thần kinh cao gấp 23 lần so với bình thường và trung bình có đến khoảng 60 – 70% bệnh nhân tiểu đường mắc biến chứng thần kinh.

2. Triệu chứng của biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường

Triệu chứng của biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường
Triệu chứng của biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường

Bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào cũng đều bị tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn với những người không kiểm soát tốt đường huyết, trên 40 tuổi, mắc tiểu đường lâu năm,… Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà triệu chứng ở người bệnh sẽ khác nhau. 

Ban đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, thay đổi tùy theo cơ quan tổn thương nên người bệnh không biết cho đến khi tổn thương nặng xuất hiện. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh là ở các dây thần kinh chi trên và chi dưới.

Có 4 loại tổn thương thần kinh đái tháo đường cụ thể như sau:

2.1. Tổn thương đa dây thần kinh ngoại vi

Đây là biến chứng phổ biến nhất, khoảng ⅓ -½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. 

Bệnh thường xảy ra ở bàn chân, cẳng chân, sau đó là bàn tay và cánh tay. Triệu chứng bệnh thường đối xứng cả 2 bên chi, như:

  • Da khô, xanh nhạt.
  • Đổ mồ hôi bất thường.
  • Khó ngủ vì mỏi chân và đau chân.
  • Cảm giác bị tê, châm chích, kiến bò.
  • Mất thăng bằng và phối hợp động tác.
  • Yếu cơ, co cứng như không thể cầm vật gì được.
  • Bất thường về huyết áp, mạch nhanh – chậm không ổn định.
  • Cảm giác bàn chân bì bì, không nhận biết khi tiếp xúc đất hay bị rơi dép
  • Ngứa ran, bỏng rát, đau buốt, nhạy cảm với những thứ chạm vào. Đôi khi, triệu chứng có thể nặng hơn vào ban đêm.

2.2. Bệnh đơn dây thần kinh (bệnh thần kinh cục bộ)

Với biến chứng này sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh đơn lẻ, có thể là thần kinh sọ não hoặc thần kinh ở tay, đầu, thân mình hoặc chân.

Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột, ở người lớn. Bệnh lý đơn dây thần kinh đặc trưng bởi đau, yếu, và dị cảm trong vùng chi phối của dây thần kinh đó. Lúc đầu có thể cảm thấy đau nhiều ở vùng tổn thương nhưng thường tự hết sau vài tuần hoặc vài tháng.

Thường gặp nhất là các tổn thương chèn ép dây thần kinh như hội chứng ống cổ tay gây đau, tê, teo cơ bàn tay. Các dạng tổn thương thần kinh khu trú khác ít gặp. 

Các triệu chứng phổ biến là:

  • Nhìn đôi, đau sau hốc mắt
  • Liệt dây thần kinh mặt một bên, liệt thần kinh vận nhãn gây lác mắt
  • Đau ở cẳng chân, bàn chân, mặt trước đùi
  • Đau vùng ngực, đau bụng
  • Hội chứng ống cổ tay (dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay)

2.3. Tổn thương dây thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ điều hòa các quá trình sinh lý. Sự điều hòa xảy ra tự động, không có sự kiểm soát của ý thức. Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát tim, bàng quang, dạ dày, ruột, cơ quan sinh dục và mắt.

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở bất kỳ khu vực nào, gây ra các tình trạng như:

  • Tăng tiết/ giảm tiết mồ hôi bất thường.
  • Nặng nhất là mất khả năng nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của hạ đường huyết, dẫn đến hôn mê, hạ đường huyết.
  • Hệ tim mạch: Nhịp tim đập nhanh khi nghỉ, hạ huyết áp đột ngột sau khi ngồi hoặc đứng có thể gây choáng hoặc ngất xỉu, hạ đường huyết không nhận thức.
  • Hệ sinh dục: Ở nam giới: Rối loạn cương dương, xuất tinh ngược. Ở nữ giới: Giảm ham muốn, giảm tiết dịch nhờn, khô âm đạo, đau tăng khi giao hợp.
  • Hệ tiết niệu: Gây ra bệnh bàng quang thần kinh, người bệnh có triệu chứng tiểu không kiểm soát, tiểu đêm nhiều, tiểu rắt, tiểu gấp, bí tiểu, dòng nước tiểu yếu.
  • Hệ tiêu hóa: Bệnh tác động lên bất cứ phần nào của hệ tiêu hóa như rối loạn vận động thực quản, gây khó nuốt, chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn nôn, táo bón, đi phân lỏng, đi đại tiện không tự chủ.

2.4. Bệnh đám rối – rễ thần kinh

Rễ thần kinh là phần đoạn đầu của một dây thần kinh khi rời khỏi hệ thống thần kinh trung ương từ tủy sống. Bệnh rễ thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, hông, mông, chân.

Biến chứng thần kinh của bệnh đái tháo đường này phổ biến hơn ở bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 và người lớn tuổi.

Bệnh thường biểu hiện đau ở một bên đùi, sụt cân, sau đó là yếu vận động. Điều đáng mừng là khi điều trị các biến chứng theo phác đồ chuẩn chỉ thì theo thời gian, hầu hết người bệnh có thể cải thiện sức khỏe một phần.

3. Điều trị biến chứng thần kinh trên bệnh nhân tiểu đường

Điều trị biến chứng thần kinh trên bệnh nhân tiểu đường
Điều trị biến chứng thần kinh trên bệnh nhân tiểu đường

Mặc dù biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn các biến chứng thần kinh này nhưng các phương pháp điều trị đều hướng đến mục đích làm chậm diễn biến của bệnh, giúp bệnh nhân giảm đau và phục hồi chức năng thần kinh.

3.1. Kiểm soát chặt chẽ glucose trong máu

Glucose trong máu rất quan trọng, nó giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Khi glucose trong máu không đủ là nguyên nhân vì sao chúng ta hay cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, có khi bị ngất vì lượng đường trong máu không đủ dẫn đến dẫn đến “hạ đường huyết”. Kiểm soát glucose máu tích cực có thể làm giảm nguy cơ diễn tiến của bệnh khoảng 60%. Mục tiêu kiểm soát glucose máu cần đạt:

  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn. 
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng. 
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.
  • HbA1c <7%

3.2. Chăm sóc kỹ bàn chân đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường khi bị tổn thương loét bàn chân có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 10-15 lần so với người bình thường. Đặc biệt, khi bị bội nhiễm, tổn thương loét làm tăng nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, hầu hết các tổn thương này đều có thể phòng ngừa được nếu người bệnh biết cách chăm sóc biến chứng loét tiểu đường.

  • Vệ sinh bàn chân mỗi ngày
    • Giữ chân sạch và khô, đặc biệt là vùng kẽ ngón.
    • Sau khi rửa sạch, cần lau khô chân bằng khăn bông mềm thấm nước. Lau nhẹ nhàng từ gót chân, lòng bàn chân, mu bàn chân và các kẽ chân.
    • Người bệnh tiểu đường cần rửa sạch chân mỗi ngày. Dùng nước ấm khoảng 37 độ C, không nên ngâm chân vì các biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường sẽ khiến cho người bệnh không cảm nhận được nhiệt độ nước cao hay thấp. Nếu ngâm chân quá lâu trong nước nóng dễ bị bỏng, rát.
  • Nếu da khô có thể dùng kem dưỡng ẩm
    • Nếu da chân khô, nứt nẻ có thể thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm da.
    • Thoa kem ở gót chân, mu bàn chân, lòng bàn chân
    • Không thoa kem ở kẽ chân vì có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Kiểm tra chân mỗi ngày
    • Thường xuyên kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm những bất thường
    • Chọn nơi có nhiều ánh sáng, có thể sử dụng gương để xem lòng bàn chân
    • Ở những vị trí bàn chân khó có thể nhìn thấy hoặc mắt người bệnh yếu thì cần nhờ người thân kiểm tra giúp.
  • Cắt và mài nhẵn móng chân nhẹ nhàng
    • Không nên lấy khóe móng chân vì có thể gây tổn thương ngón chân.
    • Nên cắt móng chân ngang, sau khi cắt móng thì dũa móng để dũa nhẵn.
    • Người bệnh tiểu đường không để móng chân dài, có góc cạnh sắc nhọn dễ gây chảy máu bàn chân, lật móng chân.
  • Không đi chân đất
    • Nên mang giày dép khi đi lại trong nhà để tránh bụi bẩn làm tăng nguy cơ va chạm với vật cứng gây tổn thương, nhiễm khuẩn.
    • Không đi chân đất ra ngoài.
  • Chọn tất mềm, thoải mái
    • Chọn tất mềm, đường may không quá cộm, không quá chặt.
    • Thường xuyên thay tất, không mang tất khi chân hoặc tất còn ẩm ướt.
    • Chân có nhiều mảng chai không nên tự ý dùng các dụng cụ sắc nhọn để loại bỏ vì có thể làm tổn thương chân.
  • Giữ cho mạch máu lưu thông
    • Nên nâng cao chân khi ngồi bằng ghế, cử động xoay bàn chân, mắt cá chân nhẹ nhàng.
    • Người bệnh không ngồi vắt chéo chân ở bắp đùi hay vắt chéo ngay cổ chân làm chèn mạch máu, quá trình lưu thông máu bị hạn chế.
  • Tập thể dục thường xuyên
    • Mục đích giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, tăng cường sức khỏe. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…

3.3. Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh đái tháo đường thường bị đau khớp, cứng khớp, đau nhức tay chân hơn, chủ yếu do tình trạng tăng đường huyết gây ra. 

Các thuốc kháng viêm giảm đau như Ibuprofen, thuốc chống thoái hóa khớp Glucosamin vẫn có thể dùng được cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các loại thuốc giảm đau có nguy cơ ảnh hưởng tới gan, thận và dạ dày nên nếu sử dụng thuốc giảm đau, bạn cần được bác sĩ kê liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

3.4. Điều trị các biến chứng và phục hồi chức năng

Các biến chứng của bệnh lý thần kinh đái tháo đường thường gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Những biến chứng cần được theo dõi điều trị ở các cơ sở chuyên khoa: 

  • Hạ áp tư thế.
  • Rối loạn cương.
  • Rối loạn nhu động dạ dày.
  • Loét chân do đái tháo đường.
  • Bàng quang thần kinh gây ứ đọng nước tiểu, tiểu không hết, nhiễm trùng tiểu.

3.5. Ăn uống điều độ, duy trì cân nặng ở mức vừa phải

Người bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp, mức cholesterol trong máu. Mục tiêu hướng đến là kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

  • Nên chọn thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, các loại đậu hạt, sữa,…
  • Không nên ăn nhiều muối, tối đa 6g muối/ ngày vì muối làm tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến, thay đạm động vật bằng đạm thực vật. Nên chọn các loại như trứng, cá, các loại đậu,…
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả để bổ sung các vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nên dùng nguyên quả, hạn chế dùng nước ép để giữ lại phần chất xơ trong trái cây, làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu.
  • Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).

Để phòng ngừa biến chứng thần kinh đái tháo đường, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết, thường xuyên theo dõi đường huyết và huyết áp, ăn uống điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tập luyện thể dục thường xuyên và chăm sóc bàn chân, ngưng thuốc lá, hạn chế thức uống chứa cồn, khám sức khỏe đúng định kỳ.

4. Phát hiện kịp thời biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Phát hiện kịp thời biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Phát hiện kịp thời biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ khiến các dây thần kinh bị tổn thương, đặc biệt là những dây thần kinh ở chi trên và chi dưới. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau, tê ở bộ phận này.

Biểu hiện biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. Ở giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng hoặc khó phát hiện.

Vì thế, người bệnh tiểu đường cần thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần để bác sĩ có thể theo dõi, phát hiện bất thường thông qua một số biện pháp kiểm tra cụ thể như:

  • Biện pháp phát hiện biến chứng thần kinh ngoại vi
    • Thăm khám tổn thương ở chân như các vết chai, vết khô nứt, mụn nước
    • Bác sĩ sử dụng 1 sợi cước ngắn để chạm vào 1 số điểm ở bàn chân, nếu người bệnh không cảm nhận được thì có thể có tổn thương thần kinh ngoại vi.
  • Biện pháp phát hiện biến chứng thần kinh tự chủ
    • Kiểm tra sự tiết mồ hôi của da, huyết áp thay đổi ra sao,…
  • Biện pháp khác
    • Đo điện cơ
    • Định lượng cảm giác về độ rung
    • Sự thay đổi về nhiệt
    • Đo vận tốc dẫn truyền thần kinh.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Trong số các viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường, sản phẩm Kikuimo Seikatsu hộp 450 viên là sản phẩm cao cấp Nhật Bản với lịch sử gần 40 năm được tin dùng tại nhiều quốc gia, được các chuyên gia đánh giá cao có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Nhờ áp dụng công nghệ tuyển chọn nguyên liệu hiệu đại, hàm lượng Inulin tự nhiên trong viên uống Kikuimo Seikatsu được cô đặc từ củ Cúc vu Nhật Bản đạt độ đậm lên đến 60%.

Kikuimo Seikatsu giúp ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng tiểu đường như: hoại tử tay chân, tê khớp bàn tay, đục thủy tinh thể, xơ cứng động mạch, huyết áp, biến chứng thận,… Một số biến chứng được phục hồi rõ rệt khi sử dụng Kikuimo tối thiểu 2 – 3 tháng như biến chứng tê khớp bàn tay, bàn chân, huyết áp. Sản phẩm không gây tác dụng phụ, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đường Kikuimo Seikatsu
Shop Nhật Bản – Địa chỉ mua thuốc tiểu đường uy tín tại Hà Nội

Xem thêm

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường tương đối phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh ít khi gây tử vong nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra việc cắt cụt chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Cảnh giác với các biến chứng này nhờ áp dụng các phương pháp, chỉ dẫn của bác sĩ giúp bạn sống chủ động và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nếu cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin gì liên quan tới biến chứng bệnh tiểu đường hay sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có thể liên hệ với Shop Nhật Bản để được giải đáp sớm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *