Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng ăn gì để bảo vệ động mạch, ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu là vấn đề được bệnh nhân hết sức lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điểm nhanh các loại thực phẩm nên ăn hữu ích.

Bệnh thiếu máu cơ tim hay gọi là bệnh động mạch vành hay bệnh mạch vành tim, là một tình trạng gây ra do động mạch vành bị hẹp, làm hạn chế cung cấp máu, oxy, các chất dinh dưỡng cho tim. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, người hút thuốc lá nhiều, người bị tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì.

Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn giảm khả năng gắng sức trong lao động, hoạt động thể chất và tâm lý người bệnh, giấc ngủ, hạnh phúc gia đình. Do đó, để phòng ngừa và giúp thuyên giảm bệnh, bạn hãy tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống hợp lý nhé.

1. Rau xanh và hoa quả tươi

Rau xanh và hoa quả tươi

Rau xanh và hoa quả tươi

Rau củ quả là nguồn dồi dào chất xơ, vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa nhưng lại ít calo. Không những thế, thành phần trong rau xanh, hoa quả còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể như vitamin A, B, C, E, sắt, magie,… cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất, nuôi dưỡng tế bào khỏe mạnh. Người bị bệnh thiếu máu cơ tim ăn rau xanh cùng hoa quả tươi sẽ làm giảm lượng mỡ xấu LDL trong máu, ngăn cản cơ thể nạp nhiều thực phẩm giàu calo, bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa.

Bạn có thể chế biến các loại rau xanh, củ quả bằng các cách khác nhau để thưởng thức như: làm salad, ăn bữa phụ, làm sinh tố, món ăn khai vị. Đừng quên, hạn chế cho đường, muối trong nước sốt, rau xào, tẩm bột, siro trái cây hoặc trái cây đông lạnh nhé. Một số loại quả tốt cho người thiếu máu cơ tim cục bộ như:

  • Quả chanh: tác dụng giảm cholesterol trong máu, giữ động mạch trở nên thông thoáng. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C cao có tác dụng chống oxy hóa mạnh, cải thiện huyết áp, giảm viêm lòng mạch máu.
  • Quả lựu: Loại quả này giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ hệ thống tuần hoàn khỏi sự oxy hóa gây hại, nguyên nhân tạo ra sự tích tụ mảng bám, cục máu đông trong lòng động mạch.

2. Ngũ cốc

Ngũ cốc

Ngũ cốc

Người bị thiếu máu cơ tim, mắc những bệnh liên quan tới tim mạch, đặc biệt phải chú ý tới việc kiểm soát cholesterol, huyết áp, đường trong máu, cân nặng. Một chế độ ăn duy trì cân nặng, tiểu đường, lành mạnh thì ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, đậu lăng không còn xa lạ. Những thực phẩm này có chỉ số đường huyết thấp, lượng protein cao, các dưỡng chất giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu hiệu quả hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim, cơ thể luôn khỏe mạnh.

Nên dùng các loại ngũ cốc còn nguyên vỏ cám, lượng vitamin nhóm B dồi dào, chất xơ tự nhiên trong vỏ cám có lợi cho việc kiểm soát lượng đường, huyết áp cùng mỡ máu. Những loại ngũ cốc điển hình như: gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì đen, mì ống, khoai lang. Đặc biệt, men gạo đỏ là sản phẩm lên men của gạo lứt đỏ với men cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ bị đau tim.

3. Protein nạc trong thịt trắng

Protein nạc trong thịt trắng

Protein nạc trong thịt trắng

Tương tự như chất béo, protein nạc cũng là chất quan trọng tham gia bảo vệ cơ thể. Protein là nguồn thực phẩm cung cấp lượng protein cao, hàm lượng chất béo và cholesterol thấp.

Protein nạc trong thịt trắng giúp ổn định huyết áp, phòng tránh xơ vữa. Người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên cân bằng bữa ăn với các loại thịt trắng như thịt heo nạc, thịt da cầm bỏ da, cá tuyết, ức gà, tôm,…

4. Sữa không béo hoặc ít béo

Sữa không béo hoặc ít béo

Sữa không béo hoặc ít béo
Khi mắc bệnh cơ tim, việc tìm hiểu bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì để ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa được nhiều bệnh nhân quan tâm. Người bị thiếu máu cục bộ nên chọn loại sữa ít béo như sữa đậu nành, sữa chua không béo hoặc phô mai ít béo. Sữa rất giàu kali, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Sữa bò: Chứa hàm lượng calo, chất béo bão hòa và cholesterol phong phú. Tuy nhiên, vì sữa chưa qua tiệt trùng nên có thể chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella, Listeria, E.coli nên phụ nữ có thai và trẻ nhỏ không nên dùng.
  • Sữa đậu nành: Lựa chọn hoàn hảo cho người mắc bệnh tim. Đây là một dạng sữa từ thực vật, không có nhiều cholesterol cũng chỉ chứa hàm lượng rất ít chất béo bão hòa nên tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim.
  • Sữa hạnh nhân: Không chứa chất béo, không cholesterol tốt cho tim mạch. Trong sữa này còn chứa một hàm lượng axit béo không bão hòa đa phong phú với tác dụng làm giảm cholesterol xấu, giảm viêm, cải thiện chức năng não bộ.
  • Sữa gạo: Không có chất béo bão hòa, cholesterol nên thích hợp cho người mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nếu bạn đã nhận quá nhiều protein thì nên dùng sữa gạo vì khi carbohydrate trong thức ăn không được sử dụng hết sẽ chuyển hóa thành cholesterol xấu không tốt cho sức khỏe.

5. Thực phẩm bổ sung Omega-3

Thực phẩm bổ sung Omega-3

Thực phẩm bổ sung Omega-3

Omega-3 được tìm thấy chủ yếu trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ có lợi cho trái tim của người khỏe mạnh và người có vấn đề về tim mạch. Omega-3 thấp hơn triglycerid (chất béo trong máu lưu thông cùng với cholesterol) làm chậm sự tích tụ mảng bám trong động mạch, có thể làm giảm nguy cơ nhịp tim bất thường. Đối với người thiếu máu cơ tim, việc kiểm soát cholesterol, huyết áp và cân nặng là điều cần thiết.

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì cần phải chú ý kiêng cữ những thực phẩm cần tránh dưới đây:.

  • Muối: Dù muối là thành phần không thể thiếu để nêm nếm trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.
  • Đường: Khi đưa một lượng lớn đường vào cơ thể, hormone insulin sẽ làm giảm lượng đường trong máu về bình thường bằng nhiều cách. Một trong số đó là chuyển hóa đường thành chất béo. Người mắc bệnh tim mạch cần hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn, thay vào đó nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt nhé.
  • Chất béo có hại: Mỡ động vật vì đây là nguyên liệu chính hình thành nên mảng xơ vữa trong bệnh thiếu máu cơ tim. Việc cắt giảm các chất béo có hại này là cách trực tiếp nhất khiến cho mức độ tắc hẹp của mạch vành không tăng lên và ngăn ngừa được hình thành vị trí hẹp mới.
  • Chất kích thích: Các chất kích thích có tác động xấu tới tim như tinh bột tinh chế, lại không hề có chất xơ và dinh dưỡng. Mặt khác còn làm tăng cân nhanh, có chất bảo quản, chất tạo màu, điều vị, cocain, cafein,… làm tăng mức độ co thắt mạch máu, khiến bệnh thiếu máu cơ tim trầm trọng hơn.

Việc điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cần phải tuân thủ các biện pháp khác mang lại giá trị điều trị tốt nhất. Chú ý tới việc bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì, tập luyện chế độ ra sao, cần duy trì những thói quen nào, bỏ thói quen nào là điều hết sức quan trọng. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất, phòng ngừa nguy cơ suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *