Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi là căn cứ quan trọng giúp các bậc cha mẹ theo dõi được tình trạng thể chất của trẻ. Từ bảng này, cha mẹ sẽ có những điều chỉnh phù hợp về chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể của trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

1. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi (từ 10-18 tuổi)

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi đóng vai trò rất quan trọng. Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, trong độ tuổi từ 10-18 của trẻ, cha mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của con một cách đầy đủ, thường xuyên. Dưới đây là bảng chỉ số chuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới WTO:
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi
Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trên 10 tuổi nhằm 2 mục đích chính dưới đây:
  • Nắm bắt được tình trạng phát triển để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe của trẻ.
  • Phát hiện sớm những bất thường trong sự phát triển của trẻ, từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi chế độ chăm sóc trẻ sao cho phù hợp.
Theo bảng chiều cao cân nặng trẻ trên 10 tuổi trên đây có thể thấy rằng, giai đoạn từ 13-18 là độ tuổi phát triển nhanh về thể chất của trẻ, điều đó thể hiện trong các chỉ số cân nặng và chiều cao. Bên cạnh đó, sự phát triển của hai giới nam – nữ cũng có sự khác biệt.
  • Các bé gái có sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng thường chậm hơn bé trai. Trung bình mỗi năm cân nặng sẽ tăng đều từ 4-5kg trong giai đoạn 10-15 tuổi; giai đoạn 15-18 tăng chậm hơn, mỗi năm tăng khoảng 1kg . Trong khi đó, chiều cao sẽ có xu hướng tăng nhanh ở các năm từ 10-14 tuổi, mỗi năm tăng khoảng 4-5cm; từ 14-18 tuổi thì chỉ số chiều cao tăng chậm, chỉ tăng khoảng 1-2cm mỗi năm. Đến 17-18 tuổi chiều cao sẽ chững lại, đa số các bé gái không thể cao thêm nữa.
  • Các bé trai có sự phát triển cân nặng và chiều cao nhanh hơn so với bé gái. Cân nặng tăng đều qua các năm, mỗi năm tăng khoảng 4-6kg. Chỉ số chiều cao cũng tăng đều, từ năm 10-14 tuổi, mỗi năm tăng từ 5-7cm; giai đoạn 14-18 tuổi sẽ tăng chậm hơn, mỗi năm chỉ tăng khoảng 2-3cm.
  • Nhìn chung, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ từ 1-18 tuổi qua mỗi năm không giống nhau, mỗi trẻ sẽ có những năm tăng trưởng và tích lũy khác nhau. Do đó, nếu cha mẹ muốn nắm được toàn diện sự phát triển của trẻ thì cần theo dõi chi tiết, ghi lại và đối chiếu giữa các năm.
Xem thêm:

Top 15 loại sữa tăng chiều cao cho bé

10 + Cách tăng chiều cao ở tuổi 12 hiệu quả nhất

Thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao

2. Hướng dẫn cách đo chi tiết chiều cao và cân nặng của trẻ

Cách đo chiều cao cho trẻ

Cách đo chiều cao cho trẻ

Mỗi một giai đoạn phát triển của trẻ, bạn nên đo chiều cao và cân nặng một cách chi tiết. Số liệu này được giữ lại và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi. Dưới đây là hưóng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
– Đo chiều cao:
Sử dụng thước đóng cố định hoặc thước dây, thước gỗ. Nếu dùng loại thước rời thì cần cố định thước vào tường hoặc một mặt phẳng đứng nào đó như cột nhà. Vạch số 0 của thước cần để sát với sàn nhà. Trẻ cần tháo bỏ giầy dép, mũ nón để có thể đo chuẩn xác nhất.
Khi đo, cha mẹ cần điều chỉnh cho con đứng thẳng, các bộ phân như đầu, vai, mông, chân….đều phải áp sát tường, hai tay để xuôi hai bên, mắt nhìn thẳng. Sử dụng thước để áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo và đọc chỉ số chiều cao của trẻ.
– Đo cân nặng:
Trước khi đo cân nặng, bạn cần cho trẻ cởi bỏ áo khoác, giầy dép, không mang những vật có trọng lượng nặng để cân nặng được tính chuẩn nhất. Thậm chí, bạn có thể để bé đi vệ sinh trước khi cân. Nên chọn cân điện tử để có độ chính xác cao, tránh sai kết quả đo.

3. Cách tính chỉ số BMI – Chiều cao cân nặng chuẩn

Cách tính chỉ số BMI

Cách tính chỉ số BMI

Ngoài bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi, để tính chiều cao, cân nặng chuẩn cho trẻ trong độ tuổi này, cha mẹ có thể áp dụng chỉ số BMI.  Chỉ số BMI là chỉ số đo chiều cao cân nặng chuẩn của con người, áp dụng cho cả nam và nữ. Đây là căn cứ quan trọng giúp đánh giá cân nặng và chiều cao của trẻ có phù hợp hay chưa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (mét). Cách nhận biết chỉ số BMI của cơ thể, như sau:
  • BMI < 18,5 : Người gầy
  • BMI = 18,5 – 24,9: Bình thường
  • BMI = 25: Thừa cân
  • BMI = 25 – 29.9: Tiền béo phì
  • BMI = 30 – 34,9: Béo phì độ I
  • BMI = 35 – 39.9: Béo phì độ II
  • BMI = 40: Béo phì độ III
Cách tính chỉ số BMI ở trẻ có một chút khác biệt so với người lớn, bởi trẻ có sự phát triển hằng năm. Bởi vậy, chỉ sổ BMI ở trẻ được hiểu là so sánh tương đối với trẻ cùng giới tính và độ tuổi.

4. Cân nặng chiều cao chưa phải là “thước đo” duy nhất của trẻ em khỏe mạnh

Bố mẹ nên quan tâm đến con trẻ

Bố mẹ nên quan tâm đến con trẻ

Mặc dù việc theo dõi chiều cao cân nặng của trên 10 tuổi rất quan trọng, thế nhưng hai chỉ số này lại không phải là “thước đo” duy nhất để đánh giá tình trạng triển cũng như sự khỏe mạnh của trẻ. Nếu thấy trẻ hơi thiếu cân, thừa cân, thiếu chiều cao một chút thì cũng chưa nên vội kết luận rằng trẻ kém phát triển hoặc béo phì. Nên kết hợp việc đánh giá chiều cao, cân nặng cùng với một số chỉ số khác như: chỉ số chiều cao cân nặng, chỉ số BMI, chỉ số vận động….
Theo tổ chức y tế thế giới WTO, nên đánh giá sự phát triển của trẻ ở một số khía cạnh như: phát triển toàn diện, cân đối, phát triển vận động và yếu tố di truyền. Do đó, ngoài bảng chiều cao cân nặng, cha mẹ nên tìm hiểu và theo dõi sự phát triển của trẻ một cách toàn diện nhất.

5. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con trẻ

Vận động giúp trẻ tăng trưởng chiều cao

Vận động giúp trẻ tăng trưởng chiều cao

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con trẻ giúp cha mẹ có thể nuôi con đúng và tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy sự phát triển chậm của trẻ thì cha mẹ có thể tác động vào một số yếu tố để bé cao lớn, nặng cân hơn.
– Gen di truyền: Gen di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 23% đến chiều cao của trẻ, còn lại do nhiều yếu tố khác chi phối. Gen là yếu tố không thể thay đổi được, do đó không thể tác động đến gen để làm tăng chiều cao của trẻ.
– Sự chăm sóc của bố mẹ: Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ và ông bà, người giữ trẻ có tác động lớn đến tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ được chăm sóc tốt từ bố mẹ sẽ thúc đẩy chiều cao phát triển nhanh hơn.
– Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn thai kỳ: Trong quá trình mang thai, dinh dưỡng và sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phá triển của thai nhi. Nếu người mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng thì con sinh ra đủ ngày đủ tháng, phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, trẻ sinh thiếu tháng hoặc dinh dưỡng không đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao sau này.
– Dinh dưỡng và môi trường: Dinh dưỡng đóng vai trò là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Để trẻ đạt được chiều cao như mong muốn, nên cho trẻ ăn uống đủ chất, lành mạnh, không ăn những đồ ăn có hại. Dinh dưỡng sẽ tác động đến mật độ xương, kích thích chiều cao tăng tưởng nhanh. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các yếu tố như khí hậu, môi trường sống để thể chất của trẻ phát triển tốt.
– Bệnh lý: Các bệnh lý ở trẻ hoặc việc phẫu thuật cũng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trẻ mắc các bệnh lý mãn tính sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển của trẻ, khiến chiều cao tăng chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
– Vận động, thể thao: Các trò chơi vận động như đá cầu, đá bóng, nhảy dây, bơi lội…rất có lợi cho việc phát triển thể chất cũng như chiều cao của trẻ. Việc vận động giúp hệ cơ xương khớp phát triển, giúp chiều cao của trẻ được cải thiện.

6. Những cách giúp giúp trẻ cải thiện chiều cao

Chiều cao là yếu tố có thể can thiệp được nếu như cha mẹ chú trọng việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi. Do đó, nếu nhận thấy trẻ kém phát triển hơn so với bạn khác cùng giới tính, độ tuổi thì cha mẹ có thể tác động bằng những cách dưới đây:
–  Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm đóng hộp
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm cay nóng, thực phẩm đóng hộp
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mẹ cần bổ sung lượng chất đạm, canxi và các loại sữa giúp trẻ tăng trưởng chiều cao:
  • Bổ sung lượng chất đạm cần thiết: Đạm giúp phát triển mạnh về thể chất và chiều cao. Đạm có trong một số thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, các loại đậu, cá….Đồ ăn nhiều đạm nên chiếm từ 14-15% khẩu phần ăn trẻ nạp vào cơ thể trong ngày.
  • Đừng quên bổ sung canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Cung cấp canxi đầy đủ giúp tăng mật độ xương, cho xương chắc khỏe, tránh các bệnh xương khớp sau này. Mỗi ngày cần khoảng 1000 -1200mg canxi để trẻ phát triển.
  • Bổ sung các loại sữa tăng chiều cao: Sữa tăng chiều cao chứa một hàm lượng lớn canxi, vitamin D và các khoáng chất có lợi cho xương, thúc đẩy chiều cao phát triển. Sữa tăng chiều cao rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu và sở thích của trẻ.
– Vận động thường xuyên: Vận động, rèn luyện cơ thể có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hormon tăng trưởng, thúc đẩy chiều cao ở trẻ. Cần chọn chế độ vận động phù hợp, tránh vận động quá sức sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chấn thương. Nên chọn một số môn thể thao có lợi cho chiều cao như: chạy, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây…
Xem ngay: Gợi ý 2 bài tập tăng chiều cao của Nhật đơn giản, hiệu quả
– Ngủ sớm mỗi ngày: Ngủ sớm giúp quá trình sản sinh hormone tăng trưởng cơ thể không bị gián đoạn. Nếu thức khuya, quá trình này sẽ bị cản trở và chiều cao tăng trưởng chậm hơn.
– Tránh xa chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá…và các chất kích thích khác gây hại cho sức khỏe nói chung và cấu trúc xương nói riêng, khiến chiều cao của trẻ tăng trưởng chậm. Do đó, cần tránh xa những chất này để thể chất phát triển toàn diện nhất.
– Kiểm soát cân nặng: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với chiều cao bởi trẻ béo thì sẽ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn so với những trẻ không bị thừa cân. Bởi vậy, nên kiểm soát cơ thể một cách nghiêm ngặt để tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
– Tiếp xúc với ánh nắng: Ánh nắng mặt trời cung cấp một lượng lớn vitamin D – đây là chất cần thiết để cơ thể hấp thu canxi một cách dễ dàng. Mỗi ngày, trẻ nên dành 10-15 phút vào mỗi sáng sớm trước 8h sáng để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể cao lớn hơn.
– Tránh uống nước ngọt, có gas: Nước ngọt và các đồ uống có gas có thể gây béo phì và gây loãng xương. Các chất có trong nước ngọt có gas ảnh hưởng đến các khoáng chất trong cơ thể, thêm vào đó là chúng chứa nhiều phốt pho (cản trở việc hấp thụ canxi) nên gây ra tình trạng loãng xương và làm chiều cao chậm phát triển.
– Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ: Đồ ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, gây ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao. Bên cạnh dó, các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường có tác động xấu đến quá trình sản sinh hormone tăng tưởng, khiến chiều cao phát triển chậm.
– Không mặc đồ quá chật: Quần áo chật cản trở quá trình lưu thông máu, làm cho trẻ ngủ không sâu giấc, khiến cho quá trình sản sinh ra hormone tăng trưởng của cơ thể bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao.
– Không ăn quá mặn: Việc ăn mặn thúc đẩy cơ thể nạp thêm nước để giải khát. Sau đó là quá trình đào thải muối ra khỏi cơ thể, điều này cũng khiến cho canxi bị đào thải ra ngoài nên ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao của trẻ.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi cùng những thông tin trên đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ. Nhờ đó, cha mẹ có can thiệp vào quá trình phát triển đó, giúp trẻ khỏe mạnh và có một thân hình cân đối. Ngoài ra, đây cũng là một cách thiết thực thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ đối với con cái, giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết hơn.
Tham khảo ngay:
Top 5 loại kẹo tăng chiều cao tốt nhất cho trẻ em hiện nay
Top 6 cách tăng chiều cao ở tuổi 16 nam và nữ nhanh chóng
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *