Thông qua nghiên cứu, khảo sát và thống kê, các nhà khoa học đã tính ra bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi giúp ba mẹ có cơ sở để đáp ứng tiêu chuẩn tăng trưởng cho con. Để không còn băn khoăn “chiều cao, cân nặng bao nhiêu là vừa với con tôi”, xin mời ba mẹ tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi

Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được nhiều ba mẹ quan tâm bởi có nhiều điều lý thú và sự thay đổi ngạc nhiên. Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi, ba mẹ sẽ nhận biết được những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

– Trẻ mới sinh:
  • Với bé gái, trung bình dài 49,1cm, nặng  3,2kg
  • Với bé trai, trung bình dài 49,9cm, nặng 3,3kg
Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm
– Chào đời 4 ngày tuổi:
Cân nặng của bé sẽ giảm xuống khoảng 5-10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân là do bé bị mất nước, dịch của cơ thể khi bé đi tiểu và đi ngoài. 
– Từ 5 ngày – 3 tháng tuổi:
Trung bình bé sẽ tăng khoảng 15-28g mỗi ngày trong suốt khoảng thời gian này.
Thời điểm 3 tháng tuổi, bé gái sẽ dài khoảng 59,8cm, nặng khoảng 5,8kg. Còn với bé trai, dài khoảng 61,4cm, nặng khoảng 6,4kg.
– Từ 3-6 tháng tuổi:
Trung bình mỗi 2 tuần bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng tuổi, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh. Bé trai dài khoảng 67,6cm, nặng khoảng 7,9kg. Bé gái dài khoảng 65,7cm, nặng khoảng 7,3kg.
– Từ 1 tuổi trở lên:
Thông thường, đây là thời điểm bé tập đi. Sự tăng trưởng và phát triển của bé lúc này không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng của bé vẫn tăng lên khoảng 225g, chiều cao lên khoảng 1,2cm. 
Bé trai lúc 1 tuổi đạt chiều cao 75,7cm, cân nặng khoảng 9,6kg. Bé gái lúc 1 tuổi đạt chiều cao 74,0cm, nặng khoảng 8,9kg.
– Từ 2 tuổi trở lên:
Trẻ cao thêm khoảng 10cm, cân nặng tăng khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Bác sĩ có thể đưa ra dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi và khi lớn lên chính xác hơn.
Bé trai lúc 2 tuổi đạt chiều cao 87,1cm, cân nặng khoảng 12,2kg. Bé gái lúc 1 tuổi đạt chiều cao 86,4 cm, nặng khoảng 11,5kg.
– Từ 3-4 tuổi:
Lượng mỡ trên mặt của trẻ sẽ giảm đi nhiều. Chân tay của trẻ phát triển hơn nhiều nên nhìn bé có vẻ cao hơn, “dỏng” người hơn, không còn bụ bẫm như lúc còn nhỏ.
– Từ 5 tuổi trở lên:
Chiều cao của bé từ giờ sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt chiều cao ở tuổi trưởng thành cho đến khi 17 tuổi.

2. Cách tính chỉ số BMI – Chiều cao cân nặng chuẩn

BMI – chỉ số xác định tình trạng cơ thể có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không.
– Công thức tính: BMI = Cân nặng / (Chiều cao x Chiều cao);
Trong đó:
  • Cân nặng tính bằng kilogam (kg)
  • Chiều cao tính bằng mét (m)
– Cách nhận biết chỉ số BMI của cơ thể
Chỉ số BMINhận biết cơ thể
BMI < 18,5Người gầy
BMI = 18,5 – 24,9Người bình thường
BMI = 25Người thừa cân
BMI = 25 – 29,9Người tiền béo phì
BMI = 30 – 34,9Người béo phì độ 1
BMI = 35 – 39.9Người béo phì độ 2
BMI = 40Người béo phì độ 2

3. Cách xác định trẻ bị bị nhẹ cân, thấp còi

Xác định trẻ thấp còi dựa vào 3 tiêu chí

Xác định trẻ thấp còi dựa vào 3 tiêu chí

– Trẻ từ 0-59 tháng tuổi: Xác định suy dinh dưỡng dựa trên 3 chỉ số:
  • Chỉ số cân nặng theo tuổi <-2SD: Đạt khoảng 80% so với chuẩn cân nặng trung bình → Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính – gầy còm
– Trẻ từ 5- 18 tuổi: Xác định dựa trên chỉ số BMI
  • BMI <-2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < -2SD: Đạt khoảng 90% chuẩn trung bình → Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

4. Hướng dẫn cách đo chiều cao cho cả bé trai và gái

Cách đo chiều cao cho bé

Cách đo chiều cao cho bé

– Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Cho trẻ nằm ngửa sao cho đầu trẻ chạm sát một cạnh của thước đo
  • Một tay giữ đầu trẻ thẳng, sao cho mắt nhìn thẳng lên phía trần nhà.
  • Một người giữ cho 2 đầu gối của trẻ thẳng ra, kéo mảnh gỗ để áp sát vào 2 gót bàn chân thẳng đứng.
  • Cuối cùng, đọc và ghi kết quả gồm số cm và số lẻ.
*Lưu ý: Các bác sĩ khuyến khích đo chiều cao cho trẻ mỗi tháng 1 lần trong năm đầu tiên. Lấy bảng cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi phía trên làm cơ sở để theo dõi chiều cao của con nhé.
– Đối với trẻ trên 2 tuổi
Lúc này, bạn có thể đo chiều cao của bé với thước đo chiều cao cố định đóng vào tường.
  • Cho trẻ đứng sát vào tường, nơi có vị trí thước đo được để sẵn. Thước đo phải được cố định, thẳng, vuông góc, vạch số 0 phải sát với sàn nhà.
  • Khi đó cho trẻ, không mang giày dép, cho trẻ đứng thẳng người, lưng, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường. Mắt nhìn thẳng về phía trước, hai tay áp vào hai bên đùi.
  • Người đo dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu của trẻ sao cho vuông góc với thước đo.
  • Cuối cùng, đọc và ghi kết quả gồm số cm và số lẻ

5. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con trẻ

Thói quen vận động ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Thói quen vận động ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

– Gen di truyền
Chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi hay lớn hơn phụ thuộc nhiều vào chiều cao và cân nặng của bố mẹ. Yếu tố này quyết định đến 23% chiều cao của trẻ sau này.
Mặt khác, cân nặng, lượng mỡ thừa trong cơ thể bố mẹ và nhóm máu cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển thể chất của trẻ.
– Dinh dưỡng và môi trường
Để đảm bảo cân nặng và chiều cao cho trẻ, sau khi trải qua giai đoạn sơ sinh, trẻ không còn bú mẹ, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con khi con chuyển sang ăn uống như người lớn.
Các chất quan trọng cần được bổ sung: Vitamin D, canxi, axit folic, chất béo, chất xơ, sắt,… hỗ trợ quá trình phát triển khung xương của trẻ, giúp trẻ có khung xương chắc chắn. Từ đó, cân nặng và chiều cao của trẻ cũng sẽ tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, ba mẹ cần đảm bảo môi trường sống của con trong lành, không ô nhiễm môi trường hay nguồn nước và tiếng ồn.
– Bệnh lý
Nếu khi còn nhỏ, trẻ mắc phải bệnh lý mãn tính, khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Nhất là nếu trẻ đã từng trải qua phẫu thuật lớn cũng rất dễ gặp phải các vấn đề về phát triển thể chất về sau.
– Sự chăm sóc của bố mẹ
Sự quan tâm của ba mẹ, sự gần gũi của người chăm sóc trực tiếp trong giai đoạn từ sơ sinh đến khi dậy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ trong tương lai.
– Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn thai kỳ
Có một thông tin thú vị, ngay từ khi bắt đầu hình thành bào thai, đến khi con chào đời, mẹ và bé có mối liên hệ rất chặt chẽ. Sức khỏe, tinh thần của mẹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của con sau này.
Ví dụ, nếu mẹ giữ được tinh thần thoải mái, vui vẻ, con sinh ra cũng được hưởng tâm lý tốt và ngược lại. Mẹ lo âu, căng thẳng, áp lực sẽ khiến con sinh ra tư duy và vận động chậm hơn, chiều cao cân nặng trẻ dưới 10 tuổi cũng sẽ bị ức chế phát triển.
– Vận động, thể thao
Cho trẻ chơi các môn thể thao cải thiện chiều cao như bóng rổ, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, đạp xe.
Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, không thức khuya vì giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ ngủ sớm giúp kích thích phát triển chiều cao và khung xương tốt hơn những bé thức khuya thường xuyên.

6. Bí quyết giúp trẻ cải thiện chiều cao

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp trẻ phát triển chiều cao

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp trẻ phát triển chiều cao

Để giúp bé phát triển chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi, các bố mẹ hãy áp dụng các bí quyết dưới đây nhé:
– Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D giúp xương phát triển, thúc đẩy quá trình tăng chiều cao nhanh chóng hơn.
– Vận động thường xuyên: Tập đều đặn và tăng dần cường độ tập các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, yoga, bóng rổ, bóng chuyền để thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh hơn.
– Ngủ sớm mỗi ngày: Nên ngủ trước 22h mỗi ngày để không làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể.
– Tránh xa chất kích thích: Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá vì ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, chiều cao tăng trưởng chậm.
– Kiểm soát cân nặng: Những đứa trẻ béo phì thường có chiều cao lúc trưởng thành thấp hơn so với những người có vóc dáng cân đối. Vì thế, để đạt được chiều cao, cân nặng chuẩn trong tương lai, hãy chú ý cải thiện vóc dáng cơ thể nhé.
– Tiếp xúc với ánh nắng: Vì ánh nắng mặt là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Mỗi ngày chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10-15 phút đã giúp xương phát triển, tăng chiều cao hiệu quả.
– Tránh uống nước ngọt, có gas: Vì những loại loại nước này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và vóc dáng cơ thể. Bạn không nên cho con trẻ uống loại nước uống này nếu muốn phát triển chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi nhanh nhé.
– Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ: Những thực phẩm này có tác động tiêu cực đến quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể, cản trở sự phát triển chiều cao của bạn.
– Không mặc đồ quá chật: Quần áo chật làm cản trở quá trình lưu thông máu cũng như khiến bạn khó chịu, ngủ chập chờn, không sâu giấc, cản trở quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể.
– Không ăn quá mặn: vì phải cần nhiều nước để đào thải muối ra khỏi cơ thể, khiến canxi trong cơ thể cũng bị đào thải ra ngoài theo.
– Bổ sung các loại sữa tăng chiều cao: Hiện nay trên thị trường các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau sữa Asumiru Nhật Bản, dành cho trẻ từ 3-16 tuổi, không chỉ bổ sung canxi mà còn thúc đẩy hấp thu canxi, đưa canxi đến xương hoàn hảo nhất. 
Trên đây là những thông tin hữu ích về bảng chiều cao cân nặng của trẻ 10 tuổi, và các độ tuổi phát triển khác cũng như bí quyết giúp bạn sớm đạt chiều cao chuẩn trong tương lai. Ngoài phương pháp này, bạn cũng có thể tham khảo thêm dòng sữa tăng trưởng chiều cao tại Shop Nhật Bản để hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả nhất nhé.
Mời đánh giá

NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *