Đồ ngọt rất dễ ăn, là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không lại khiến nhiều người lo lắng. Nếu bạn là tín đồ “hảo ngọt” hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để có kế hoạch kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường nhé!
Xem thêm:
1. Mối liên hệ giữa đường trong thức ăn và đường trong máu
Mối liên hệ giữa đường trong thức ăn và đường trong máu
Lượng đường trong máu là đến từ thức ăn, có thể dưới dạng trực tiếp như đường tinh luyện, nước ngọt, trái cây ngọt, siro hoặc qua các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, phở, miến. Các loại này sau khi được tiêu hóa tại dạ dày, đường sẽ hấp thu vào máu.
Tuy nhiên, chỉ có một lượng đường vừa phải được giữ lại trong máu để sẵn sàng chuyển hóa khi cơ thể cần thêm năng lượng. Còn phần lớn, đường trong máu được gắn với insulin do tuyến tụy tiết ra, đi tới các tế bào để chuyển thành năng lượng.
2. Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
Ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo chứa nhiều đường không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đây là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn tiến triển bệnh tiểu đường vì khiến cho lượng đường được hấp thu trong máu cao hơn, từ đó làm cho khả năng mắc bệnh cũng cao hơn.
Ăn nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu tăng đột ngột, tuyến tụy phải hoạt động tích cực hơn để giải phóng insulin giúp hạ đường huyết.
Nếu thường xuyên ăn đồ ngọt mỗi ngày sẽ khiến tuyến tụy luôn trong trạng thái phải hoạt động hết công suất, dần dần dẫn đến giảm chức năng của tuyến tụy.
Bởi vậy, nhiều người lo lắng ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không là điều hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng không phải đúng hoàn toàn như vậy.
Lạm dụng đồ ngọt sẽ mắc bệnh tiểu đường là không sai. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu trên những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, đa phần mắc bệnh là do lạm dụng đường và đồ ngọt trong chế độ ăn uống. Việc ăn đồ ngọt có bị tiểu đường không còn phụ thuộc vào việc sử dụng đồ ngọt như thế nào.
Cơ thể chúng ta luôn cần đường để chuyển hóa đường thành năng lượng, phục vụ cho hoạt động sống hàng ngày. Những người bệnh tiểu đường chỉ sử dụng một phần hoặc thậm chí không sử dụng glucose tạo năng lượng, phần lớn còn lại lưu trữ trong máu nên lượng đường tăng cao trong máu.
3. Ăn bao nhiêu đường để hạn chế nguy cơ bị tiểu đường?
Lường đường cho phép cần bổ sung
Nếu bạn lo lắng ăn nhiều đường có bị tiểu đường không, muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy lưu ý tới lượng đường bạn có thể sử dụng hàng ngày dưới đây:
-Khuyến cáo nam giới không nên ăn quá 9 thìa cà phê đường (khoảng 36g) mỗi ngày. Còn nữ giới không nên ăn quá 6 thìa cà phê đường (khoảng 25g).
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tính toán bằng một số mẹo sau:
Nấu ăn ở nhà giúp bạn định lượng dễ dàng hơn lượng đường nạp vào ra sao, thay vì mua đồ chế biến sẵn ở ngoài.
Thay đường tinh luyện bằng các loại tạo ngọt thảo mộc như: đại hồi, tiểu hồi, thảo quả.
Hạn chế uống nước ngọt, kể cả nước ngọt cho người ăn kiêng vì loại nước này chứa chất tạo ngọt nhân tạo, tuy không trực tiếp gây tăng đường máu nhưng gây tăng kháng insulin.
Nên sử dụng các loại trái cây, thực phẩm ít đường như: sữa chua không đường, các loại hạt, rau xanh, trái cây tươi, nhất là trái cây chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, miến, phở trong bữa ăn vì khi được tiêu hóa cũng sẽ chuyển thành đường.
4. Kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn hiệu quả
Kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn hiệu quả
Có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Vì thế, bên cạnh việc phòng ngừa bệnh, cần kiểm soát được lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
– Bữa ăn nên bao gồm cả protein, chất béo và chất xơ: Chế độ ăn uống hợp lý có khả năng hạn chế sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu. Trong bữa ăn chứa cả protein, chất béo, chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, hạn chế tình trạng đường máu cao quá mức sau bữa ăn.
– Nên tránh hoặc giảm thiểu lượng đồ ăn và đồ uống ngọt: Tinh bột, đường thường có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, sữa, đồ ngọt, trái cây, rau củ có tinh bột. Các chất bột đường này sẽ chuyển hóa thành đường trong máu nhanh hơn những loại thực phẩm khác, tiềm tàng nguy cơ tăng đường huyết. Vì vậy, để kiểm soát mức đường huyết, người bệnh tiểu đường phải thường xuyên theo dõi lượng chất bột đường trong khẩu phần ăn của mình, kể cả bữa ăn chính, món ăn vặt vì thực phẩm chứa tinh bột đường cao sẽ có nhiều tác động lên đường huyết.
– Lên thời gian biểu cho các bữa ăn: Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, cố gắng giữ cho lượng đường trong máu ổn định bằng cách ăn sau mỗi 3-5 giờ. Ba bữa ăn chính bổ dưỡng mỗi ngày, kèm theo một vài bữa ăn phụ lành mạnh có thể giúp chỉ số glucose máu ổn định hơn.
Trên đây là những giải đáp liên quan tới vấn đề ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không. Qua đây, bạn cần rút ra kinh nghiệm khi lựa chọn bất kỳ thực phẩm nào đều phải lưu ý tới lượng đường hấp thụ vào cơ thể để kiểm soát đường huyết tốt nhất..
NHẬN TƯ VẤN TỪ SHOP NHẬT BẢN